Tình hình bệnh cúm gia cầm từ cuối năm 2003 đến nay

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh cúm gia cầm và sự đáp ứng miễn dịch của gà, vịt đối với vacxin h5n1 tại phú thọ (Trang 56)

5. Thời gian

3.1.1.Tình hình bệnh cúm gia cầm từ cuối năm 2003 đến nay

Chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm H5N1 của tỉnh Phú Thọ từ năm 2003 đến thời điểm tháng 10 năm 2009. Kết quả điều tra đƣợc thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm tình từ năm 2003 - 2009

Năm Tổng số gia cầm

của năm (con)

Số gia cầm mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc ( %) Cuối 2003- đầu 2004 9.784.785 125.786 1,28 2005 10.074.490 14.319 0,14 2006 9.075.685 0 0,00 2007 9.125.423 370 0,004 2008 8.421.900 2.038 0,0024 2009 8.930.900 0 0,00 Tổng 55.413.183 142.513 0,26

Tạitỉnh Phú Thọ, dịch cúm ra cầm bắt đầu xảy ra cùng với dịch cúm

trong phạm vi toàn quốc. Dịch bắt đầu xẩy ra rất mạnh từ cuối năm 2003 - đầu năm 2004, dịch xảy ra bất ngờ làm cho số gia cầm bị chết và tiêu huỷ là 125.786 con chiếm 1,28 % số gia cầm trên địa bàn của tỉnh. Từ khi dịch xảy ra, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tích cực đề ra các biện pháp phòng và chống bệnh. Trong đó, biện pháp tích cực nhất là tiêm phòng và vệ

sinh phòng bệnh. Tuy nhiên vẫn không thanh toán đƣợc bệnh vì đây là một bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan nhanh. Đến năm 2005 dịch lại bùng phát trở lại, số gia cầm bị mắc bệnh và chết là 14.319 con, chiếm tỷ lệ 0,14 %. Trong đợt dịch này, do đã có sự chủ động trong phòng bệnh nên số gia cầm bị mắc bệnh và chết cũng ít hơn so với năm 2004. Năm 2006 thì không bị dịch bệnh xảy ra. Năm 2007, dịch lại xảy ra làm cho số gia cầm bị mắc bệnh và

tiêu huỷ là 370 con (chiếm tỷ lệ 0,004 %). Năm 2008, dịchtiếp tục phát ra làm

số gia cầm mắc bệnh, bị chết và tiêu huỷ là 2.038 con, chiếm tỷ lệ 0,024 %. Từ đầu năm 2009 đến nay chƣa có một ổ dịch cúm nào xảy ra.

Nhƣ vậy, nhìn tổng quan từ cuối năm 2003 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã xảy ra 4 đợt dịch cúm gia cầm (năm 2003 - đầu 2004; 2005 xảy ra 2 đợt; năm 2007, năm 2008). Trong đó, đợt dịch cuối năm 2003 - đầu 2004 xảy ra nặng nề nhất. Vì số gia cầm bị mắc bệnh và buộc phải tiêu huỷ là lớn nhất. Do dịch xảy ra bất ngờ nên các địa phƣơng không kịp đề ra biện pháp đối phó kịp thời. Những đợt dịch về sau do có kinh nghiệm và chủ động trong việc dập dịch nhƣ: vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng, nghiêm cấm vận chuyển lƣu thông gia cầm từ vùng có dịch sang các vùng khác trong tỉnh. Vì vậy, khi dịch vừa xảy ra đã tổ chức tiêu diệt toàn bộ gia cầm trong ổ dịch và dập ngay dịch, không để dịch khác lây lan. Mặt khác, do chúng ta đã làm tốt công tác tuyên truyền để ngƣời dân để biết đƣợc các biểu hiện của bệnh, tính chất nguy hiểm của bệnh vì bệnh lây lan sang ngƣời. Do đó, ngƣời dân có ý thức cao, khi phát hiện ra bệnh xảy ra ở gia cầm là báo ngay cho cơ quan thú y để có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời ngƣời chủ nuôi có ý thức tốt hơn trong việc thực hiện tiêm phòng cho đàn gia cầm tại gia đình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh cúm gia cầm và sự đáp ứng miễn dịch của gà, vịt đối với vacxin h5n1 tại phú thọ (Trang 56)