Cải cách hành chính

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thái bình (Trang 49)

Việc cần làm bây giờ là gấp rút cải thiện môi trường đầu tư trong đó hàng đầu là cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt là khi thẩm quyền cấp phép đã được phân cấp cho Tỉnh, nếu Tỉnh không chú ý đến việc cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho các nhà đầu tư thì sẽ gây ra tình trạng phiền hà trong lĩnh vực hành chính. Thực tế thời gian qua đã chứng minh là một số tỉnh đã cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng thì thu hút đầu tư rất nhiều như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy trên cùng một mặt bằng pháp lý, song có địa phương thu hút được nhiều vốn FDI, có địa phương thu hút được ít, chứng tỏ rằng thủ tục hành chính của địa phương đó chưa tốt.

Về cải cách thủ tục hành chính, cần tập trung trong công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng cho các dự án, cấp giấy phép nhập khẩu theo hướng mở cửa, nhanh gọn và thuận lợi; điều chỉnh công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp sau cấp phép.

UBND Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Khi đầu tư vào tỉnh Thái Bình, chủ đầu tư làm thủ tục (từ khâu tiếp xúc, giới thiệu địa điểm, hình thành dự án, hồ sơ xin giấy phép đầu tư, triển khai dự án và nhận kết quả) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình hoặc Ban quản lý các dự án khu công nghiệp Thái Bình.

b) Bộ máy hành chính

Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, tỉnh cần có một bộ máy hành chính tốt. Việc quản lý FDI bao gồm: Lập kế hoạch, định hướng thu hút FDI, quản lý các doanh nghiệp có vốn FDI, lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng đã quy hoạch, tổ chức vận động xúc tiến đầu tư...

Theo Luật Đầu tư Việt nam, có hai cơ quan quản lý về hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh, đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư và ban quản lý KCN. Do vậy tỉnh phải:

-Tập trung chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, phải làm cho họ ý thức được trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan công quyền. Tỉnh thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ trong Tỉnh. Cử những cán bộ

nòng cốt, có chuyên môn sâu đi học tập kinh nghiệm ở các Tỉnh có kết quả thu hút FDI cao về để áp dụng vào công tác ở Tỉnh nhà.

-Giám sát, kiểm tra các cán bộ thừa hành thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chính sách, chủ trương của nhà nước, kịp thời sử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực.

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thái bình (Trang 49)