Biên tập bản đồ

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm microstation vào việc thành lập bản đồ địa chính ở thị trấn nghèn, huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 42)

3.3.1. Tạo khung bản đồ

Từ thanh Menu của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính

→ Tạo khung bản đồ, xuất hiện hộp thoại Tạo khung bản đồ.

Dùng con trỏ chuột kéo thả bao fence bản đồ và điền các thông tin vào hộp thoại như hình trên.

Sau đó chọn text Vẽ khung là tự động khung được tạo thành.

Như vậy, hình dạng các thửa đất trong mảnh bản đồ cơ bản đã được hoàn thành, dựa vào số thửa và các thông tin của chủ sử dụng đất để gán thuộc tính ngay trên thửa đất vừa mới lập xong.

3.3.2. Gán thông tin thửa đất

3.3.2.1. Quy chủ từ nhãn

Chức năng này làm nhiệm vụ lấy thông tin từ nhãn quy chủ gán cho thửa. Nếu trong nhãn có nhiều hơn một nhãn có nghĩa là thửa đó có nhiều chủ sử dụng hay một chủ có nhiều thửa khác nhau. Thông tin này sẽ được phản ánh trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.

Từ thanh Menu của Famis chọn Gán thông tin Địa chính ban đầu → Gán dữ liệu từ nhãn, xuất hiện

hộp thoại Gán thông tin từ nhãn.

Có thể tùy chọn các tính năng cho việc gán nhãn cho thửa đất, sau đó nhấn vào hộp text Gán. Nhãn thửa được tự động lưu trong Livel 53.

3.3.2.2. Sửa nhãn thửa

Từ thanh Menu của Famis chọn Gán thông tin Địa chính ban đầu → Sữa nhãn thửa và kích chuột vào thửa cần sửa, xuất hiện

hộp thoại.

- Dùng con trỏ chuột chọn thửa cần sửa thông qua chọn vào điểm đặc trưng của thửa, sửa các thông tin hiện ra trong cửa sổ.

- Chọn Chấp nhận để ghi lại các thông tin vừa sửa.

- Hoặc chọn Hủy bỏ để hủy bỏ các thông tin vừa sửa xong và ra khỏi.

3.3.2.3. Sửa bảng nhãn thửa

Nếu như chức năng sửa nhãn thửa chỉ có tác dụng lên thuộc tính của từng thửa tại mỗi thời điểm xác định thì chức năng Sửa bảng nhãn thửa này cho phép sửa

chữa tác động lên nhiều thửa đất trong cùng lúc, phục vụ quá trình gán thông tin địa chính ban đầu cho hồ sơ địa chính.

Từ thanh Menu của Famis chọn Gán thông tin Địa chính ban đầu → Sửa

bảng nhãn thửa, và xuất hiện hộp thoại.

Việc sửa chữa, thêm, bớt các thông tin trong bảng như: ID, Số hiệu thửa, Loại đất, Tên chủ sử dụng, Địa chỉ, Diện tích... Sau mỗi lần sử cho thửa cần nhấn nút

3.3.3. Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất

Chức năng này tạo ra các bản hồ sơ của thửa đất theo những mẫu quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho phép tạo ra các loại hồ sơ của thửa đất khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu của người quản lý và người sử dụng đất.

Vào Menu của Famis chọn Cơ sở dữ

liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất, xuất hiện hộp

thoại.

- Mục GCN do tỉnh cấp có thể do tỉnh hay huyện cấp, nếu do tỉnh cấp thì tích vào ô chọn. Mục Người đo và Người KT cũng điền đầy đủ, để đảm bảo tính xác thực của bản đồ thửa vừa lập.

- Đậm: Các đường nét bản đồ in đậm hoặc nhạt. Đánh dấu đậm khi in ra máy in kim, không đánh dấu đậm khi in ra máy in laser.

- Vẽ đỉnh thửa: Vẽ hay không vẽ số thứ tự các đỉnh thửa trong sơ đồ. - Mốc: Làm rõ các đỉnh thửa bằng một ký hiệu vòng tròn nhỏ.

- In tên, địa chỉ: In ra hay không in tên chủ sử dụng đất và địa chỉ của chủ sử dụng đất.

- Lấy nguồn số liệu: Nếu lấy dữ liệu từ hồ sơ địa chính thì đánh dấu chọn Dữ

liệu từ CADDB

- Nhấp vào Chọn thửa để chọn thửa tiếp theo

- Nhấp vào Hồ sơ tiếp để xem tiếp hồ sơ của thửa đất tiếp theo trong danh sách các thửa được chọn.

- Chọn Ra khỏi để kết thúc chức năng. Mỗi khi chọn thửa thì một hồ sơ kỹ thuật được hiện ra:

3.3.4. Cấp trích lục sơ đồ thửa đất

Phần mềm Famis cho phép in trích lục cho thửa đất khi người quản lý hoặc chủ sử dụng đất có nhu cầu.

Để in trích lục thửa đất vào Menu của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ →

Bản đồ địa chính → Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất, xuất hiện hộp thoại Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

Tại hộp thoại Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất, ở mục Loại chọn Trích lục, xuất hiện hộp thoại Trích lục sơ đồ thửa đất. Tại đây, ta điền các thông tin cần thiết về thửa đất và chủ sử dụng và tiến hành in Phiếu trích thửa đất.

Các thao tác trên giúp ta hoàn thành một mảnh bản đồ, đồng thời khai báo các thông tin cần thiết cho thửa đất, điều này sẽ giúp dễ dàng trong việc quản lý cũng như chỉnh sửa nếu có biến động trong tương lai. Đối với các mảnh bản đồ khác cũng làm tương tự.

Với đề tài Xây dựng bản đồ địa chính các mảnh ở thị trấn Nghèn tỷ lệ 1 : 10000 thì có tất cả 50 mảnh, trong đó có 29 mảnh bản đồ tỷ lệ 1 :1000 và 21 mảnh bản đồ tỷ lệ 1 :2000.

Sau khi đã hoàn thành tất cả các mảnh bản đồ tỷ lệ 1 :1000 và 1 :2000 thì ta tập hợp các file bản đồ về một thư mục riêng và tiến hành ghép các mảnh bản đồ thành một tờ bản đồ tổng thể.

3.3.5. Ghép các mảnh bản đồ thành bản đồ tổng thểBước 1 : Tạo Design file cho bản đồ tổng thể Bước 1 : Tạo Design file cho bản đồ tổng thể

1. Khởi động MicroStation, xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager. 2. Từ File → New, xuất hiện hộp thoại Create Design File.

3. Đánh tên file vào hộp text Files : Sodochiamanh.dgn

4. Chọn Seed file bằng cách bấm vào nút Select... Xuất hiện hộp hội thoại

Select Seed File .Chọn đường dẫn đến tên thư mục và tên seed file cho bản đồ. File seed_bd.dgn sẽ là seed file được chọn cho bản đồ Sodochiamanh.dgn.

6. Bấm phím OK để đóng hộp thoại Select Seed File.

7. Chọn thư mục chứa file bằng cách nhấp đôi vào các thư mục bên hộp danh sách các thư mục.

8. Bấm phím OK để hoàn thành và đóng hộp thoại Create Design File.

Design file Sodochiamanh.dgn sẽ được lưu trong thư mục [Tong cac manh] cung với 50 mảnh đã thành lập.

1. Sau khi tạo Design file Sodochiamanh.dgn xong, tại cửa sổ chính làm việc ta vào File chọn Close, xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager.

2. Từ hộp thoại MicroStation Manager ta vào File → Merge, xuất hiện hộp thoại Merge.

3. Trong hộp thoại Merge bấm chọn Select…, xuất hiện hộp thoại Select Files

to Marge.

Tại mục Directories chọn đường dẫn như sau :

D:\BDDC-2014\Huyen Can Loc\Thi Tran Nghen\Tong cac manh

Tại mục File ta chọn tất cả 50 mảnh và cả file Sodochiamanh.dgn rồi bấm chọn text Add.

Sau đó bấm chọn Done, trở lại hộp thoại Merge, tại đây ta bấm chọn text

Merge, hộp thoại tự đóng.

Sau khi hộp thoại Merge đóng thì tại hộp thoại MicroStation Manager ta bấm chọn OK và sơ đồ chia mảnh được thành lập.

Bước 3 : Tạo khung cho bản đồ tổng thể

Từ thanh Menu của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính

→ Tạo khung bản đồ, xuất hiện hộp thoại Tạo khung bản đồ.

Dùng con trỏ chuột kéo thả bao fence bản đồ và điền các thông tin vào hộp thoại như hình trên. Lưu ý rằng, trong mục tỷ lệ ta chọn tỷ lệ cho bản đồ tổng thể này là 1:10000.

Sau đó chọn text Vẽ khung là tự động khung được tạo thành.

Bản đồ tổng thể thị trấn Nghèn năm 2014 hoàn thành thể hiện đầy đủ các thửa đất, hiện trạng sử dụng đất và chủ sở hữu các thửa đất giúp địa phương dễ dàng quản lý, theo dõi và cập nhật khi có những biến động trong thời gian tiếp theo.

3.2.6. Kiểm tra và hoàn thiện

3.2.4.1. Kiểm tra, chỉnh sửa

Sau khi in bản đồ ra giấy, kỹ thuật viên có trách nhiệm đối chiếu bản đồ vừa in với bản đồ nền, cần kiến nghị bổ sung, sửa chữa nếu có sai sót, chỉnh lý các yếu tố cơ sở địa lý, kiểm tra hệ thống ký hiệu, màu sắc, số thửa, tên chủ sử dụng… Sau đó, kết hợp với cán bộ địa chính xã cũng như củ sử dụng ra thực địa đối chiếu lần cuối cùng. Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện có sai sót thì tiến hành chỉnh sửa trên bản đồ địa chính giấy, tổng hợp các sai sót từ bản đồ địa chính mới được bổ sung tiến hành chỉnh sửa trên bản đồ số.

Việc kiểm tra chỉnh sửa phải được kiểm tra, giám định một lần nữa của Hội đồng thẩm định có thẩm quyền, như vậy bản đồ mới có tính pháp lý và mới được lưa hành, sử dụng. Kỹ thuật viên cùng với địa chính xã tiến hành in bản đồ đã chỉnh sửa đẻ phục vụ cho kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu.

3.2.4.2. Kiểm tra, nghiệm thu

Công tác kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính được thực hiện theo thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12/02/2007 của bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ.

Một Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính được thành lập với đại diện UBND thị trấn Nghèn và đại diện đơn vị thi công. Các bên sẽ kiểm tra, thảo luận để tìm ra những sai sót và ghi nhận những thành quả đạt được. nếu có nhiều sai sót thì phải bổ sung, sửa đổi theo kết quả nghiệm thu.

Cơ sở pháp lý để kiểm tra, nghiệm thu:

- Tiêu chuẩn, quy phạm, quy định, kỹ thuật định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ vào mục đích, nguyên tắc, cơ sở pháp lý kiểm tra nghiệm thu, Hội đồng kiểm tra tiến hành kiểm tra cho kết quả của từng hạng mục như: phần ngoại nghiệp và phần nội nghiệp.

3.2.4.3 Kết luận

Sau khi kiểm tra, nhận xét sản phẩm bản đồ địa chính, Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu đưa ra kết luận về:

- Chất lượng sản phẩm của công tác thành lập bản đồ địa chính của thị trấn Nghèn đạt hoặc không đạt theo quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Số lượng sản phẩm bản đồ và sản phẩm kèm theo đã đầy đủ hay chưa. Nếu sản phẩm chưa đạt thì Hội đồng yêu cầu sửa chữa, bổ sung, những gì chưa đạt được thì hội đồng sẽ ghi vào phiếu kiểm tra, sau này kỹ thuật viên căn cứ vào phiếu kiểm tra để sữa chữa bổ sung trên bản đồ số.

Cuối cùng Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu lập:

- Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm. Biên bản được lập thành hai bản có giá trị ngang nhau, một bản giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc và một bản giao cho đơn vị thi công.

- Lập biên bản nghiệm thu, hoàn thành công trình. Biên bản được lập thành hai bản có giá trị ngang nhau, một bản giao cho Ủy ban Nhân dân thị trấn Nghèn và một bản giao cho đơn vị thi công.

Bản đồ được in ấn, giao cho thủ trưởng đơn vị thi công ký tên, đóng dấu và cuối cùng đóng gói sản phẩm để giao nộp. Sản phẩm giao nộp gồm:

- Bản đồ địa chính thị trấn Nghèn có chữ ký của đơn vị thi công: 2 bộ được giao cho UBND thị trấn Nghèn và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc.

- Đĩa CD ghi dữ liệu bản đồ địa chính: 2 bộ được giao cho Ủy ban Nhân dân thị trấn Nghèn.

3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

3.4.1. Thuận lợi

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ hết sức tận tình của Giáo viên hướng dẫn, cán bộ Trung tâm Kiểm tra và Lưu trữ Địa chính tỉnh Hà Tĩnh, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc và UBND Thị Trấn Nghèn.

Cán bộ địa phương tham gia tích cực vào công tác xác định diện tích, cung cấp thông tin của thửa đất một cách tỷ mỉ, chính xác.

Bản đồ địa chính giấy ngày xưa được vẽ lại một cách thủ công, khó khăn trong việc sao chép, lưu trữ, bảo quản thì nay đã được vẽ lại bằng phần mềm MicroStation thông qua việc khảo sát thực địa, đo đạc hoàn toàn bằng máy, độ

chính xác cao, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức hơn so với phương pháp đo đạc trực tiếp. Viêc đo đạc và xây dựng bằng phương pháp này cho ra kết quả chính xác cao hơn so với việc xây dựng bản đồ địa chính từ bản đồ địa chính trước hay từ ảnh chụp máy bay, ảnh chụp vệ tinh có tỷ lệ nhỏ.

Việc xây dựng bản đồ địa chính lần này được thực hiện sau chủ trương dồn điền đổi thửa năm 2008 của địa phương nên ít có biến động, ngoại trừ một số giáp khu dân cư, nằm trong dạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất dân cư đã được quy hoạch từ trước. Hơn nữa, nếu có biến động thì việc nắm bắt kịp thời cũng sẽ dễ dàng chỉnh sửa ngay trên bản đồ hiện trạng vừa lập bằng phần mềm MicroStation, tránh bỏ sót và có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị.

3.4.2. Khó khăn

Hệ thống chỉ tiêu cac loại đất và biểu mẫu thống kê đất dai trước đây so với luật đất đai năm 2003 có nhiều điểm rất khác nhau, khó khăn trong việc chuyenr đổi hệ thống số liệu theo chỉ tiêu cũ sang hệ thống số liệu theo chỉ tiêu mới.

Khoảng cách về mặt địa lý giữa đơn vị thành lập bản đồ với thực địa khá lớn, một số dạng địa hình khá phức tạp, ý thức của người trực tiếp đo vẽ ngoài thực địa nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai số cho việc thành lập bản đồ. Mỗi lần có sai sót, nhầm lẫn buộc phải xác định địa điểm và đo đạc lại ngoài thực địa nên mất rất nhiều thời gian.

Các thông tin của bản đồ địa chính khá nhiều nên dễ gây nhiễu trong quá trình thành lập, điền thuộc tính các yếu tố nội dung cơ sở địa lý, kích thước, chủ sử dụng nội dung hiện trạng sử dụng đất.

Một số đường giao thông khá nhỏ và ngoằn ngoèo nên rất khó trong công tác đo vẽ, một số thửa đất thổ cư đang xảy ra tranh chấp nên gây khó khăn trong công tác thành lập.

3.5. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM MICROSTATION3.5.1. Ưu điểm 3.5.1. Ưu điểm

Phần mềm MicroStation là một phần mềm chuẩn dùng trong nghành Tài nguyên và Môi trường, có môi trường đồ họa rất mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa, thể hiện các yếu tố bản đồ.

MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các phần mềm tích hợp khác hỗ trợ trong xây dựng và thiết kế bản đồ như: Famis, Geovec, Iras B, Iras C, MSFC, MGE, MRFELEAN, MRFFAG và các phần mềm hệ thống tích hợp xử lý ảnh số

chạy trên đó. Các công cụ của MicroStation cũng có thể dùng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster, sữa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.

MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg).

Tự động sao lưu dữ liệu khi gặp sự cố như mất nguồn điện, máy hết pin khi người sử dụng chưa kịp sao lưu, tránh rủi ro trong các thao tác thành lập bản đồ phức tạp và mất dữ liệu.

Đặc biêt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính nằn mở

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm microstation vào việc thành lập bản đồ địa chính ở thị trấn nghèn, huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w