Quy mô cho vay đối với KHCN tại VPBank Chi nhánh Đông Đô Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHCN theo phương thức đảm bảo tại VP Bank

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Đông Đô Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank (Trang 42)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG VP BANK-CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.4.1.2.Quy mô cho vay đối với KHCN tại VPBank Chi nhánh Đông Đô Bảng 2.5: Dư nợ cho vay KHCN theo phương thức đảm bảo tại VP Bank

Chi nhánh Đông Đô năm 2011- 2013

Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 % +/- so với 2011 Năm 2013 % +/- so với 2012 Dư nợ cho vay

KHCN 67,2 249,4 271,131 231 (7,37)

Cho vay KHCN

có TSĐB 59 228,6 287,45 204,1 (10,7)

Cho vay KHCN

không có TSĐB 8,2 20,8 153,65 26,9 29,32

(Nguồn: Ngân hàng VP Bank – Chi nhánh Đông Đô)

Dư nợ cho vay KHCN tại Chi nhánh Đông Đô có sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Đặc biệt với mức tăng khá cao trong năm 2012 (271,131%) đã cho thấy Chi nhánh Đông Đô đã thực hiên tốt công tác cho vay KHCN của mình. Đạt được kết quả trên là nhờ Chi nhánh Đông Đô luôn chú trọng đến việc đa dạng hóa phương thức cho vay và đối tượng cho vay. Ngoài các phương thức cho vay: cho vay từng lần, hạn mức, theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi…khách hàng có thể tùy ý lựa chọn phương thức vay phù hợp khẳ năng tài chính của mình.

Bên cạnh việc cho vay có tài sản đảm bảo hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba, ngân hàng đang từng bước áp dụng phương thức cho vay tín chấp (cho vay dựa vào uy tín của khách hàng). Tuy hình thức này khá mạo hiểm nhưng đó cũng là một biện pháp nhằm giữ chân khách hàng tốt, khách hàng có tiền lực tài chính lớn, uy tín trên thị trường. Dư nợ cho vay KHCN không có TSĐB tuy chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay KHCN so với cho vay KHCN có TSĐB nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay KHCN có TSĐB. Năm 2011, tổng dư nợ cho vay KHCN là 67,2 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay KHCN có TSĐB là 59 tỷ đồng ( chiếm 87.8% trong tổng dư nợ cho vay KHCN ), dư nợ cho vay KHCN không có TSĐB là 8,2 tỷ đồng (chiếm 12.2% trong tổng dư nợ cho vay KHCN). Năm 2012, dư nợ cho vay KHCN có TSĐB là 228,6 tỷ đồng ( chiếm 91.66% trong tổng dư nợ cho vay

KHCN ) tăng 287,75 % so với năm 2011, dư nợ cho vay KHCN không có TSĐB là 20,8 tỷ đồng (chiếm 8.34% trong tổng dư nợ cho vay KHCN) tăng 153,65% so với năm 2011. Đến năm 2013, dư nợ cho vay KHCN có TSĐB là 204,1 tỷ đồng ( chiếm 88,35% trong tổng dư nợ cho vay KHCN) giảm 10,7% so với năm 2012, dư nợ cho vay KHCN không có TSĐB là 26,9 tỷ đồng (chiếm 11,65% trong tổng dư nợ cho vay KHCN) tăng 29,32% so với năm 2012.

Nguyên nhân là do hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo, nguồn trả nợ chủ yếu là từ lương, phụ cấp từ lương hoặc các nguồn khác ổn định chắc chắn; đồng thời các yếu tố như nguồn trả nợ, kỳ hạn trả nợ…cũng phù hợp với điều kiện người tiêu dùng nên khách hàng càng ngày càng ưa chuộng hình thức này. Còn với hình thức cho vay có TSĐB thì TSĐB mà khách hàng chủ yếu thường cầm cố là sổ tiết kiệm hoặc nếu khách hàng đã có tiền gửi tiết kiệm thì thủ tục vay sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn..

Hình thức này cũng áp dụng với cán bộ, nhân viên ngân hàng nhằm giúp họ mua sắm phương tiện đi lại hoặc mua nhà với lãi suất cho vay ưu đãi. Nhìn chung, với các phương thức cho vay đa dạng, ngân hàng không chỉ giúp cho khách hàng bảo đảm ổn định tình hình sản suất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn đem lại nguồn thu chủ yếu cho chi nhánh Đông Đô trong thời gian qua.

Biểu Đồ 2.2: Dư nợ cho vay KHCN theo phương thức đảm bảo

Đơn vị:Tỷ Đồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Đông Đô Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank (Trang 42)