Bên cạnh những thành tựu mà FDI đã mang lại cho nền kinh tế thành phố trong thời gian qua, ta không thể không nhắc đến những tồn tại, hạn chế trong việc thu hút và sử dụng FDI để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời kịp thời khắc phục những yếu kém đó.
Dưới đây chỉ là một vài nhận định về một số mặt chưa đạt được trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1a) Chưa có sự thống nhất trong nhận thức cũng như việc thực hiện thu hút vàsử dụng FDI
Sự cần thiết lâu dài các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vai trò quan trọng của các doanh nghiệp với tư cách là một thành phần kinh tế nhà nước mặc dù đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng nhưng vẫn chưa thực sự có nhận thức thống nhất, chưa được cụ thể hoá đầy đủ và chưa được quán triệt thông suốt ở các địa phương, Bộ, ngành. Điều này dẫn đến hệ quả là quan điểm xử lý về nhiều vấn
đề cụ thể liên quan đến FDI còn khác nhau, gây khó khăn cho hoạt động của nhà đầu tư nếu như không nói đến sự chồng chéo trong một loạt các văn bản do các cơ quan hữu quan ban hành, khiến cho đống hồ sơ tuy rất dầy nhưng trên thực tế lại vẫn thiếu những kết luận quan trọng nhất.
Trên nhiều vấn đề xử lý cụ thể đối với các dự án đầu tư nước ngoài cũng còn những quan điểm chưa thống nhất như về lựa chọn, cho phép và mở rộng các hình thức đầu tư, về tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam, về sử dụng máy móc, thiết bị đã qua sử dụg, về lĩnh vực đầu tư, về phát triển các Khu công nghiệp. Những hạn chế trên không chỉ diễn ra trong địa bàn tỉnh Thái Bình mà còn là tồn tại trong công tác quản lý FDI trên phạm vi cả nước. Những quan điểm còn chưa thống nhất dẫn đến lúng túng trong hoạch định chính sách, trong điều hành xử lý cụ thể, làm chậm tiến dộ xem xét dự án và lỡ cơ hội thu hút vốn đầu tư, làm giảm tính hấp dẫn của môi trườg đầu tư. Tình hình đó cùng với những nhận định còn nặng về xem xét chỉ trích mặt hạn chế trong dự án đầu tư cụ thể đã dẫn đến sự đánh giá chưa thực thống nhất và thiếu khách quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dư luận xã hội.
Có thể xem xét một ví dụ điển hình về sự thiếu thống nhất giữa nhà đầu tư và phía các nhà quản lý kinh tế trong công tác hoạch định chính sách : Các nhà đầu tư cho rằng Thái Bình là thị trường mới, với dân số ngày càng tăng, hiện nay có khoảng 1,8 triệu dân. Đây là nguồn khách hàng cho họ, nên hướng đến sản xuất chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong tỉnh và cũng như người tiêu dùng cả nước trong khi các nhà quản lý hoạch định chính sách lại cho rằng các sản phẩm của doanh nghiệp FDI là để phục vụ mục tiêu xuất khẩu. Sự vênh trong quan điểm như vậy trong không ít trường hợp đã làm nản lòng nhà đầu tư, dẫn đến mất cơ hội thu hút các nhà đầu tư mới vào địa bàn thành phố nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung.
b) Cơ chế quản lý còn gây trở ngại cho hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI
Thủ tục hành chính hiện nay tại tỉnh vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian đàm phán, chờ đợi ảnh hưởng tiêu cực đến ý định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh.
Việc phối kết hợp quản lý theo chức năng của các ngành còn hạn chế dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra nắm tình hình diễn ra nhiều lượt, nhiều lần trong năm gây phiền hà cho các doanh nghiệp.
Một số cán bộ khi làm việc với các nhà đầu tư, nhân viên nước ngoài chưa chú ý đến phong cách đối ngoại nên gây ấn tượng không tốt cho phía nước ngoài.
Vấn đề giữ gìn trật tự an ninh làm lành mạnh môi trường nơi có dự án còn nhiều tồn tại, có địa phương còn chưa có thái độ xử lý dứt điểm, để cho dân chặt cây, đào bới, làm lều quán trước hành lang lưu không hoặc làm mất vệ sinh môi trường.
1 c) Chưa thu hút được nhiều FDI từ các nước kinh tế phát triển với tiềm năng về vốn thực sự đáng kể
Một trong những mục tiêu cơ bản trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài là tiếp nhận những công nghệ cao, ky thuật tiên tiến của nước ngoài nhằm làm tiền đề cho nền công nghiệp non trẻ của nước nhà phát triển. Với ý nghĩa đó thì mục tiêu thu hút FDI của nước ta là những nước công nghiệp phát triển hoặc các nước có nền kinh tế phát triển nhưng thực tế trong giai đoạn vừa qua chúng ta chưa làm được điều đó.
Nhìn số liệu từ bảng 2.3, chúng ta dễ dàng nhận thấy các nhà đầu tư lớn nhất lại là từ các nước công nghiệp mới phát triển - NIC hoặc các nước ở trong cùng khu vực Đông Nam á có vị trí địa lý gần với nước ta. Các nước có nền kinh tế phát triển chỉ đứng ở vị trí thứ 4 trở về sau.
d, Vấn đề giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc
Một trong những tồn tại hiện nay trong vấn đề thu hút vốn đầu tư FDI đó là chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng. Muốn công nghiệp hoá tất yếu phải chuyển một phần đất nông nghiệp sang sử dụng vào công nghiệp. Nhưng hiện nay, nhà nước chưa ban hành cụ thể chính sách đền bù phù hợp, việc phân chia lợi ích giữa Nhà nước, tập thể, cá nhân chưa được thoả đáng cho nên các dự án thường gặp khó khăn thậm chí rất khó giải quyết, có dự án đã bị cản trở không thực hiện được.
Công tác chuẩn bị đội ngũ lao động cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn FDI chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Các cơ quan quản lý lao động thường không chịu trách nhiệm về phẩm chất lao động nên không có uy tín đối với doanh nghiệp dẫn đến nhiều tình trạnh tranh chấp về lao động, tiền lương. Đội ngũ cán bộ, quản lý Việt Nam làm trong các liên doanh chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, luật pháp và ngoại ngữ. Bên nước ngoài lợi dụng điểm yếu này để chèn ép, từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn nội bộ khó hoà giải, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một vấn đề đáng lưu ý nữa là đội ngũ cán bộ cử sang làm việc tại liên doanh hiện tại chưa có quy định rõ cơ quan nào trực tiếp quản lý để đánh giá nhận xét về cán bộ nhằm bảo vệ những lợi ích của nhà nước, nâng cao trách nhiệm đội ngũ này trước yêu cầu của tỉnh.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH THÁI BÌNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG, CHỦ TRƯỞNG VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Thái Bình tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ 18 đã đề ra một số giải pháp, định hướng chủ trương cho hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2011-2015
Phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng và phát triển các vùng nông thôn mới, hình thành một số khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm sạch.Tập trung xây dựng nông thôn mới với mục tiêu: sản xuất phát triển; cuộc sống sung túc; diện mạo sạch sẽ; thôn xã văn minh và quản lý dân chủ
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp; chú trọng thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, đóng góp nhiều cho ngân hàng nhà nước. Tăng cường công tác quản lý đối với các dự án đầu tư về xây dựng, công nghệ, sử dụng đất và bảo vệ môi trường.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khuyến khuyến khích, hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề và doanh nghiệp trong làng nghề.
Tăng cường công tác quy hoạch; khai thác; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THU HÚT NGUỒNVỐN FDI TẠI TỈNH THÁI BÌNH VỐN FDI TẠI TỈNH THÁI BÌNH