0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

PHẦN 5: HIỆN TRẠNG VỀ KIẾNTRÚC CỔ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 49 -49 )

V. Quân sự quốc phòng

PHẦN 5: HIỆN TRẠNG VỀ KIẾNTRÚC CỔ Ở VIỆT NAM

1.Di tích kiến trúc cổ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong hệ thống di sản văn hóa lịch sử của cả nước.

- Trong hệ thống đô thị Việt Nam có hàng loạt các thành phố, các trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ðà Nẵng hay một số đô thị đặc biệt như Sa Pa, Tam Ðảo, Ðà Lạt... đều chứa đựng những di sản kiến trúc có giá trị. Rồi những trung tâm cổ như làng Cả (Việt Trì), Cổ Loa, Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thành Gia Ðịnh, v.v. Có thể nói di sản kiến trúc lớn nhất, tiêu biểu nhất nằm ở hệ thống đô thị, tiêu biểu là các kinh đô cổ, rồi đến các đô thị đặc thù. Trong từng đô thị lại có khu vực trọng điểm, thí dụ Hà Nội có khu vực Thành cổ, khu phố cổ, khu phố cũ. Huế thì có khu Ðại nội, khu vực lăng tẩm phía nam sông Hương... Trong những khu vực như vậy lại có trọng điểm. Thí dụ như Hoàng thành Thăng Long chẳng hạn, tiêu biểu nhất, hạt nhân nhất chính là điện Kính Thiên... Ðối với những di tích cụ thể, thì giá trị nằm ở không gian cảnh quan, chi tiết kiến trúc và nội thất...

- Hiện nay, qua kiểm kê sơ bộ, cả nước có hơn 40 nghìn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nói chung. Trong đó di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm khoảng hơn 40%. Tuy nhiên con số đó chỉ là tương đối thôi.

-Trong số hơn bốn vạn di tích lịch sử văn hóa,kiến trúc nghệ thuật nói chung,chúng ta chỉ mới xếp hạng hơn 4000 thôi.Trong đó ,có 23 di tích quốc gia đặc biệt,hơn 4000 di tích cấp tỉnh.

2.Tuy nhiên nhiều năm qua,loại hình di tích này đang bị mai một,lãng quên và mất mát khá lớn.

Dưới đây xin được đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu đi kèm với các dẫn chứng cụ thể để làm rõ vấn đề này.

*”Làm mới” kiến trúc cổ.

Gác khánh trăm năm thành... đống củi, thềm đá rêu phong bỗng hóa... mới tinh. Ðó là hình ảnh đau lòng khi người ta về chùa Trăm Gian những ngày này. Nhưng nếu chọn một hình ảnh ấn tượng nhất về những sự kiện diễn ra với ngôi chùa nổi tiếng xứ Ðoài ấy thì hình ảnh những người dân quê hăng hái dỡ chùa cũ, xây chùa mới trở nên nổi bật hơn hết...

Ngôi chùa đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia ngay từ những đợt đầu Nhà nước ta công nhận di tích. Người dân Tiên Lữ biết điều ấy.Chủ sở hữu đích thực của di tích chính là nhân dân. Nhưng chính "ông chủ" ấy, bỗng chốc lại trở thành kẻ "phá hoại" di tích của mìn. Trước khi có Luật Di sản Văn hóa, nước ta đã có Pháp lệnh để bảo vệ những di sản, di tích này. Nhưng mấy mươi năm qua, đã có bao nhiêu người dân có cơ hội tìm hiểu về những điều luật này?Nguyên nhân chính là chỉ có một số ít có cơ hội để tìm hiểu về những điều luật này,đa số người dân còn lại chưa được nghe các nhà chuyên môn nói về giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, lịch sử .

Chùa Trăm Gian nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và nét đẹp cổ kính.

Chùa Trăm Gian bị "làm mới".

Có một sự nhầm lẫn trong nhận thức tồn tại khá lâu, mà chúng ta thường né tránh.Ðó là nhầm lẫn về chủ sở hữu của di sản.Người ta thường hiểu lầm những người trông nom nơi di tích là chủ sở hữu của di tích.Với tư duy ấy, hiện tượng xây dựng tùy tiện trong nơi thờ tự xảy ra là một tất yếu.

Việc hiểu lầm, hoặc cố tình hiểu lầm về vai trò chủ sở hữu dẫn đến nhiều hậu quả tai hại..Với cách xử lý không dứt khoát như thế tồn tại trong thời gian dài, nên nhiều người không cảm thấy bất ngờ khi chùa Trăm Gian bị phá đi xây mới. Thậm chí, có người còn nói đùa rằng, nếu cứ thế này, thì dù trăm gian, chứ nghìn gian hay vạn gian, người ta cũng phá được.

Việc phục hồi nguyên trạng các hạng mục đã bị phá dỡ tại chùa Trăm Gian là điều gần như không thể.Vì khi tháo dỡ gác khánh, nhà tổ, người ta tiến hành với suy nghĩ là "đập đi, xây mới", coi cái cũ là thứ bỏ đi.Nó khác với quy trình hạ giải là đánh giá chất lượng các cấu kiện và cố gắng giữ lại những gì có thể. Nhưng chúng ta vẫn có thể cứu được những di tích khác, đang có nguy cơ trở thành những "chùa Trăm Gian" tiếp theo.

"Ðòn đau thì nhớ đời". Bài học quá đắt giá này có làm thay đổi cách thức quản lý, hành xử với di tích hay không, phụ thuộc vào chính chúng ta.Dỡ chùa Trăm Gian: Bài học đắt với quản lý di sản.

*Phá hủy kiến trúc cổ ,thay vào đó là xây dựng đình mới.

Di tích quốc gia Đình Ngu Nhuế đã bị hạ giải toàn bộ, thậm chí, đơn vị thi công còn dựng đình mới ở cách vị trí đình cũ gần 20m.

Đình Ngu Nhuế (thôn Vĩnh An, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) được khởi dựng từ thế kỷ XI, thờ đô đốc tướng quân Lê Bá Đại. Năm 1989, Đình Ngu Nhuế được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, dấu tích của một công trình kiến trúc nghệ thuật quốc gia đã không còn.Nhân danh trùng tu di tích, đình cũ đã hoàn toàn bị “xóa sổ”.Lãnh đạo xã Vĩnh Khúc còn chuyển đình mới vào vị trí sâu hơn, cách nền đình cũ gần 20m.

Di tích Ngu Nhuế trước khi “bị” trùng tu…

Hiện đình cũ chỉ còn lại chút dấu tích là tòa Hậu cung đã xập xệ, được phủ bạt tạm bợ.Trên nền đình cũ còn sót lại duy nhất một bệ cột bằng đá.Những cột gỗ có chạm khắc chữ Hán được người dân cho biết là công ty thực hiện hạ giải đã bỏ đi nên người dân xếp lại và yêu cầu xã phủ bạt che nắng mưa.

Theo nhiều người dân ở đây cho biết, nhiều hiện vật quý đã bị mất trong quá trình hạ giải ngôi đình như: 8 mắt rồng bằng đá quý, các đạo sắc phong…. Trong quá trình thi công, các râu rồng ở các vỉ kèo, cột đều bị cưa cụt đi để vừa với cột đình mới.Đình mới gần như không còn dấu tích của kiến trúc cũ.

Đình cũ đã tan hoang, việc dựng đình mới cũng dở dang khiến người dân Vĩnh Khúc không có đình để thực hiện tín ngưỡng suốt hai năm qua

Và đình mới ở vị trí mới

Đình Ngu Nhuế- di tích quốc gia khác bị hạ giải toàn bộ, dựng mới hoàn toàn ở địa điểm khác khiến nhiều người kinh ngạc. Kinh ngạc bởi trình độ quản lý của những cấp lãnh đạo xã, huyện, kinh ngạc bởi di sản cứ bị đối xử thô bạo liên tiếp như thế mà chưa có một hình thức khả dĩ nào để hạn chế. Phải chăng, Luật Di sản đang bị xem nhẹ hay thậm chí chưa được đưa vào thực tiễn!

Bảo vệ di sản văn hóa theo kiểu “dỡ ra xây mới” như thế có khác gì “bức tử” di tích!

*Di tích kiến trúc bị xuống cấp trầm trọng nhưng thiếu kinh phí trùng tu.Thêm vào đó,không đầu tư

nhưng lại muốn khai thác.

Làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) là ngôi làng cổ thứ hai được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, thế nhưng di sản quý báu này đang bị xuống cấp và biến dạng trầm trọng, nhiều nguy cơ bị xóa sổ.

-Thiếu kinh phí trùng tu: Làng Phước Tích đã được hình thành từ thế kỷ 15, các thế hệ dân cư đã xây

dựng nên ngôi làng với nét văn hóa cổ kính, cảnh quan kiến trúc mang đậm triết lý phương Đông, đặc biệt là hệ thống đình, chùa, đền, miếu và nhà rường cổ. Đến nay nơi đây còn lưu giữ 37 ngôi nhà rường cổ và hơn 12 nhà thờ họ cổ, có tuổi đời từ 100 đến 150 năm, đây là những ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo đặc trưng của nghệ thuật vùng văn hóa Huế và miền Trung.

Thế nhưng sự xuống cấp của các nhà rường cổ đang là điều đáng lo ngại. Trong số 37 ngôi nhà rường cổ, có đến hơn một nửa đã bị xuống cấp trầm trọng, tường mục nát, sụp đổ, mái ngói bị vỡ đổ, vì vậy nhiều gia đình đã thay loại ngói mới, điều này vô tình làm mất đi kiến trúc cổ xưa.

-Không đầu tư nhưng muốn khai thác :Hàng ngày vẫn có một số đoàn du lịch về Phước Tích tham quan

nhưng họ thường đi ngay vì ở đây hầu như không có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Ngoài những ngôi nhà cổ rêu phong xuống cấp, ở đây không có loại hình dịch vụ nào phục vụ nơi ăn chốn nghỉ cho du

khách, trong khi đường đi lại rất lầy lội, khó khăn… Chẳng những vậy, những người dân chân lấm tay bùn nơi đây cũng không mặn mà gì với du khách vì họ chưa thấy được hưởng lợi gì từ du lịch. Nếu để kéo dài tình trạng xuống cấp, không kịp thời bảo tồn, sửa chữa, chắc chắn không lâu nữa làng cổ Phước Tích với những ngôi nhà cổ có giá trị đặc biệt về mặt văn hóa này sẽ bị xóa sổ. Điều này không những là thiệt hại di sản quốc gia mà còn đánh mất đi tiềm năng du lịch hấp dẫn. Một vấn đề cũng cần tính đến: Muốn khai thác du lịch từ di sản quốc gia này, không thể bằng cách “ăn sẵn” mà phải có sự đầu tư đúng mức cho việc trùng tu, nâng cấp di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

*Người dân chưa có ý thức giữ gìn nên không chỉ làm lãng phí tài nguyên vật thể ,mà còn để những

ngôi nhà cổ dần mai một hoang tàn.Bên cạnh đó,còn thiếu sự tham gia quản lý của nhà nước.Dẫn đến nhiều di tích kiến trúc cổ bị lãng quên.

Hoài niệm một Paris giữa lòng Hà Nội

-Chỉ cách Hà Nội 15km, làng Cự Đà (Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây - nay là Hà Nội) có cả một khu làng biệt thự cổ bị lãng quên.

Con đường vào làng Cự Đà lát gạch sống trâu chạy quanh co, nằm trải dài, nép mình dọc con sông Nhuệ. Đường vào làng một bên là bờ sông, có bậc xuống bến; một bên là những ngôi nhà biệt thự kiến trúc Pháp màu rêu xám. Chừng ấy cũng đủ biết, Cự Đà xưa cự phú đến cỡ chừng nào. Nhưng gần đây, nhiều người mới biết tới làng Cự Đà với lối kiến trúc độc đáo. Giá trị nhất của Cự Đà là những ngôi nhà cổ được xây dựng theo kiến trúc Pháp cách đây ngót trăm năm cùng với hệ thống các đình chùa được xếp hạng di tích quốc gia. Thời điểm hiện tại, những biệt thự kiểu Pháp ở làng có đến vài chục chiếc, dẫu có biến dạng đi ít nhiều nhưng vẫn còn ghi đậm dấu ấn rất "Tây".

Ảnh bên : Những nét kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20 đan xen với nét cổ kính của cổng làng Việt xưa.

-Hơn nửa thế kỷ, những ngôi biệt thự ấy đã xuống cấp. Cũng hơi nghịch cảnh khi thấy cái vỏ nhà to đẹp này, nhưng bên trong lại bị ngăn ra bằng cót ép, hoặc bằng những bức tường xây con kiến. Cột gỗ, xà gỗ mục được chống tạm bợ bằng tre. Buồn nhất là một số ngôi nhà đã thay ngói Tây - ta lẫn lộn, thậm chí có khi còn được phủ tạm bợ bằng giấy dầu cho khỏi dột.

-Thế nên cũng là điều dễ hiểu khi bây giờ, xen kẽ những ngôi nhà cổ trong làng là những ngôi nhà cao tầng được xây theo kiến trúc hiện đại, đủ màu sơn và xu hướng ấy ngày càng phát triển lấn át sự tồn tại của những ngôi nhà cổ.

-Chỉ cho đến thời gian gần đây, khi nhận ra giá trị của làng, chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền người dân giữ gìn những văn hóa vật thể. Tuy nhiên là nhà của dân nên xã tích cực nhất cũng chỉ là cho người xuống "khuyên" người dân nên giữ nguyên hiện trạng. Rồi chính quyền xã cũng đã nỗ lực "khăn gói quả mướp" sang tận làng Đường Lâm để học về phát triển du lịch làng cổ, song có lẽ chỉ ngần ấy thôi là chưa đủ. Biệt thự cổ vẫn xuống cấp. Đa số các gia đình có nhà cổ chỉ sửa chữa nhỏ như chống dột, chống thấm, đảo ngói…

3.Việc trùng tu di tích tốn nhiều kinh phí,trùng tu méo mó.

Năm 2011, Bộ VH-TT&DL đề xuất một con số khổng lồ cho việc tu bổ, tôn tạo di tích: 11.000 tỉ đồng. Người bi quan thì lo cơ sự này, có lẽ đình chùa miếu mạo ở ta còn bị người ta dùng nhiều nghìn tỉ đồng làm mới, làm méo với mức độ ngày càng khủng khiếp.

Đó là chuyện xảy ra ở thành cổ Sơn Tây (Hà Nội), di tích quốc gia, tòa thành đá ong diễm lệ và nguyên vẹn nhất Việt Nam. Năm 1994, người ta bỗng nhiên phá đi cái cổng đẹp và cổ kính nhất của thành với hàng cây cổ thụ trùm xòa tuyệt mỹ, xây thế vào đó một cổng thành mới tinh bằng bêtông cốt thép, bên trên treo đèn nhấp nháy. Công luận cực lực lên án khi... sự đã rồi.

12 năm sau (2006), hai cổng còn lại của thành cổ Sơn Tây với cây đề, cây đa, cây si có hệ thống rễ như mãng xà cuồn cuộn ôm trùm những tầng gạch, đá ong cổ... “vô phúc” gặp một dự án trùng tu (gần 50 tỉ) khác đưa về cùng ùn ùn các kíp thợ và kiến trúc sư. Họ lên kế hoạch bằng văn bản, trả lời nhà báo bằng văn bản là sẽ phun hóa chất tiêu diệt “cây dại” trên những cổng thành cổ kính, đưa tòa thành trở về trạng thái khi nó vừa được... khánh thành.

Những dòng tít bức bối trên báo như “Bức tử thành cổ Sơn Tây” cùng lắm cũng chỉ làm “dự án” nọ dừng lại được bốn năm. Cuối đông 2010, người ta lại bỏ nhiều tỉ đồng xin được “xây lại” các bức tường thành cổ dài vài cây số vẫn xanh rì cây cổ thụ và đá ong nâu sậm của di tích quốc gia này. Họ bóc đá cũ,

xếp đá mới chất ngất. Báo Tuổi Trẻ lại lên tiếng bằng nhiều tin bài quyết liệt. Lãnh đạo Cục Di sản lên tận hiện trường, bảo đình chỉ thi công. Rồi người ta họp bàn, hội thảo. Cuối cùng thì “thành lũy đá ong mới” vẫn cứ mọc lên theo đúng kiểu “quyết làm xong dự án”, giải ngân một khoản tiền to.

Sau 16 năm, thành cổ Sơn Tây nay tường cao hào sâu mới toe, chỉ còn hai cái cổng cổ nguyên vẹn trong sự giám sát, bảo vệ của bà con Sơn Tây và những người tâm huyết.

4.Đẩy mạnh công tác quản lý,bảo tồn di sản,giúp người dân nhận thức đúng đắn hơn về ý nghĩa,giá trị di sản.

Hội An luôn đước nhắc đến là đô thị hóa diễn ra rầm rập khắp nơi.Danh hiệu di sản văn hóa thế giới là tấm giấy thông hành đưa Hội An thành điể đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước ,nhưng giữ họ lại lâu,khiến họ phải quay lại nhiều lần chính nhờ công sức đóng góp của cộng đồng cư dân địa phương gần 16.000 người đang sinh sống tại di sản này

Trước khi được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt cả không gian rộng lớn của quần thể di tích Mỹ Sơn, người dân đã từng ở các xã quanh vùng đã dựa vào Mỹ Sơn để mưu sinh theo nhiều cách: chăn thả trâu bò, trồng lúa nước và hoa màu, chặt củi đốt than, thậm chí có 12 hộ dân vào xây dựng nhà cửa, hàng quán kinh doanh tại địa điểm đón khách gần cầu Khe Thẻ.

Vậy nhưng, khu di tích Mỹ Sơn hiện nay được khoanh vùng bảo vệ trên cả diện tích rộng lớn, nhờ sự đồng thuận của cộng đồng, dù khác với Hội An, họ chưa được hưởng lợi nhiều từ di tích. Chỉ 5% tổng giá trị nguồn thu từ bán vé tham quan Mỹ Sơn được trích cho xã Duy Phú để đầu tư kết cấu hạ tầng và chăm lo cải thiện dân sinh. Người dân đã nhận thức đúng ý nghĩa, giá trị của di sản nên chấp nhận chia sẻ trách nhiệm với chính quyền là bài học hay của Mỹ Sơn cần được nhân rộng sang các tỉnh thành khác.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 49 -49 )

×