Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng NNL

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp lữ hành được cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 114)

nguồn nhân lực

3.2.3.1. Nâng cao tính chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ

Doanh nghiệp cần tích cực và chủ động hơn trong công việc đào tạo, bồi dưỡng ngay tại chỗ để năng cao hơn nữa kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên. Tùy theo quy mô kinh doanh và đặc điểm của từng đối tượng lao động cần được nâng cao kỹ năng mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ thích hợp. Cần phải phân loại các đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng để có những chương trình, kiến thức và các hình thức thích hợp.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp cần phải xây dựng quy trình công nghệ chuẩn hoặc xây dựng chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn iSỌ Trên cơ sở đó, mọi người lao động, mọi bộ phận phải được học tập, bồi dưỡng và thực hiện theo quy trình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phải là nhiệm vụ được đặt ra thường xuyên trong hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí hoặc toàn bộ kinh phí cho nhân viên có thành tích, kết quả học tập khá giỏi trong các khóa đào tạọ

Doanh nghiệp cần khuyến khích các cán bộ quản lý và nhân viên tự học, tự bồi dưỡng, học trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, học bằng cách phổ biến kinh nghiệm, tham quan, khảo sát, học từ thực tế cuộc sống…Các công ty nên có chính sách khuyến khích đối với hướng dẫn viên thành thạo thêm ngoại ngữ thứ 2, thứ 3…đặc biệt là tiếng của các nước có thị trường khách lớn của công tỵ

3.2.3.2. Tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo

Sự liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo cần phải được chú trọng hơn nhằm phát triển mô hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng. Đây là mô hình đào tạo rất tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trở nên mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp, các hiệp hội, các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch để thu hút, tuyển chọn được các nhân viên giỏi, tìm kiếm và tranh thủ các cơ hội đào tạo và cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp mình

Doanh nghiệp nên mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp, các hiệp hội, các tập đoàn khách sạn, du lịch nổi tiếng để thu hút, tuyển chọn được các nhân viên giỏi, tìm kiếm và tranh thủ các cơ hội đào tạo cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.

Trong thời kỳ dài hạn để có được đội ngũ nhân viên trẻ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, ngoại nnhư gữ, tin học…các doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ với các trường nghề, trường cao đẳng, đại học đào tạo về lữ hành nhằm thu hút cho các học viên, sinh viên giỏi thông qua các chương trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ…Đây là một biện pháp khá hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời củng cố thêm mối

quan hệ của doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, góp phần giải quyết một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay đó là việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lý các cơ sở đào tạo nhằm gắn kết giữa lý luận khoa học với thực tiễn sinh động của du lịch Việt Nam. Chỉ thông qua sự gắn kết như vậy mới đào tạo được đội ngũ những hướng dẫn viên, điều hành viên vừa có kiến thức, vừa sớm tiếp thu được các kinh nghiệm nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây cũng là điều kiện để cá doanh nghiệp và những người sử dụng lao động lựa chọn được nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của mình. Học sinh, sinh viên vì thế cố gắng nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và khả năng làm việc thực tế.

3.2.3.3. Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp cần thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong và ngoài doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp du lịch cần có chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ lao động, đặc biệt là cán bộ quản trị kinh doanh một cách hợp lý. Mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, có năng lực quản lý và điều hành. Thực tế cho thấy rừng, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn, tiếp nhận, có chính sách đào tạo, sử dụng đúng đắn thì sau vài năm công tác nhiều cán bộ trẻ có thể trở thành những hạt nhân tích cực, những trụ cột của công tỵ

3.2.4. Hoàn thiện các chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động trong doanh nghiệp

3.2.4.1. Hoàn thiện chế độ đãi ngộ qua hê thống tiền lương

Tiền lương là một công cụ chủ yếu mà các Ban quản trị và các nhà quản lý có thể sử dụng để khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn Hà Nội cho thấy các doanh nghiệp này, đặc biệt là các khách sạn có mức tiền lương bình quân thấp so với các nhóm doanh nghiệp khác. Do đó, vấn đề hoàn thiện công tác

tiền lương trong các khách sạn nhà nước hiện nay sẽ có tác động trực tiếp đến động cơ và thái độ của người lao động trong việc phấn đấu đạt năng suất lao động cao trong quá trình kinh doanh.

Tiền lương quyết định trực tiếp lợi ích của người lao động, là một trong các loại lợi ích kinh tế mà các nhà quản lý doanh nghiệp cần quan tâm nâng cao trong sự hài hòa với các lợi ích kinh tế khác của nhà nước, của doanh nghiệp. Trên phương diện khác, tiền lương là một trong cá loại chi phí cơ bản, chi phí lao động mà các doanh nghiệp cần tiết kiệm nhằm đạt hiệu quả kinh doanh caọ Để giải quyết mâu thuẫn nà, các công ty cổ phần hóa cần phải đạt được tốc độ tăng của năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân.

Để hoàn thiện công tác tiền lương trong doanh nghiệp, làm cho tiền lương thực sự là đòn bẩy kích thích người lao động, công ty cần sử dụng nguồn nhân lực của mình một cách có hiệu quả nhất. Vậy các công ty lữ hành cổ phần hóa cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Ban quản trị phải biết được giá trị của lao động trong từng loại công việc, nắm bắt được thông tin về khung lương, mức thu nhập cho từng loại lao động đó, công việc đó trên thị trường lao động để quyết định mức lương, trả công lao động hợp lý, tùy theo tính chất công việc, quan hệ cung cầu lao động trên thị trường và chiến lược sử dụng lao động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của công tỵ

- Mỗi công ty cần lựa chọn hình thức trả lương, trả công cho hợp lý, vừa khuyến khích được người lao động vừa đảm bảo các mục tiêu kinh doanh, phù hợp với quy mô, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đảm bảo các quy định của pháp luật đối với người lao động về tiền công, tiền lương. Hình thức trả lương hiện nay phù hợp nhất với các doanh nghiệp du lịch cổ phần hóa là khoán theo doanh thu hoặc thu nhập. Hình thức trả lương này giúp cho tiền lương của người lao động gắn với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương sẽ trở thành động lực thúc đẩy người lao động phấn đấu

theo các mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp duy trì hình thức trả lương theo giời gian và cấp bậc thì phần lương mềm (tiền thưởng) sẽ là yếu tố chủ yếu có tác dụng kích thích người lao động. Yếu tố này được lượng hóa thành các hệ số lương theo chất lượng lao động, theo thâm niên, theo ý thức chấp hành kỷ luật lao động, theo thành tích đột xuất….

- Để gắn tiền lương với chất lượng lao động, mỗi người lao động trong doanh nghiệp sau một thời gian làm việc (sau một tháng) thì cần đánh giá xếp loại theo các mức độ, ví dụ: tốt, khá, trung bình, chưa đạt, hoặc theo hạng A, B,C. Số lượng các mức đánh giá và mức độ hệ số tùy thuộc vào tính chất phức tạp hay đơn giản của công việc.

Nhiều doanh nghiệp có thời gian hoạt đông tương đối lâu như công ty cổ phần du lịch Việt Nam tại Hà Nội, công ty cổ phần thương mại và du lịch Thủ đô nên có một bộ phận không nhỏ người lao động gắn bó với doanh nghiệp tương đối lâu năm. Để có sự đãi ngộ thỏa đáng với những người này cũng như tạo ra sự gắn bó lâu dài của người lao động với doanh nghiệp , hạn chế tốc độ luân chuyển lao động do cơ chế thị trường tác động, các doanh nghiệp cổ phần nên sử dụng hệ só lương theo thâm niên trong quá trình tính lương cho người lao động

3.2.4.2. Thực hiện các hình thức thưởng và đãi ngộ khác đối với nhân viên

Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm khuyến khích vật chất đối với người lao động, nhằm thu hút sự quan tâm của họ tới năng suất, chất lượng và hiệu quả trong quá trình kinh doanh của công ty cổ phần hóạ

Ngoài khoản tiền thưởng thường xuyên từ quỹ lương đối với các công ty lữ hành cổ phần hóa thường áp dụng hình thức trả lương theo doanh thu hoặc khoán theo thu nhập, các công ty lữ hành cổ phần hóa cần linh hoạt áp dụng thêm nhiều hình thức tiền thưởng khác nhằm khuyến khích, động viên, kích thích kịp thời người lao động. Đối với các công ty lữ hành cổ phần hóa việc khai thác được nguồn khách thường xuyên có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại

và phát triển hoạt động của công tỵ Do vậy các công ty lữ hành cổ phần hóa cần áp dụng hình thức thưởng cho các nhân viên giới thiệu khách đến hoặc khoách đi tour cho doanh nghiệp. Mức thưởng xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu từ khách trong quá trình tiêu dùng của các dịch vụ của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng dịch vụ là yếu tố hết sức quan trọng đối với các công ty lữ hành. Các doanh nghiệp lữ hành cổ phần hóa có chỉ số thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cao hơn so các công ty tư nhân nhưng lại thấp hơn các công ty liên doanh. Vì vậy, cùng với các biện pháp nhầm nâng cao chất lượng dịch vụ, các công ty cổ phần hóa cần có những hình thức khuyến khích vật chất đối với nhân viên được khách hàng khen ngợi, được các đồng nghiệp tín nhiệm và được người quản lý trực tiếp xác nhận. Mức thưởng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên mức tiền lương tháng của người đó.

Ngoài ra các doanh nghiệp du lịch cũng nên duy trì các hình thức thưởng khác trong quá trình kinh doanh như thưởng cuối năm, cuối quý,thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh, thưởng sáng kiến, thưởng tiết kiệm….

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp lữ hành được cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 114)