Khi đối phương đưa ra những lời chê trách, nếu có thể nhượng bộ thì nên nhượng bộ, quan trọng là không được làm cho quan hệ giữa hai bên nửa đường đứt gánh.
Trong đàm phán thương mại, hai bên luôn thăm dò thành ý của đối phương, tìm kiếm điểm yếu của đối phương, bởi vậy, thông thường, trong một phạm vi nhất định, phải tăng áp lực đối với đối phương ở một mức độ nhất định để thử đánh đổ đối phương, đôi khi loại áp lực này có thể là rất lớn. Khi đó, bạn phải thật bình tĩnh, không được sợ hãi trước áp lực mà đối phương đưa ra, tìm ra động cơ của đối phương, sau đó hãy đưa ra phản ứng.
Nếu đây là do hiểu nhầm thì hai bên nên giải thích lại quan điểm và ý kiến của phái mình để xóa bỏ sự hiểu nhầm, như vậy áp lực tự nhiên sẽ được xóa bỏ.
Nếu bạn đưa ra đề nghị với đối phương mà lại không nhận được sự đồng ý, không những thế đối phương còn đưa ra một loạt các ý kiến khác. Lúc này, bạn nên đưa ra câu hỏi với đối phương từ phương án của mình, yêu cầu anh ta phải coi trọng câu hỏi của bạn, cũng có nghĩa là bạn gia tăng áp lực đối với anh ta. Ví dụ bạn là bên bán, bên
mua có thể sẽ từ nhiều góc độ khác nhau để tìm ra vấn đề trong việc bán sản phẩm của bạn để gây áp lực. Lúc này, bạn phải kịp thời giải thích với đối phương những thông tin có liên quan về ưu điểm của sản phẩm, nhu cầu của thị trường, phản ánh của khách hàng… để tăng cường lòng tin đối với đối phương. Tuy rằng không chắc có thể thuyết phục ngay được đối phương nhưng có thể giảm bớt được áp lực, đồng thời có thể làm thay đổi thái độ cứng rắn của đối phương.