Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất quy trình chiết xuất laminaran từ rong s.mcclurei (Trang 23 - 26)

1.2 TỔNG QUAN VỀ LAMINARAN

1.2.6 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

Chiết xuất từ rong Laminaria theo quy trình được mô tả trong sáng chế độc quyền của Pháp số 74 35162.74 35.162.

Lấy 300 g rong tươi loại Saccharina Laminaria đem cắt nhỏ 0,5 1 cm. Cho 0,9 lít dung dịch axít sulfuric 0,3% vào lƣợng rong ở trên. Quá trình chiết xuất đƣợc thực hiện ở nhiệt độ khoảng 80°C, kết hợp với khuấy đảo trong 1 giờ. Quá trình chiết này đƣợc thực hiện hai lần. Sau khi trung hòa, dịch chiết thu đƣợc đƣợc xử lý với polyvinylpyrrolidone (PVP) ở hàm lƣợng khoảng 10% so với trọng lƣợng của dịch, hỗn hợp đƣợc khuấy trong 30 phút và sau đó đƣợc lọc trong điều kiện chân không. Dịch chiết tiếp tục đƣợc lọc trên một ống màng carbon đất sét với kích thước lỗ khí 50.000 Dalton. Trong quá trình lọc, áp suất trên cột được duy trì ở mức 1 bar. Sau khi lọc, dịch chiết còn lại có thể tích khoảng 0,8 lít và pH là 5,5 đƣợc đem đi thẩm tách trên một màng cellulose ester với kích thước lỗ khí là 500 hoặc 1000 Dalton. Sau khi thẩm tách, dịch đƣợc đem đi sấy khô và thu đƣợc 7 g laminaran tinh khiết.

Quy trình thay thế cho phương pháp chiết xuất Laminaran từ tảo Laminaria.

300 g rong tươi loại Nodosum Ascophyllum được nghiền cho đến khi rong có đường kính hạt nhỏ hơn 1 mm. 0,9 lít dung dịch canxi clorua 2% được cho vào lƣợng rong ở trên để kết tủa các alginate. . Lần chiết xuất đầu đƣợc thực hiện ở nhiệt độ khoảng 60°C, kết hợp khuấy đảo

trong vòng 7 giờ. Dịch đƣợc đƣa qua một hệ thống lọc, dịch lọc đƣợc thu hồi còn bã thì được chiết lần thứ 2 ở các điều kiện tương tự như lần chiết xuất đầu tiên nhƣng thời gian chiết là để qua đêm. Sau đó, dịch chiết xuất lần thứ hai cũng bị thu hồi bởi quá trình lọc.

Dịch thu đƣợc sau hai lần chiết đƣợc trộn lẫn với nhau và đƣợc đƣa qua một màng siêu lọc có kích thước lỗ 1.000 Dalton để loại bỏ các muối khoáng. Tách bỏ hàm lƣợng ion còn lại trong dịch bằng xử lý trên một cột nhựa trao đổi anion.

Sau khi tái sinh với natri hydroxit và rửa bằng nước khử khoáng, nhựa được đưa vào một cột thủy tinh có đường kính 2 3 cm, chiều cao 20 cm. Dịch lọc được đƣa vào từ trên đỉnh cột và xâm nhập từ từ vào hạt nhựa. Các ion không đƣợc giữ lại trong các hạt nhựa theo nước đi ra khỏi cột. Cột sau đó được rửa bằng nước khử khoáng. Dịch thu đƣợc sau khi rửa cột đƣợc thẩm tách trên một màng cellulose ester có kích thước lỗ 500 hoặc 1000 Dalton. Dịch sau khi thẩm tách được sấy khô và thu đƣợc 7 g bột khô laminaran tinh khiết.

Chiết laminaran từ rong nâu Laminaria jobonica theo phương pháp của Klarzynsky (2000)

Laminaria jobonica được chiết bằng nước nóng trong 3 giờ. Dịch chiết được phân đoạn bởi một hệ thống siêu lọc, hệ thống này sử dụng một tấm màng có diện tích 0,1 m2, kích thước lỗ lọc là 100 kDa, tốc độ lọc khoảng 0,9 lít/giờ. Dịch chiết được tiếp tục đưa qua một màng lọc có kích thước 1 kDa. Khối lượng phân tử trung bình của laminaran đƣợc phân tách bởi hệ thống lọc sắc kí dạng gel.

b. Các nghiên cứu trong nước

Đề tài Tách chiết và phân tích thành phần các polysacarit tan trong nước từ một số loài rong nâu Việt Nam của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang với mục đích chiết tách các polysacarit bao gồm: fucoidan, laminaran và axít alginic từ một số loài rong nâu có giá trị kinh tế ở vùng biển Nha Trang và nghiên cứu thành phần hoá học, đặc điểm cấu trúc của các polysacarit: fucoidan, laminaran và axít alginic từ rong nâu Việt Nam làm cơ sở cho việc xây dựng công nghệ phức hợp chiết xuất các hợp chất đường có hoạt tính sinh học từ rong nâu Việt

Nam theo định hướng dược liệu nhằm phục vụ sức khoẻ cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội, khoa học các tỉnh ven biển phía Nam Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng laminaran trong các mẫu rong nghiên cứu đều nhỏ hơn 0,8% và thay đổi hàm lƣợng theo các chi rong với thứ tự sau:

Sargassum > Padina > Turbinaria. Đặc biệt loài rong Turbina ornata không có laminaran. Hàm lƣợng laminaran trong các loài rong thuộc cùng một chi rong Sargasum khác nhau không nhiều, chỉ dao động trong khoảng 0,51 – 0,79%. So sánh với hàm lƣợng laminaran có trong một số loài rong nâu thu thập tại vùng ôn đới nhƣ Nga, Nhật Bản, Canada, Pháp… thì hàm lƣợng laminaran trong rong nâu Việt Nam có hàm lƣợng ít hơn rất nhiều. Ví dụ nhƣ: Với loài rong thuộc chi Padina thu thập tại Pháp hàm lƣợng laminaran lên đến 14%. Điều này có thể giải thích do điều kiện sinh trưởng của rong nâu tại vùng nhiệt đới không thích hợp cho việc sinh tổng hợp laminaran.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất quy trình chiết xuất laminaran từ rong s.mcclurei (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)