Giải thích quy trình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất quy trình chiết xuất laminaran từ rong s.mcclurei (Trang 29)

a. Cắt nhỏ

Mục đích: bƣớc đầu phá vỡ cấu trúc tế bào của rong, tăng diện tích tiếp xúc giữa rong và dịch chiết tạo điều kiện cho quá trình chiết rút laminaran sau này đƣợc hiệu quả hơn.

b. Ngâm formol (formaldehyt) [1].

Vai trò của formol

- Tăng khả năng khử màu.

- Hạn chế vi sinh vật tác động làm hƣ hỏngrong trong chế biến và bảo quản. - Hạn chế protein trong dịch chiết.

Mục đích của quá trình xử lý formol

Tăng cƣờng khử màu cho rong: các chất màu của rong nâu ở dạng các sản phẩm phenol, khá bền vững với nhiệt độ, ánh sáng và các môi trƣờng hóa chất. Formol sẽ liên kết với hợp chất phenol tạo thành hợp chất phenolformaldehyt làm giảm tính hòa tan và cố định chúng trên bã rong. Phƣơng pháp xử lý formol sẽ cho dung dịch chiết sáng hơn, cƣờng độ màu giảm đi đáng kể. Ngoài ra formol còn ảnh hƣởng đến độ nhớt của dịch chiết, làm giảm hàm lƣợng protein trong dịch chiết tạo điều kiện cho quá trình tách chiết laminaran sau này.

Theo nghiên cứu của Hong cho thấy formaldehyt ảnh hƣởng rất lớn đến hàm lƣợng chất màu cũng nhƣ độ nhớt trong sản phẩm alginic. Bã rong ở đây đƣợc tận dụng để tách chiết alginate cho nên việc xử lý formol là rất cần thiết.

Chế độ xử lý: hiệu quả của việc xử lý formol phụ thuộc vào thời gian, nhiệt độ

và nồng độ formol khi ngâm rong khô trong dung dịch formol.

Dựa vào các nghiên cứu xác định ảnh hƣởng của thời gian ngâm và nồng độ formol trong quá trình xử lý nguyên liệu trong công nghệ sản xuất keo alginate [1]. Từ đó có thể chọn chế độ ngâm formol nhƣ sau:

- Nồng độ formol: 1%

- Thời gian ngâm: 20 22 giờ - Nhiệt độ thƣờng

- Tỷ lệ dung dịch W/V: 1/20

c. Rửa: nhằm loại bỏ bùn đất, các tạp chất muối còn lại trong nguyên liệu. d.Nấu chiết với dung dịch CaCl2

Mục đích: CaCl2 có tác dụng chuyển acid alginic, các muối alginate hóa trị I trong tế bào rong về dạng muối alginate canxi không tan, cố định trong bã rong, không cho chúng đi vào dịch chiết tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tách chiết laminaran sau này. Trong quá trình chuyển keo rong nâu về dạng alginate canxi còn có sự hình thành các liên kết canxi với polyphenol tạo nên hợp chất không tan và cố định trong bã rong trong quá trình nấu chiết, điều này góp phần làm cho dịch chiết và sản phẩm có màu sắc sáng hơn.

Hình 2.2. Cấu trúc của alginate canxi

e. Lọc

Mục đích: tách phần bã rong và cặn ra khỏi dịch chiết. Phần bã rong sau khi lọc có thể đƣa đi sản xuất alginate.

Sau khi nấu xong, theo nguyên tắc phải tiến hành lọc nóng (60 70oC) để giảm độ nhớt của dịch chiết, tạo điều kiện cho quá trình lọc đƣợc thực hiện dễ dàng hơn.

f. Giữ trên cột Polyteflon

Mục đích: Dịch chiết sau khi nấu ngoài laminaran còn có chứa các polysacarit hòa tan khác nhƣ fucoidan, alginate, các chất màu, chất khoáng, các thành phần có

phân tử lƣợng thấp nhƣ đƣờng mannitol, các amino acid, peptid… Để thu đƣợc laminaran tinh khiết thì dịch chiết cần phải đƣa qua cột polyteflon có chứa các hạt nhựa kị nƣớc (teflon) để hấp phụ laminaran và laminaran đƣợc giữ lại trên cột. Còn các chất khác trong dịch chiết không đƣợc các hạt nhựa giữ lại sẽ theo dịch đi ra khỏi cột.

g. Rửa cột

Lần lƣợt rửa giải cột với nƣớc và cồn etylic 15%.

Đầu tiên rửa cột bằng nƣớc để loại bỏ các tạp chất, sau đó rửa bằng cồn etylic 15% nhằm tách laminaran ra khỏi các hạt nhựa và đi vào dịch rửa.

h. Sấy

Mục đích: chuyển laminaran từ dạng dịch sang dạng bột, giảm hàm lƣợng nƣớc của sản phẩm đến mức tối thiểu ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hƣ hỏng, hạn chế các biến đổi xấu trong quá trình bảo quản và tăng thời hạn bảo quản. Ngoài ra, sấy còn đảm bảo màu sắc và độ sáng bóng cho sản phẩm.

i. Nghiền: làm cho sản phẩm có trạng thái mịn, tơi. Nâng cao giá trị cảm quan

và giá trị sử dụng của sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

j. Bao gói

Nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, bảo vệ và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất quy trình chiết xuất laminaran từ rong s.mcclurei (Trang 29)