Chùa tháp, đền miếu 1 Chùa cổ, Tháp cổ

Một phần của tài liệu tiểu luận lịch sử văn hóa việt nam (Trang 42)

1. Chùa cổ, Tháp cổ

_Chùa tháp là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo vì vậy cấu tạo và bố cục của chúng cũng thể hiện rất rõ điều đó

+ Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong một danh sách dài.

Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày khánh thành đều là những thời điểm có ý nghĩa trong đời sống nhân dân làng quê Việt Nam. Thường có những nghi lễ đặc biệt trong những ngày này.

Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.

Trong chùa hay bày trí những tượng phật và các pháp bảo. Nhiều ngôi chùa cổ có giá trị nhờ

lối kiến trúc độc đáo cũng như những họa tiết được khắc một cách tỉ mỉ, công phu trên các cột, bờ tường….

* Chùa bút tháp: Đây là một trong không nhiều ngôi chùa cổ, có quy mô kiến trúc lớn của Đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam, một hướng truyền thống của người Việt. Đối với đạo Phật hướng Nam là hướng của trí tuệ, của bát nhã. Cụm kiến trúc trung tâm ở Chùa Bút Tháp bao gồm 8 đơn nguyên chạy xong hành được bố trí đăng đối trên một đường "Thần Đạo" và được bao bọc bởi hai dãy hành lang chạy suốt dọc chùa ở hai bên, đó là tòa Tiền Đường Thượng Điện, cầu đá tòa Thích Thiện Am Trung Đường, phủ thờ nhà Hậu Đường và hàng tháp đá. Sự bố trí chặt chẽ ở khu vực trung tâm này thể hiện một nội dung tư tưởng về giáo lý của đạo Phật. Phật điện của chùa gần như nguyên sơ của chùa cổ Việt Nam, gồm 10 nếp nhà nằm trên một trục dài hơn 100 m. Qua cửa Tam quan, đến gác chuông hai tầng, tám mái.

Chùa chính với 3 dãy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công". Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng.

Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông sinh động và độc đáo. Trang trí được thể hiện ở mọi nơi trên các chất liệu gỗ và đá, ở kiến trúc và ở các đồ thờ. Đặc biệt trên lan can tòa Thượng Điện có 26 bức chạm khắc đá, trên lan can cầu đá nối với Tòa Thích Thiện Am có 12 bức và ở lan can quanh chân tháp Báo Nghiêm có 13 bức. Như vậy tổng cộng các bức trạm khắc đá ở chùa Bút Tháp là 51 với những đề tài khác nhau, nhưng đều thống nhất với nhau ở mặt chất liệu, phong cách và thống nhất về niên đại.

Hình ảnh chạm khắc ở đây sống động tươi vui hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và đặc biệt mang đậm nét tính chất nghệ thuật thiền. Các bức chạm đều tập trung về đề tài thiên nhiên phong phú sinh động như Tứ Linh Quý.

*Chùa một cột: là sản phẩm của sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của những người thợ cổ xưa. Chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào năm 1049. Chùa cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trùng tu. Đợt trùng tu lớn nhất xảy ra sau khi quân đội Viễn chinh Pháp đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột năm 1945. Trải qua nhiều thăng trầm, chứng kiến nhiều bước ngoặc của lịch sử dân tộc Việt Nam, chùa mang một dáng vẻ cổ kính, Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu

ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh như tinh thần của con người việt nam mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.

Ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều những ngôi chùa cổ như thế. Đa phần trong số đó đều có đặc điểm chung là lối kiến trúc mở gần gũi với thiên nhiên, giúp con người cảm thấy thoải mái, tịnh tâm. Những

họa tiết được chạm trổ một cái điêu luyện đều mang hơi hướng phật giáo, tâm linh thể hiện được quan niệm phong thủy, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam

Ngoài chùa thì những ngọn tháp cổ cũng là những biểu tượng văn hóa qua các thời kì. Đó cũng

thể hiện sự phong phú của các giai đoạn, các nền văn hóa khác nhau dọc theo lãnh thổ Việt Nam

+ Văn hóa Chăm pa: Văn hóa Chăm pa tập trung chủ yếu ở miền trung Việt Nam. Trải qua 16 thế kỉ, những công trình kiến trúc của một nền văn minh giờ chỉ còn những di tích vỡ vụn chấm phá cho một bức bích hoaj của nền văn minh đang dần suy tàn và mai một. đặc điểm chung của những công trình này là sử dụng gạch đất nung và không sử dụng một chất liệu kết dính nào. Trên bờ của những tòa tháp đêu được khắc những hình người đang nhảy múa, hình những con vật, những vị thần linh .. đều thể hiện được những quan niệm thẩm mĩ, tín ngưỡng của người chăm cổ xưa.

2. Đền, Miếu

_ Gần giống như chùa chiền, Những ngôi đền miếu được dân gian xây dựng nhằm mục đích thờ cúng

thần linh, tiên, phật, hoặc những nhân vật có công với đất nước , hay có vị trí quan trọng trong long người dân. Đền, miếu thường được xây dựng ở nơi có phong thủy tốt, không khí yên tĩnh.

Một phần của tài liệu tiểu luận lịch sử văn hóa việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w