Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp lữ hành được cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 91)

Qua nghiên cứu có thể thấy việc sử dụng nguồn nhân lực hiện nay còn chưa thực sự hiệu quả do một số các nguyên nhân sau :

2.3.2.1 Nguyên nhân về tổ chức, quản lý doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp du lịch cổ phần hóa đều chưa nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Với đội ngũ lao động từ cơ chế bao cấp trước đây để lại, với tư cách tổ chức lao động ít nhiều còn bị ảnh hưởng của chế độ cũ nếu không có một chiến lược quản trị và phát triển nguồn nhân lực thích hợp với cơ chế thị trường đặc biệt là khi có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài và các công ty liên doanh khi Việt Nam gia nhập WTO

Một trong các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quản trị và phát triển nguồn nhân lực là các doanh nghiệp du lịch cổ phần hóa trước hết là phải cân đối lại đội ngũ lao động của mình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để có các phương án điều chỉnh và bổ sung lực lượng lao động thích hợp để có các phương án điều chỉnh và bổ sung lực lượng lao động thích hợp có thể đảm đương được các chức năng, nhiệm vụ đó và thực thi được tất cả các mục tiêu đề rạ

Tuy nhiên với việc cân đối lực lượng lao động hiện tại này sẽ tất yếu xác định được đội ngũ lao động không thể đảm đương được công việc theo các mục tiêu mới nhưng chưa thể loại bỏ những người này một cách dễ dàng vì họ còn trong độ tuổi lao động và hợp đồng lao động của họ là dài hạn, vẫn còn hiệu lực.

Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các công ty còn hạn chế do chưa coi trọng công tác tuyển dụng nhân sự, chưa thực sự tìm kiếm lựa chọn những người có khả năng, trình độ phù hợp với vị trí công tác cần bổ sung. Việc tuyển dụng vẫn còn mang dấu ấn của cung cách làm việc trước đây là sự quen biết, gửi gắm, giới thiệu, áp đặt…của cơ quan cấp trên hoặc những người có thẩm quyền.

Việc bố trí lao động cũng chưa thật sự quán triệt nguyên tắc đúng người, đúng việc vì cho rằng mọi nghiệp vụ nếu làm nhiều sẽ quen. Công tác đãi ngộ nhân lực thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng chưa đủ làm chất keo kết dính sự gắn bó của người lao động với các doanh nghiệp cổ phần hóạ

Tình trạng trên vẫn còn do trình độ lãnh đạo kinh doanh, quản lý, điều hành tác nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý trong các công ty cổ phần còn nhiều hạn chế. Đội ngũ quản lý còn chưa thực sự chuyến biến kịp thời và nhạy bén với cơ ché hoạt động kinh doanh mới, chưa thực sự ý thức được mọi hoạt động kinh doanh phải hướng vào mục tiêu hiệu quả kinh tế và xã hội

2.3.2.2. Nguyên nhân về tâm lý, văn hóa

Khi chuyển sang cơ chế thị trường, đội ngũ nhân viên của các công ty lữ hành cổ phần hóa chưa được chuẩn bị kỹ về tâm lý kinh doanh, chưa hiểu đúng đắn về Marketing hiện đại do vậy thái độ phcuj vụ định hướng khách hàng chưa được thiết lập, nhiều người còn quan niệm phục vụ là nghĩa vụ nên dẫn đến thiếu nhiệt tình, chu đáo và tôn trọng khách.

Các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến các biện pháp tác động đến tâm lý lao động của nhân viên. Công tác tuyên truyền giáo dục đội ngũ lao động chưa được coi trọng, các biện pháp khuyến khích người lao động cả về vật chất và tinh thần chưa được kịp thờị

Môi trường văn hóa doanh nghiệp cũng tác động rất lớn đến năng lực làm việc của đội ngũ lao động. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành cổ phần hóa trừ một số công ty lớn như Công ty cổ phần du lịch Việt Nam tại Hà Nội chưa tạo ra nét đặc trưng về văn hóa trong môi trường làm việc của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp lữ hành cổ phần hóa nói riêng hay các doanh nghiệp du lịch nói chung đều có tính định hướng văn hóa rất cao, nét văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua văn hóa giao tiếp của nhân viên với khách hàng, văn hóa giữa nhân viên với nhau trong quá trình phối hợp cung ứng các dịch vụ có chất lượng tốt cho khách hàng, văn hóa lãnh đạo của các cấp quản lý doanh nghiệp với người lao động trong quá trình triển khai và thực hiện các

biện pháp nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Những khía cạnh văn hóa trên tạo lập một bầu không khí chung, môi trường làm việc làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Các công ty lữ hành cổ phần hóa chưa thực sự chú trọng và tạo lập được môi trường lao động trong nội bộ doanh nghiệp trên các khía cạnh văn hóa như vây

2.3.2.3. Nguyên nhân về đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo và bồi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng và sự phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp lữ hành cổ phần hóa nói riêng và các công ty lữ hành nói chung. Công tác này chủ yếu là được tiến hành ở hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia và tại các doanh nghiệp

a) Hệ thống cơ sở đào tạo về lữ hành

Hệ thống cơ sở đào tạo Du lịch tăng lên về số lượng, năng lực đào tạo, phong phú về chuyên ngành và trình độ đào tạo, từng bước có những tiến bộ về chất lượng.

Trong những năm qua, các cơ sở đào tạo về Du lịch có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng cho yêu cầu của Ngành. Tuy nhiên, so với yêu cầu đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp hóa-hiện đại hóa và phát triển Du lịch trước mắt và lâu dài, hệ thống giáo dục và đào tạo của đất nước ta về Du lịch còn nhiều bất cập, thể hiện rất rõ nét. Quy mô đào tạo còn nhỏ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo còn thiếu thốn, lạc hậụ Nội dung giáo dục hiện tại còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chắp vá. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục kiến thức văn hóa, khoa học cơ bản, lý thuyết chuyên ngành với đòi hỏi của thực tiễn của Ngành. Chưa bám sát với yêu cầu phát triển của Ngành để đào tạo ra đội ngũ làm Du lịch. Nội dung giáo dục chưa được thống nhất trong chương trình khung do Nhà nước quản lý.

Nhìn chung hệ thống cơ sở đào tạo Du lịch đều mới phát huy năng lực đào tạo những năm gần đâỵ Dưới góc độ quản lý về giáo dục đào tạo và chuyên môn ngành, hệ thống cơ sở đào tạo Du lịch còn chịu nhiều ảnh hưởng

của cơ chế quản lý cũ. Hiện tại các cơ sở đào tạo Du lịch chịu sự quản lý đồng thời của Bộ giáo dục đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và xã hội (Tổng cục Dạy nghề) và Tổng cục Du lịch. ở địa phương các cơ sở đào tạo Du lịch còn trực thuộc Uỷ ban Nhân dân Tỉnh thông qua quản lý của các Sở, ban, ngành tương ứng.

Đa số giáo viên giảng dạy ở bậc đào tạo này đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức thực tế phong phú, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cả chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của cơ chế kinh tế mớị Tổng cục Du lịch cũng quan tâm nhiều đến công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên nòng cốt của Ngành để từ đó nhân rộng ra cả nước. Đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được ưu tiên từ nhiều nguồn, trong đó có đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ tài trợ nước ngoài, từ nguồn kinh phí tự có của các cơ sở đào tạọ

Hiện nay các cơ sở đào tạo nói chung và cơ sở đào tạo Du lịch nói riêng có chương trình và giáo trình giảng dạy rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành chưa xây dựng những tiêu chỉ cụ thể về chuyên môn làm căn cứ cho các cư sử đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình dẫn đến nội dung đào tạo của các cơ sở không thống nhất, không có quy chuẩn tối thiểu về nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch cho từng bậc học, từng ngành học. Do đó học sinh tốt nghiệp ra trường khó xác định trình độ tay nghề hoặc trình độ quản lý ở mức nàọ Việc bổ sung cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy cũng phụ thuộc chủ yếu vào từng cơ sở đào tạọ

Nhu cầu lao động được đào tạo nghiệp vụ lữ hành của ngành rất lớn, tuy nhiên không vì thế mà học sinh tốt nghiệp ra trường đều dễ kiếm việc làm. Học sinh tốt nghiệp hệ nghề và trung học thường được tiếp cận nghề nghiệp khi ở trong trường nhiều hơn sinh viên hệ đại học cao đẳng. Có thời gian tiếp cận với thực tế và trực tiếp được tham gia các hoạt động nghề nghiệp trong

quá trình học ở lớp, thực tập tại cơ sở. Do đó, tỷ lệ học sinh nghề và trung cấp tìm được việc làm đúng nghề thường cao hơn nhiều so với sinh viên đại học cao đẳng. Hầu hết các trường đào tạo đại học Du lịch đều có thống kê tỷ lệ học sinh ra trường tìm được việc làm (80-90 %). Nhưng trong thực tế, số tìm được việc làm đúng với chuyên môn được đạo tạo chiếm tỷ lệ không caọ Nhìn chung vẫn còn khoảng cách giữa yêu cầu của người sử dụng lao động và sản phẩm của các cơ sở đào tạo, nhất là bậc đại học. Khoảng cách này sẽ được thu hẹp nhanh nhờ cơ chế kinh tế thị trường, tạo ra sự điều tiết khách quan, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của các cơ sở đào tạo và bản thân học sinh, sinh viên.

Những năm qua, phần lớn các trường lớp, cơ sở đào tạo về Du lịch đều tích cực trong việc khắc phục khó khăn nâng cao khả năng đào tạo để thích ứng với cơ chế kinh tế mới mới và đã đào tạo bồi dưỡng cho Ngành một lực lượng lao động đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển Du lịch. Tuy vậy, vần còn những bất cập về qui mô, cơ cấu và chất lượng và hiệu quả đào tạo, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới quản lý và phát triển Du lịch cả trước mắt và lâu dàị Phần lớn các trường, lớp về Du lịch quy mô đào tạo nghề còn nhỏ bé; cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa có môi trường sư phạm, môi trường nghề nghiệp thuận lợị Cơ chế chính sách của nhà nước và của ngành về phát triển đào tạo lý thuyết đi đôi với thực hành chưa rõ ràng, chưa hợp lý. Chương trình, giáo trình giảng dạy phần nhiều còn chắp vá, chưa cơ bản, chưa bám sát và đáp ứng yêu cầu yêu cầu sản xuất kinh doanh của Ngành; đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, không đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ , phương pháp sư phạm và ngoại ngữ. Do đó dẫn đến trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ của phần lớn học sinh, sinh viên Du lịch khi ra trường chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của người sử dụng lao động. Như vậy, hiệu quả đào tạo chưa cao, đầu tư chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

b. Đào tạo lại tại các doanh nghiệp lữ hành cổ phần hóa

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm tự đào tạo đội ngũ nhân viên của mình bằng các chương trình tại chỗ và ngay tại nơi làm việc, tuy nhiên chưa nhiều và chưa đồng đềụ Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô lớn và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài mới có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên của mình một cách cụ thể.

Ngoài ra, kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Qua quá trình khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều khẳng định có chương trình đào tạo nhân viên hàng năm. Tuy nhiêu hầu hết các doanh nghiệp chỉ thực hiện hình thức đào tạo như kèm cặp, người đi trước hướng dẫn người đi sau, rất ít doanh nghiệp chủ động liên kết với các trường để đào tạo , hay áp dụng hình thức đào tạo như mời chuyên chuyên gia, giáo viên đến bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên. Như vậy các doanh nghiệp còn hạn chế về hình thức tổ chức đào tạo bồi dưỡng, hầu hết chỉ mang tính chất kèm cặp, bồi dưỡng tại chỗ, chưa chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo để mở các lớp bồi dưỡng khác nhau theo đúng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Tự đánh giá về đội ngũ lao động của mình, hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đều cho rằng đội ngũ lao động hiện tại của họ chỉ đáp ứng được yêu cầu công việc ở mức khá. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp chưa tự định hướng được chất lượng dịch vụ, nhằm tạo lập một hình ảnh tốt đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành như trên bởi các nguyên nhân sau:

(1). Về nhận thức: Nhận thức về du lịch nói chung và về phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng trong những năm qua đã được nâng lên một bước, nhưng chưa có sự thống nhất, đầy đủ ở các cấp, các ngành, ở các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp và chưa phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch; dẫn đến sự phối hợp liên ngành và phân công phân cấp chưa cụ thể, còn có những việc bỏ sót hoặc chồng chéọ

(2).Về định hướng chung và biện pháp cụ thể : Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch và quy hoạch lao động ngành Du lịch là cơ sở định hướng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đến nay vẫn chưa được xây dựng; chậm quy hoạch và triển khai xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch; và chưa có đánh giá chính thức, cụ thể về nhu cầu đào tạo du lịch và định hướng cho người lao động về ngành nghề khi tham gia vào thị trường lao động du lịch. Việc chỉ đạo thực hiện chủ trương đào tạo toàn diện, bồi dưỡng chuyên sâu nhân lực du lịch đã được chú ý, nhưng chưa thường xuyên và sát sao, thiếu các biện pháp hiệu quả. Mặt khác, tình trạng bất cập về cơ sở vật chất, giáo trình và giáo viên và hình thức đào tạo chưa thật đa dạng, chưa áp dụng được một cách phổ biến hình thức đào tạo từ xa, đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cũng là những nguyên nhân tác động không nhỏ. Kinh phí cho bồi dưỡng công chức, viên chức sự nghiệp hạn hẹp; việc xã hội hoá trong huy động nguồn kinh phí cho đào tạo và bồi dưỡng chưa được chú ý.

(3). Đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức: Một số ngành, địa phương và doanh nghiệp chưa coi việc đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch là đầu tư phát triển, chưa nhận thấy lợi ích to lớn và lâu dài của việc đầu tư vào kỹ năng, nhân tàị Tuy đầu tư của Nhà nước cho đào tạo nhân lực du lịch không thấp và lại có thêm nguồn thu từ học phí, nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chương trình, giáo trình đào tạo hiện đạị Một bộ phận nhỏ giáo viên và giảng viên còn có những biểu hiện chưa toàn tâm, toàn ý và chưa đạt tiêu

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp lữ hành được cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)