Đẩy mạnh công tác đào tạo nguôn nhân lực

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thái bình (Trang 53)

Với dân số gần 1,8 triệu người, lực lượng lao động của Thái Bình đông đảo nhưng đa phần là lao động phổ thông, chưa được đào tạo một cách hợp lý, chuyên nghiệp nên chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay tuy có một đội ngũ trí thức đã tốt nghiệp ở các trường đại học nhưng phần lớn trong số này hiện đang làm việc tại Hà Nội và các tỉnh khác trong cả nước. Do vậy tỉnh cần có những chính sách khuyến khích và thu hút đội ngũ này trở về phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hơn nữa tỉnh cũng cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên ky thuật và công nhân có tay nghề theo hướng vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa đào tạo chuyên sâu.

FDI là một lĩnh vực mới mẻ lại đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao, trong khi đó kiến thức và kinh nghiệm của các nhà quản lý nhìn chung chưa nhiều. Từ thực tế công tác này những năm qua đã chỉ rõ sự yếu kém của đội ngũ cán bộ và công nhân ky thuật. Vì vậy tỉnh phải có kế hoạch đào tạo thường xuyên liên tục, trước hết là đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại và cán bộ trực tiếp tham gia công tác kinh tế đối ngoại và cán bộ tham gia trong liên doanh tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Các cán bộ làm công tác quản lý cần phải được trang bị những kiến thức kinh tế đối ngoại, am hiểu luật đầu tư và các luật lệ khác có liên quan, thông thạo ngoại ngữ, thông qua các hình thức đào tạo phù hợp như các khoá bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp đại học tại chức và sau đại học... Ngoài ra, tỉnh cần có kế hoạch, biện pháp quản lý, giúp đỡ bồi dưỡng thông qua các cuộc sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, hội nghị để giúp đội ngũ quản lý nâng cao trình độ.

Đối với đội ngũ công nhân ky thuật lành nghề, tỉnh cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo như mở các trường hướng nghiệp, dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm việc, phổ biến kinh nghiệm thường xuyên để nâng cao trình độ và chuyên môn nghề nghiệp.

Đối với lao động trẻ, tỉnh có thể đưa danh sách gửi đi đào tạo tại các trường trong và ngoài nước, sau đó các lao động này sẽ về làm việc cho tỉnh. Cần có chính sách khuyến khích và đầu tư cho các sinh viên của tỉnh đang theo học tại các trường đại học và trường dạy nghề trong cả nước, tạo điều kiện cho họ thấy được cơ hội khi về công tác tại tỉnh nhà.

Trước mắt, tỉnh cần mở các trung tâm, trường dạy nghề chuyên nghiệp theo các hình thức công lập, dân lập, bán công để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Có chính sách khuyến khích và thu hút các nhà khoa học và lao động lành nghề của các tỉnh bạn vào làm việc tại Thái Bình một cách hợp lý, đồng thời giảm bớt tình trạng di chuyển đội ngũ lao động khoa học và lao động tay nghề sang làm việc cho các tỉnh khác đặc biệt là Hà Nội.

KẾT LUẬN

Hiện nay, chúng ta đang ở trong một thế giới ngày càng mang tính toàn cầu hoá, không một nước nào có thể tồn tại và phát triển trong sự biệt lập về kinh tế. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư ngày càng trở nên năng động và luôn có diều kiện so sánh môi trường đầu tư và kinh doanh giữa các khu vực và các nước để quyết định hoạt động đầu tư của mình.

Thái Bình cũng như các địa phương khác trong cả nước đang phải đương đầu với một thách thức rất lớn là các nước trong khu vực đang cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và trên thực tế thì nhiều nước đang thực sự "trải thảm đỏ" mời các nhà đầu tư. Khi mà quốc tế hoá đời sống kinh tế - xã hội đã và đang có xu thế khách quan của thời đại thì sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi và có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu thu hút vốn FDI phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tỉnh cần phải xác định rõ chủ trương, quan điểm và các giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trên cơ sở cân nhắc ky lưỡng những lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh của mình.

Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp này, những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Thái Bình còn ở mức độ nhất định song nếu thực hiện tốt các giải pháp này sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao với các điạ phương trong cả nước cũng như với các nước khác trong việcthu hút nguồn vố quan trọng này, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu thu hút FDI của tỉnh, xây dựng Thái Bình thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển vững mạnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thái bình (Trang 53)