Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Đông Đô Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank (Trang 64)

hàng nhà nước (CIC)

Luôn luôn cập nhật các khách hàng vay vốn, bắt buộc các tổ chức tín dụng phải báo cáo. Thành lập các Công ty đánh giá tín dụng. Nâng cao hiệu quả và phạm vi hoạt động của CIC; CIC phải thực sự là Trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Ngân hàng nhà nước có quy định bắt buộc các NHTM thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa. Đồng thời xây dựng, ban hành, đánh giá xếp loại chất lượng tín dụng của các khách hàng có dư nợ. Trung tâm CIC cho phép khai thác lịch sử tín dụng của khách hàng.

Bên cạnh CIC, Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu tổ chức trung tâm cho phép các tổ chức tín dụng có thể khai thác thông tin về tài khoản và giao dịch tài khoản của khách hàng tại tất cả các tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng có quyền khấu trừ tài khoản của khách hàng tại bất kì tổ chức tín dụng nào để thanh toán nợ vay đến hạn mà không trả được.

KẾT LUẬN

Chất lượng tín dụng chưa và không bao giờ là vấn đề cũ đối với từng Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân Hàng TMCP VP Bank Chi nhánh Đông Đô nói riêng.

Nó luôn đòi hỏi phải được nâng cao trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Chuyên đề này đã hệ thống hoá các lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng. Từ nghiên cứu lý luận, đã soi rọi vào thực tiễn hoạt động của Chi Nhánh, phân tích đánh giá chất lượng tín dụng để từ đó tìm ra nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Từ lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay của Ngân Hàng nhằm nâng cao chất lợng tín dụng.

Cho đến nay trong công tác tín dụng, Ngân Hàng VP Bank đã đạt được một số thành tựu đáng kể tuy rằng không phải là không còn hạn chế. Hy vọng rằng trong tương lai Ngân hàng sẽ vẫn duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả đó, góp phần cấp vốn một cách có hiệu quả cho kinh tế cũng như sự phát triển của ngân hàng TMCP VP Bank.

1.PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

2.TS Tô Ngọc Hưng “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê

3.Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

4.“Tổng kết năm 2012 và phương hướng, giải pháp năm 2013”-VP bank. 5.Báo cáo thường niên từ năm 2011-2013 của VP Bank

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Đông Đô Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank (Trang 64)