Sau khi đo đạc từ ngoài thực địa về, các số liệu về tọa độ điểm đo cần được đưa sang máy tính để xử lý. Qua cổng trút kết nối giữa máy tính với máy đo ngoài thưc địa là phần mềm dành riêng cho các máy đo để xử lý và đưa vào máy tính các tọa độ điểm dưới dạng file Excel như sau :
Bảng 3.1: Tọa độ các điểm STT X Y Ghi chú 1 5469.561 5755.145 Thửa 1 2 5469.580 5754.086 Thửa 3,4 3 5490.009 5752.044 Thửa 1,2 4 5510.131 5749.489 Thửa 1,2 5 5530.816 5746.844 Thửa 6,7 6 5552.061 5744.253 Thửa 2,3 7 5573.333 5741.780 Thửa 3,4 8 5594.831 5739.064 Thửa 1 9 5616.206 5735.671 Thửa 4, 5 10 5637.426 5733.109 Thửa 12 11 5658.825 5730.713 Thửa 5,6 12 5680.362 5727.693 Thửa 5,6 13 5702.541 5725.554 Thửa 2,3 14 5723.624 5723.676 Thửa 9,10 15 5734.617 5721.322 Thửa 7,8 16 5750.605 5708.246 Thửa 10,11 17 5750.906 5724.032 Thửa 12 18 5775.540 5730.435 Thửa 10,11 19 5797.301 5735.626 Thửa 9,10 20 5818.374 5739.303 Thửa 12 … … … …
3.2.3. Triển trị đo vào MicroStation
Bước 1: Nhập tọa độ vào file Notepad.
Cách nhập như sau:
TR M1 (Điểm đặt máy) Tọa độ X của máy, Tọa độ Y của máy TR 1 (Điểm đặt mia) Tọa độ X của mia, Tọa độ Y của mia TR 2 (Điểm đặt mia) Tọa độ X của mia, Tọa độ Y của mia TR 3 ……..
Khi các điểm cần đo bị khuất bởi vật cản thì ta dẫn đường truyền từ từ điểm đặt máy ban đầu tới điểm tích hợp. Các điểm đặt máy được ký hiệu thứ tự là: M1, M2, M3… các điểm đặt máy không cần đánh số thứ tự. Cách nhập cũng tương tự như trên và nối tiếp nhau
TR M2 (Điểm đặt máy) Tọa độ X của máy, Tọa độ Y của máy TR (x+1) (Điểm đặt mia) Tọa độ X của mia, Tọa độ Y của mia TR (x+2) (Điểm đặt mia) Tọa độ X của mia, Tọa độ Y của mia TR ….
Tương tự như trên nhập tất cả các điểm trong khu đo.
Sau khi nhập tất cả các điểm trong khu đo vào file Notepad ta lưu lại chọn định dạng là file *.asc
Bước 2 : Chạy Famis và Activecell
Để nhập trị đo vào MicroStation với seed file là Seed_bd như trên đã chọn với cell mặc định để triển trị vào MicroStation là d_chinh.cel. Sau khi cửa sổ chính làm việc hiện ra, ta mở thư viện chứa cell ra :
1. Từ thanh Menu của MicroStation nhấp chọn Element → Cells, xuất hiện hộp thoại Cell Library.
2. Từ thanh Menu của Cell Library chọn File → Attach, xuất hiện hộp thoại
Attach Cell Library
3. Mở phần mềm Famis, từ thanh Menu của MicroStation chọn Famis →
Famis, xuất hiện hộp thoại Famis theo N $
$88+TT17. Bước 3 : Nhập trị đo vào MicroStation
1. Từ thanh Menu của Famis chọn Cơ sở dữ liệu trị đo → Nhập số liệu →
Import, xuất hiện hộp thoại mới. Ở mục List File of Type chọn Sổ đo chi tiết (*.asc) và ở mục File chọn bds.asc, ấn OK và hộp thoại tự đóng.
2. Từ thanh Menu của Famis chọn Hiển thị → Tạo mô tả trị đo, xuất hiện hộp thoại.
Trong hộp thoại này, ta đưa hai giá trị Dx và Dy về giá trị 0 và Chấp nhận. Lúc này trên cửa sổ làm việc xuất hiện các điểm tọa độ như sau :
Bước 4: Dùng file nối điểm để vẽ hình dạng khu đo.
Từ thanh Menu của Famis chọn Cơ sở dữ liệu trị đo → Xử lý, tính toán →
Nối điểm theo số hiệu, xuất hiện hộp thoại.
Tại hộp thoại vừa xuất hiện, nhấp vào File, hộp thoại Open Text File mở ra. Tại hộp text Directories tìm đến file bds.txt theo đường dẫn C:\KH_QDSDD\asc và chọn OK để đóng hộp thoại.
Sau đó ta quay lại hộp thoại trước và chọn text Nối và các điểm số hiệu tọa độ điểm được nối lại với nhau.
.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tự thao tác bằng tay đối với công đoạn nối điểm này dựa vào bản vẽ tay ngoài thực địa bằng các công cụ vẽ trên MicroStation. Bản vẽ tay ngoài thực địa còn là bản đối chiếu sau cùng để nếu có sai sót thì chỉnh sửa ngay trên bản đồ số.