VACXIN PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh cúm gia cầm và sự đáp ứng miễn dịch của gà, vịt đối với vacxin h5n1 tại phú thọ (Trang 43)

5. Thời gian

1.9.VACXIN PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM

Để khống chế dịch cúm gia cầm, chúng ta đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhƣ giết hủy đàn gia cầm nhiễm bệnh, thực hiện kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và vệ sinh, khử trùng tiêu độc. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm vẫn liên tiếp xảy ra, trƣớc tình hình đó, ngày 14/7/2005 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có quyết định số 1715 QĐ/BNN - TY ban hành Quy định tạm thời về sử dụng vacxin phòng bệnh cúm gia cầm.

Phòng hộ chống lại bệnh cúm gia cầm là kết quả của đáp ứng miễn dịch chống lại protein Haemaglutinin (HA). Hiện nay đã xác định đƣợc 16 subtyp khác nhau từ H - H16. Ở mức độ nào đó chống lại protein Neuraminidae (NA) đã xác định đƣợc 9 subtyp từ N1 - N9. Các đáp ứng miễn dịch kháng lại protein bên trong nhƣ Nucleoprotein (NP) và protein Matrix (M) của virus đã đƣợc chứng minh là không đủ để tạo phòng hộ trên thực địa. Vì vậy, không có loại vacxin nào chung cho tất cả các virus cúm gia cầm. Trong thực tế, sự phòng hộ đƣợc tạo ra nhờ các subtyp Haemagglutinin có trong vacxin (Tô Long Thành, 2006) [37].

Cũng theo Nguyễn Tiến Dũng (2008) [15], khi virus nhân lên trong tế bào ký chủ sẽ có sự sai lệch trong sao chép, dẫn đến thay đổi một hay nhiều nucleotit, làm thay đổi cấu trúc của mã di truyền và protein HA. Sự biến đổi (đột biến) ở Gen HA quan trọng nhất. Để phòng bệnh, ngƣời ta phải chế tạo vacxin. Vacxin chống cúm dựa chủ yếu vào kháng nguyên HA. Do vậy hàng năm, nhóm chuyên gia về cúm của WHO thƣờng xuyên phải xem xét và chọn ra loại virus mới để sản xuất vacxin thay thế cho chủng virus năm trƣớc.

* Vacxin được sử dụng đúng sẽ đạt được một số mục đích:

Bảo hộ cho con vật không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và chết.

Giảm bài thải virus cƣờng độc nếu gia cầm bị nhiễm virus đó > 1000

lần so với gia cầm không đƣợc tiêm, ngừng hẳn sự bài thải virus vào ngày 13 -

Phòng đƣợc sự lây lan virus cƣờng độc do tiếp xúc.

Phòng hộ chống lại công cƣờng độc bằng virus thực địa, dù liều gây

nhiễm cao hay thấp.

Phòng hộ chống lại virus luôn thay đổi.

Tăng sức đề kháng của gà chống lại sự nhiễm virus cúm gia cầm

(Bùi Quang Anh và cộng sự, 2004 [2]; Ilaria Capua và cộng sự, 2004 22;

Tô Long Thành, 2006 37]).

*Các loại vacxin phòng bệnh hiện nay:

Vacxin vô hoạt đồng chủng: Ban đầu đƣợc sản xuất nhƣ các vacxin tự phát (autogenous), nghĩa là vacxin chứa cùng những virus cúm giống nhƣ chủng gây bệnh trên thực địa. Loại vacxin này đƣợc sử dụng rộng rãi ở

Mehico và Pakistan (Ilaria Capua và cộng sự, 2004 [22; Swayne D. E và cộng

sự, 2000 69]). Nhƣợc điểm của vacxin này là không phân biệt gia cầm đƣợc

tiêm chủng với gia cầm nhiễm virus thực địa qua kiểm tra kháng thể.

Vacxin vô hoạt dị chủng: Vacxin này đƣợc sản xuất tƣơng tự nhƣ vacxin vô hoạt đồng chủng. Điểm khác biệt là chủng virus sử dụng trong vacxin có kháng nguyên H giống chủng virus trên thực địa, còn kháng nguyên N dị chủng. Khi nhiễm virus trên thực địa, bảo hộ lâm sàng và giảm thải trừ virus ra ngoài môi trƣờng đƣợc đảm bảo bằng phản ứng miễn dịch sản sinh bởi kháng nguyên nhóm H đồng chủng, trong khi kháng thể chống N sản sinh bởi virus thực địa có thể sử dụng nhƣ chất đánh dấu sự lây nhiễm trên thực địa

(Ilaria Capua và cộng sự, 2004 [22; Capua I và cộng sự, 2000 [50]).

Đối với vacxin vô hoạt dị chủng, mức độ bảo hộ không tỷ lệ chặt chẽ với mức độ đồng chủng giữa vacxin và chủng trên thực địa (Swayne D. E và cộng sự, 2000) [69]. Đây là một ƣu điểm lớn cho phép thành lập ngân hàng vacxin, bởi vì giống gốc không chứa virus có mặt trên thực địa.

Vacxin tái tổ hợp: Một vài loại vacxin tái tổ hợp virus đậu gà chứa kháng nguyên H5, H7 đã đƣợc sử dụng, trong đó virus đậu gà đƣợc sử dụng

nhƣ một vecter dẫn truyền. Ngoài ra ngƣời ta cũng đã sử dụng virus viêm thanh khí quản truyền nhiễm làm vecter dẫn truyền (Luschow D, 2001) [64].

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Cáp Nhĩ Tân đã sản xuất

thành công vacxin tái tổ hợp phòng chống bệnh cúm gia cầm và Niucatxơn, vacxin có thể dùng theo đƣờng tiêm, đƣờng miệng, đƣờng mũi hoặc theo phƣơng pháp khí dung. Đến cuối tháng 12/2005 Trung Quốc đã sản xuất đƣợc một tỉ liều (Tô Long Thành, 2006) [37]. Sử dụng vacxin tái tổ hợp có vecter dẫn truyền cho phép phân biệt đƣợc con vật nhiễm bệnh tự nhiên và con vật đƣợc tiêm chủng.

Trƣớc khi sử dụng một loại vacxin mới trên diện rộng, cần đánh giá tính an toàn ở con vật đƣợc dùng vacxin, vấn đề an toàn của môi trƣờng, độ tinh khiết và hiệu lực của vacxin (Tô Long Thành, 2006) [37].

* Một số loại vacxin phòng bệnh cúm gia cầm và cách sử dụng:

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), các loài gia cầm trong diện tiêm bao gồm: các loại gà giống thƣơng phẩm, gà thịt,

gà chọi. Các loại vịt nhƣ vịt giống, vịt đẻ trứng thƣơng phẩm, vịt thịt. Các loại

ngan nhƣ ngan giống, ngan đẻ trứng thƣơng phẩm và ngan thịt, kể cả ngỗng. Một số loại vacxin đang sử dụng hiện nay là vacxin Trovac- AIVH5, vacxin chết chủng H5 của Trung Quốc, vacxin H5N1 của Trung Quốc, vacxin H5N9 của Trung Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với gà và vịt: Gà 1 ngày tuổi sử dụng vacxin Trovac- AIVH5 nhỏ mắt, mũi. Vacxin chết chủng H5N1 của Trung Quốc tiêm cho gà và vịt từ 15 ngày tuổi trở lên. Gà tiêm 1 mũi và sau 4 tháng tiêm nhắc lại, gà từ 15 đến 34 ngày tuổi tiêm 0,3 ml vào da cổ, gà từ 35 ngày tuổi trở lên tiêm 0,5 ml vào cơ ngực. Vịt tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần và 4 tháng sau tiêm nhắc lại, vịt 15-34 ngày tuổi tiêm 0,5 ml vào da cổ, vịt 35 ngày tuổi trở lên tiêm 1ml vào cơ ngực. Riêng ngỗng tiêm mũi hai 1,5ml.

Đối với ngan: Sử dụng vacxin H5N9 tiêm cho ngan từ 21 ngày tuổi trở lên, mũi 2 cách mũi 1 sau 4 tuần và 4 tháng sau tiêm nhắc lại.

Đối với vacxin TROVAC-ALVH5 ở dạng đông khô, tiêm dƣới da 0,2 ml cho gà 1 ngày tuổi nuôi thịt theo phƣơng thức nuôi công nghiệp có tác dụng tạo miễn dịch phòng bệnh cúm trong 20 tuần và miễn dịch chống bệnh đậu gà trong 10 tuần kể từ sau khi tiêm (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2007) 4.

Vacxin đƣợc bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2- 8o

C (không để trong ngăn đá), vận chuyển trong hộp xốp hoặc bình bảo ôn lạnh. Trƣớc khi tiêm phải để chai vacxin ra ngoài để đảm bảo nhiệt độ vacxin bằng nhiệt độ

môi trƣờng (khoảng 250

C) và lắc kỹ chai vacxin trƣớc khi tiêm.

*Khuyến cáo của OIE về việc sử dụng vacxin phòng chống cúm gia cầm:

Theo quan điểm của OIE và FAO, vacxin cần đƣợc sử dụng trong một chiến lƣợc toàn diện phòng chống bệnh cúm gia cầm, bao gồm 5 công đoạn là an toàn sinh học, nâng cao nhận thức ngƣời dân, chẩn đoán và giám sát, loại bỏ gia cầm nhiễm bệnh và sử dụng vacxin [4].

- Trƣớc khi sử dụng vacxin cần phải lƣu ý đƣợc chứng minh trên bản

động vật là có đủ khả năng bảo hộ chống lại sự xâm nhập của virus thực địa.

Vacxin cần phải đƣợc sản xuất theo công nghệ đã tiêu chuẩn hoá để đảm bảo có một vacxin hiệu quả và phù hợp về chủng virus.

-Cần có các hoạch định trƣớc về bảo quản tốt vacxin, phân phối và sử

dụng vacxin.

- Đảm bảo đƣợc việc giám sát huyết thanh học và virus học để xác định virus cƣờng độc có lƣu hành trong đàn gia cầm đƣợc dùng vacxin hay không.

- Phải có một kế hoạch loại trừ (exit strategy) để phòng tránh việc sử dụng vĩnh viễn vacxin.

* Ưu điểm của tiêm chủng:

- Giảm đáng kể virus bài xuất trong đàn gia cầm nhiễm bệnh. - Giảm thiểu nhu cầu loại thải những đàn gia cầm khỏe mạnh.

- Là phƣơng án thay thế khả thi đối với những đàn gia cầm có giá trị cao và gia cầm chăn nuôi gia đình, chim cảnh.

- Giảm thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp.

* Nhược điểm của tiêm chủng:

- Không phù hợp với quy định thƣơng mại quốc tế. Tiêm chủng đƣợc chấp nhận nhƣ một biện pháp khống chế dịch cúm gà của OIE.

- Những đàn gia cầm đƣợc tiêm phòng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng bệnh cúm, khó phát hiện dịch và khống chế dịch sớm.

* Chiến lược DIVA:

DIVA (Differentiating Infected from Vaccinated Animals) là một chiến lƣợc dùng để "Phân biệt động vật nhiễm bệnh với động vật đã đƣợc chủng vacxin". Sử dụng vacxin chứa một chủng virus có kháng nguyên nhóm H tƣơng đồng và kháng nguyên nhóm N không tƣơng đồng với virus gây bệnh thực địa nhằm "đánh dấu" con vật có kháng thể do tiêm phòng với con vật có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên. Lựa chọn vacxin tƣơng đồng không hoàn toàn để cho thấy không có virus môi trƣờng đang lƣu hành trong đàn gia cầm dùng vacxin. Nhóm H tƣơng đồng đảm bảo tính bảo hộ, còn khả năng phân biệt gà tiêm phòng và gà nhiễm bệnh dựa vào đáp ứng huyết thanh nhóm N bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Gà đã tiêm phòng chỉ dƣơng tính với nhóm N trong vacxin, còn nếu dƣơng tính với nhóm N của virus môi trƣờng cho thấy đã nhiễm bệnh (Capua và Maragon, 2002) [23].

Trong kế hoạch dự phòng tiêm chủng vacxin phải dự đoán trƣớc đƣợc ngân hàng vacxin đã cấp phép, cho phép bắt buộc thực hiện chiến lƣợc "phân biệt con vật bị nhiễm với con vật tiêm chủng vacxin" (Tô Long Thành, 2007) [38].

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh cúm gia cầm và sự đáp ứng miễn dịch của gà, vịt đối với vacxin h5n1 tại phú thọ (Trang 43)