2. 1.1 Giai đoạn 1:Chuẩn bị chứng từ và chuẩn bị nhận hàng
2.2.1.1.1. Hợp đồng ngoại thương (Purchase Contract)
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
Về hình thức:
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Vienna 1980), hợp đồng ngoại thương bao gồm hình thức văn bản hoặc bằng bất cứ hình thức nào.
Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 có quy định “mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (thông tin được tạo ra, gửi và nhận bằng các phương tiện điện tử)…
Về nội dung:
Để đảm bảo tính hợp lệ của bộ chứng từ hải quan cũng như thuận tiện cho việc khai báo tờ khai, hợp đồng tối thiểu phải đảm bảo các nội dung sau:
- Thông tin về các chủ thể của hợp đồng (tên thương nhân, địa chỉ kinh doanh, điện thoại, fax, email, họ tên, chức vụ người đại diện…). Doanh nghiệp mở tờ khai
nhập khẩu (trong trường hợp không ủy thác nhập khẩu) phải là bên mua trên hợp đồng ngoại thương. Trừ trường hợp có văn bản ủy quyền, người đại diện ký kết hợp đồng phía nhà nhập khẩu phải là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp theo luật pháp Việt Nam.
- Chữ ký hoặc/và con dấu của các bên - Ngày, tháng và số hợp đồng
- Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất, xuất xứ, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng.
- Điều kiện thương mại quốc tế - Phương thức thanh toán - Đồng tiền thanh toán