Đặc điểm hình thái các loài cá nước ngọt phổ biến thu tại ĐBSCL ,Việt

Một phần của tài liệu Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền (Trang 40)

hường vện – Datnioides polota. Theo đó, 2 loài này được xếp vào nhóm VU (Vulnerable) – Sẽ nguy cấp (Sách đỏ Việt Nam, 2007).

3.1.2. Đặc điểm hình thái các loài cá nước ngọt phổ biến thu tại ĐBSCL, Việt Nam Việt Nam

(1)Mastacembelus favus Hora, 1924 – Cá chạch lấu Tên tiếng Anh (FAO name): Tire track eel

Tên địa phương: Cá chạch lấu, cá chạch bông.

Theo FishBase http://www.fishbase.org/ (cập nhật tháng 4/2014),

Mastacembelus favus có hệ thống phân loại như sau:

Bộ: Cá mang liền – Synbranchiformes

Họ: Cá chạch sông – Mastacembelidae

Giống: Cá chạch – Mastacembelus (Scopoli, 1777)

Hình 3.2a – Hình dáng cá chạch lấu Mastacembelus favus. (Thanh tỷ lệ = 1,5 cm)

Danh pháp tương tự: Mastacembelus armatus (Lacepède,1800) Mastacembelus favus (Hora, 1923)

Địa điểm thu mẫu :Tỉnh An Giang

 Đặc điểm hình thái

M. favus có đầu nhỏ, ngắn và dẹp bên, trên đầu có một vạch màu nâu thẫm. Mõm cá dài nhọn. Thân cá dài, hình ống, phần trước tròn, phần sau dẹp bên. Chiều cao thân trung bình 1,97 ± 0,17 cm (n = 3), chiều dài trung bình 17,8 ± 0,5cm (n = 3) và khối lượng trung bình 30,19 ± 3,21 g (n = 3) (Bảng 3.2). Trên thân cá có các vân mạng lưới màu nâu đậm bao quanh các đốm màu nâu nhạt hơn, dạng hình yên ngựa ở trên lưng, hình tròn ở bên hông. Vây ngực tròn, có 20 – 25 tia mềm. Vây

lưng dài chia làm hai phần: Phần trước gồm 33 – 34 gai cứng, nhọn, gai cuối cùng to và dài nhất; phần sau gồm 74 – 80 tia mềm. Không có vây bụng. Vây hậu môn có 3 tia gai cứng, 71 – 19 tia mềm. Vây đuôi ngắn, có khoảng 12 – 15 tia mềm. Vây đuôi nối liền với vây lưng và vây hậu môn, có màu đen (Hình 3.2b).

Hình 3.2b – Đặc điểm hình thái cá chch lu Mastacembelus favus

1– Mõm dài nhọn; 2 – Vây ngực tròn; 3 – Trên thân có các đốm tròn màu nâu nhạt; 4 – Phần trước vây lưng gồm 33 – 34 gai cứng, nhọn; 5 – Vây lưng và vây hậu môn nối liền với vây đuôi.

 Tập tính sống

M. favus sống ở vùng nước ngọt, nơi có nhiều sỏi và ẩn mình ở đó vào ban ngày. Chúng hoạt động về đêm, thức ăn chủ yếu là ấu trùng, côn trùng đáy và một số thực vật thủy sinh (Rainboth, 1996).

 Phân bố

M. favus xuất hiện ở khắp các lưu vực thuộc sông Mekong, được ghi nhận phân bố nhiều ở Thái Lan và bán đảo Malay (Rainboth, 1996). Ở ĐBSCL, nghiên cứu hiện tại phát hiện sự có mặt của chúng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Nhận xét: Loài M. favus nghiên cứu hiện tại thu được có đặc điểm hình thái giống với mô tả của Rainboth (1996), Nguyễn Văn Hảo (2005b), Trần Đắc Định và cs (2013). Kích thước lớn nhất của M. favus ghi nhận được là 70 cm (Trần Đắc

Định và cs, 2013). M. favus có đặc điểm hình thái dễ nhầm lẫn với M. armatus

(Lecepède, 1800), nhưng loài này có các đốm màu lớn, gần như phủ hết bề mặt thân, dọc đường bên có đường màu.

(2)Syncrossus helodes Sauvage, 1876 – Cá heo rừng

Tên tiếng Anh (FAO name): Tiger botia Tên địa phương: Cá heo rừng, cá heo sọc

Theo FishBase http://www.fishbase.org/ (cập nhật tháng 4/2014), S. helodes

có hệ thống phân loại như sau:

Bộ: Cá chép – Cypriniformes

Họ: Cá chạch – Cobotidae

Phân họ: Cá chạch cát – Botiinae (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giống: Cá heo – Syncrossus (Blyth, 1860)

Hình 3.3a – Hình dáng cá heo rừng Syncrossus helodes. (Thanh tỷ lệ = 1 cm)

Danh pháp tương tự: Botia helodes (Sauvage, 1876) Botia hymenophyra (Günther, 1892)

Địa điểm thu mẫu: Tỉnh Cần Thơ

 Đặc điểm hình thái

S. helodes có 2 đôi râu dài dính nhau ở đầu mõm và 1 một đôi râu hàm ở góc miệng. Mắt cá nhỏ nằm về mặt lưng. Thân cá ngắn, dẹp bên, chiều cao thân trung bình 2,7 ± 0,1 cm (n = 4), chiều dài trung bình 10,6 ± 0,2 cm (n = 4) và khối lượng trung bình 43,28 ± 7,71g (n = 4) (Bảng 3.2). Lưng cá màu nâu pha xanh lục, về phía bụng nhạt dần. Mỗi bên có 10 – 15 sọc xiên màu xanh đen, có các chấm đen. Vây ngực có 13 – 15 tia mềm. Vây lưng có 14 – 16 tia mềm, các chấm đen. Vây

bụng có 6 – 7 tia mềm. Vây hậu môn có 6 – 8 tia mềm. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn đều có màu vàng. Cán đuôi to, phía trên cán đuôi có đốm đen lớn hơn đốm đen dưới cán đuôi. Vây đuôi phân thùy, rãnh chẻ sâu 2/3 chiều dài vây, có những sọc ngang thẫm (Hình 3.3b).

Hình 3.3b – Đặc điểm hình thái cá heo rừng Syncrossus helodes

1 – Có 2 đôi râu dài dính nhau ở đầu mõm và một đôi râu hàm ở góc miệng; 2 – Vây lưng có các chấm đen; 3 – Thân có 10 – 15 sọc xiên màu xanh đen và các chấm đen; 4 – Đốm đen trên cán đuôi lớn hơn đốm đen dưới cán đuôi; 5 – Vây đuôi phân thùy sâu, có những sọc ngang thẫm.

Tập tính sống

S. helodes sống ở khu vực nước ngọt, thường được tìm thấy trong các con sông lớn với nền bùn dày (Kottelat, 1998). Cá kiếm ăn lúc chạng vạng hay về đêm. Chúng thuộc nhóm di cư nội sông (Rainboth, 1996), thường di cư vào vùng ngập trong mùa mưa và trở về sông trong tháng 11, tháng 12. Thức ăn của chúng là động vật thân mềm, ấu trùng, côn trùng đáy (Rainboth, 1996).

 Phân bố

S. helodes tập trung ở sông Mekong, sông Chao Phraya và phía bắc bán đảo Malay (Rainboth, 1996). Đối với ĐBSCL, nghiên cứu hiện tại ghi nhận sự xuất hiện

của chúng ở các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và nhiều nhất là ở An Giang, Đồng Tháp.

Nhận xét:Loài S. helodes nghiên cứu hiện tại thu được có đặc điểm hình thái giống với mô tả của Rainboth (1996), Nguyễn Văn Hảo (2005a), Nguyễn Thanh Tùng và cs (2005), Trần Đắc Định và cs (2013). Kích thước lớn nhất ghi nhận được của S. helodes là 30 cm (Trần Đắc Định và cs, 2013). Phân biệt S. helodes với một số loài có đặc điểm hình thái tương tự có thể gây nhầm lẫn: loài S. beauforti (Smith, 1931) dọc thân cũng có 12 – 15 vây sọc, nhưng rất nhạt màu; chủ yếu là có các chấm đen nhỏ phủ hết bề mặt thân; loài Yasuhikotakia lecontei (Fowler, 1937) có một đường bên từ mép trên lỗ mang đến giữa gốc vây đuôi, có một chấm đen lớn ở cán đuôi và không có các vệt đen trên thân.

(3)Yasuhikotakia modesta Bleeker, 1864 – Cá heo vạch

Tên tiếng Anh (FAO name): Redtail loach, Blue botia. Tên địa phương: Cá heo vạch, cá heo sọc

Theo FishBase http://www.fishbase.org/ (cập nhật tháng 4/2014),

Yasuhikotakia modesta có hệ thống phân loại như sau:

Bộ : Cá chép – Cypriniformes

Họ: Cá chạch – Cobotidae

Phân họ : Cá chạch cát – Botiinae

Giống : Cá heo vạch Yasuhikotakia (Nalband, 2002)

Hình 3.4a – Hình dáng cá heo vạch Yasuhikotakia modesta.(Thanh tỷ lệ = 1 cm)

Danh pháp tương tự: Botia modesta (Sauvage, 1864) Botiarubripinnis (Sauvage, 1876)

 Đặc điểm hình thái

Y. modesta có đầu vừa, dẹp bên. Mõm cá dài nhọn, có 2 đôi râu dính ở gốc và 1 đôi râu ở góc miệng. Mắt cá nhỏ. Chiều cao thân trung bình 2,35 ± 0,15 cm (n = 2), chiều dài trung bình 9,2 ± 0,1 cm (n = 2) và khối lượng trung bình 14,38 ± 4,39 g (n = 2) (Bảng 3.2). Thân cá có màu xanh dương, trên thân có các sọc mờ. Vây ngực có 1 tia gai cứng, 12 – 13 tia mềm. Vây lưng có từ 2 – 3 tia gai cứng, 7 – 8 tia mềm. Vây bụng có 1 tia gai cứng, 7 – 8 tia mềm. Vây hậu môn có 2 tia gai cứng, 5 – 7 tia mềm. Vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn và vây đuôi đều có màu đỏ. Ở gần gốc cán đuôi có 1 chấm tròn, đen. Vây đuôi phân thùy, rãnh sâu hơn ½ chiều dài vây

(Hình 3.4b).

Hình 3.4b – Đặc điểm hình thái cá heo vch Yasuhikotaka modesta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 – Có 2 đôi râu dính ở gốc và 1 đôi râu ở góc miệng; 2 – Thân màu xanh dương, trên thân có sọc mờ; 3 – Các vây có màu đỏ; 4 – Gần gốc cán đuôi có 1 chấm tròn đen

 Tập tính sống

Y. modesta sống ở các suối nước chảy mạnh, trên các bãi cát sỏi phẳng (Rainboth, 1996). Loài cá này thuộc nhóm cá di cư nội sông. Theo Poulsen và cs (2005), vào mùa mưa từ tháng 5 – 6, trứng và cá con theo dòng nước lũ lên, dạt vào các vùng ngập. Ở đấy chúng kiếm mồi và sinh trưởng trong suốt mùa lũ. Đến đầu mùa khô, khi nước bắt đầu xuống, chúng di cư ngược dòng đến nơi ẩn náu mùa khô thuộc các vực sâu của sông Mekong. Thức ăn của chúng là nhuyễn thể, ấu trùng và

côn trùng đáy. Chúng thường ẩn nấp trong các khe, hốc đá vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm (Rainboth, 1996).

 Phân bố

Y. modesta được tìm thấy khắp nơi ở lưu vực sông Mekong, từ Lào, Thái Lan và Myanmar ở phía Bắc cho đến ĐBSCL ở phía Nam (Poulsen và cs, 2005). Ở ĐBSCL, nghiên cứu hiện tại ghi nhận sự có mặt của chúng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Nhận xét: Loài Y. modesta nghiên cứu hiện tại thu được có đặc điểm hình thái giống với mô tả của Rainboth (1996), Nguyễn Văn Hảo (2005a), Nguyễn Thanh Tùng và cs (2005), Trần Đắc Định và cs (2013). Kích thước lớn nhất của Y. modesta

mà Trần Đắc Định và cs (2013) ghi nhận được là 25 cm. Phân biệt Y. modesta với loài Y. morleti (Tirant, 1885) có đặc điểm hình thái tương tự dễ gây nhầm lẫn: vây bụng, vây ngực và vây hậu môn Y. morleti cũng có màu đỏ, nhưng vây lưng và vây đuôi màu vàng nhạt, trên vây đuôi có nhiều chấm đen nhỏ.

(4)Acantopsis sp. – Cá khoai sông

Tên địa phương: Cá khoai sông, cá khoai

Theo FishBase http://www.fishbase.org/ (cập nhật tháng 4/2014), các loài thuộc giống Acantopsis thuộc hệ thống phân loại sau:

Bộ : Cá chép – Cypriniformes Họ: Cá chạch – Cobotidae

Phân họ : Cá chạch – Cobitinae

Giống : Cá khoai – Acantopsis (Van Hasselt, 1823)

Hình 3.5a – Hình dáng cá khoai sông Acantopsis sp. (Thanh tỷ lệ = 1 cm)

 Đặc điểm hình thái

Acantopsis sp. có thân trụ tròn dài, đầu dẹp bên, mõm đặc biệt dài. Mắt cá nhỏ nằm ở phía nửa sau đầu. Chiều cao thân trung bình 0,8 ± 0,05 cm (n = 4), chiều dài trung bình 8,67 ± 0,47 cm (n = 4) và khối lượng trung bình 17,01 ± 4,3 g (n = 4)

(Bảng 3.2). Có một đường giữa thân màu đen kéo dài từ sau nắp mang đến tận đuôi,

với các sọc xiên màu bạc chạy dọc theo. Vây ngực có 1 tia gai cứng, 89 tia mềm. Vây lưng có 3 tia gai cứng, 89 tia mềm. Vây bụng có 2 tia gai cứng, 78 tia. Vây hậu môn có 3 tia gai cứng, 56 tia mềm. Vây đuôi phân thùy nông (Hình 3.5b).

Hình 3.5b – Đặc điểm hình thái cá khoai sông Acantopsis sp.

1 – Đầu và mõm dài nhọn;2 – Đường giữa thân màu đen kéo từ sau nắp mang đến tận đuôi, với các sọc xiên màu bạc chạy dọc theo;3 – Vây đuôi phân thùy nông.

 Phân bố

Nghiên cứu hiện tại chỉ ghi nhận được Pangasius sp. ở tỉnh Cần Thơ

Nhận xét: Loài Acantopsis sp. nghiên cứu hiện tại thu được có đặc điểm hình thái giống với Acantopsis sp.2 trong mô tả của Rainboth (1996) và Acantopsis sp. trong mô tả của Trần Đắc Định và cs (2013). Kích thước lớn nhất của Acantopsis

sp. mà Trần Đắc Định và cs (2013) ghi nhận được là 13 cm. Loài Acantopsis choirohynchos (Günther, 1868) có hình dáng tương tự Acantopsis sp., nhưng có các sọc đen ở viền lưng, đường giữa thân có các điểm tròn đen nhỏ và vây đuôi có nhiều chấm đen.

(5)Henicorhynchus lobatus Smith, 1945 – Cá linh rìa đuôi vàng

Tên địa phương: Cá linh rìa, cá linh đuôi vàng

Theo FishBase http://www.fishbase.org/ (cập nhật tháng 4/2014),

Henicorhynchus lobatus có hệ thống phân loại như sau:

Bộ: Cá chépCypriniformes (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Họ: Cá chépCyprinidae

Giống: Cá linh – Henicorhynchus (Smith, 1945)

Hình 3.6a – Hình dáng cá linh Henicorhynchus lobatus.(Thanh tỷ lệ = 1 cm)

Danh pháp tương tự: Henicorhynchus siamensis (Rainboth, 1996) Địa điểm thu mẫu :Tỉnh Cần Thơ

 Đặc điểm hình thái

H. lobatus có mắt to, tròn. Thân cá dài, phần thân trước tròn, phần sau dẹp bên. Chiều cao thân trung bình 1,8 ± 0,1 cm (n = 4), chiều dài trung bình 7,8 ± 0,01 cm (n = 4) và khối lượng trung bình 8,9 ± 3,9 g (n = 4) (Bảng 3.2). Toàn thân cá màu trắng bạc, phủ vảy tròn, lớn, có từ 1112 hàng vảy. Vây ngực có 78 tia mềm. Vây lưng ngắn, không có tia gai cứng, 78 tia mềm. Vây bụng 78 tia mềm. Vây hậu môn có 67 tia mềm. Vây lưng, vây ngực, vây bụng và vây hậu môn đều có màu trắng. Vây đuôi lớn có màu vàng, dài và phân thùy hơn ½ chiều dài vây (Hình 3.6b).

Hình 3.6b – Đặc điểm hình thái cá linh Henicorhynchus lobatus

1 – Hàm trên dài hơn hàm dưới; 2 – Toàn thân màu trắng bạc, phủ vảy tròn, lớn; 3 – Vây đuôi lớn màu vàng, phân thùy hơn ½ chiều dài vây.

 Tập tính sống

H. lobatus sống ở tầng nước giữa hoặc tầng đáy nước ngọt, những vùng nước chảy chậm của lưu vực Mekong và Chao Phrya (Rainboth, 1996). Loài này thuộc nhóm cá di nội sông với các đợt di cư ở giữa khu vực Tonle Sap và thác Khone (MRC, 2002). Thức ăn của chúng là các loài rong tảo, giáp xác, sinh vật phù du (Rainboth, 1996).

 Phân bố

H. lobatus là một trong những loài cá có số lượng lớn trên sông Mekong (MRC, 2002), bởi vậy có thể dễ dàng thấy sự xuất hiện của chúng ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia. Đối với khu vực ĐBSCL, nghiên cứu hiện tại ghi nhận sự hiện diện của chúng ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Nhận xét: Loài H. lobatus nghiên cứu hiện tại thu được có đặc điểm hình thái giống với mô tả của Trần Đắc Định và cs (2013). Kích thước lớn nhất của H. lobatus mà Trần Đắc Định và cs (2013) ghi nhận được là 10,7 cm. Loài H. siamensis (Sauvage, 1881) có đặc điểm hình thái rất giống H. lobatus, phân biệt giữa 2 loài này nhờ đặc điểm mõm: mõm của loài H. lobatus dài hơn hàm dưới, còn mõm của loài H. siamensis ít khi dài hơn hàm dưới.

(6)Paralaubuca typus Bleeker 1864 – Cá thiểu mẫu

Tên tiếng Anh (FAO name): Pelagic river carp Tên địa phương: Cá thiểu mẫu, cá kết.

Theo FishBase http://www.fishbase.org/ (cập nhật tháng 4/2014),

Paralaubuca typus thuộc hệ thống phân loại như sau:

Bộ: Cá chépCypriniformes

Họ: Cá chépCyprinidae

Giống: Cá thiểu nam – Paralaubuca(Bleeker, 1864)

Hình 3.7a – Hình dáng cá thiểu mẫu Paralaubuca typus.(Thanh tỷ lệ = 1 cm)

Danh pháp tương tự : Chela paralaubuca (Günther, 1868)

Chela stigmabrachium (Fowler, 1934) Địa điểm thu mẫu :Tỉnh Đồng Tháp

 Đặc điểm hình thái

P. typus có thân dài, chiều cao thân cá trung bình 2,17 ± 0,17 cm (n = 3), chiều dài trung bình 8,96 ± 0,76 cm (n = 3) và khối lượng trung bình 53,94 ± 4,37 g (n = 3) (Bảng 3.2). Thân cá phủ vảy, nhưng chỉ phủ đến nắp mang, không phủ ngang mắt. Có một đường sọc màu vàng ngang qua thân. Đường bên không liên tục, chia thành 2 đoạn. Vây ngực dài nhọn, có 1 tia gai cứng, 1112 tia mềm. Vây lưng ngắn, thường có 2 tia gai cứng, 2527 tia mềm, màu vàng sẫm. Vây bụng có 1 tia gai cứng, khoảng 1617 tia mềm. Vây hậu môn thường có 3 tia gai cứng, 24

26 tia mềm màu vàng nhạt, phần rìa vây màu đen, càng gần phía bụng màu nhạt dần. Vây đuôi phân thùy, có màu vàng nhạt, viền rìa đen (Hình 3.7b).

Hình 3.7b – Đặc điểm hình thái cá thiểu mẫu Paralaubuca typus

1 – Vảy chỉ phủ đến nắp mang, không phủ ngang mắt; 2 – Có một đường sọc màu vàng ngang qua thân; 3 – Đường bên không liên tục, chia thành 2 đoạn; 4 – Vây đuôi phân thùy có màu vàng nhạt, viền rìa đen.

 Tập tính sống

P. typus thuộc nhóm cá di cư nội sông, thường di cư thành đàn lớn. Theo Poulsen và cs (2005), vào lúc bắt đầu mùa lũ (tháng 57), trứng và ấu trùng của P. typus trôi theo dòng nước đi vào vùng ngập như hệ thống sông Tonle Sap và ĐBSCL. Cá con và cá trưởng thành sống suốt mùa mưa trong vùng ngập. Khi vào mùa khô, mức nước bắt đầu xuống, chúng di cư trở lại dòng chính sông Mekong. Thức ăn chủ yếu là giáp xác và nhuyễn thể (Rainboth, 1996), trong mùa lũ cũng có thể ăn cây cỏ ngập nước, hạt thực vật (Poulsen và cs, 2005). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phân bố

P. typus phân bố rộng ở hạ lưu sông Mekong và hệ thống sông Chao Praya của Thái Lan (Poulsen và cs, 2005). Ở ĐBSCL, nghiên cứu hiện tại phát hiện sự có mặt của chúng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Nhận xét: Loài P. typus nghiên cứu hiện tại thu được có đặc điểm hình thái giống với mô tả của Rainboth (1996), Nguyễn Thanh Tùng và cs (2005), Trần Đắc Định và cs (2013). Kích thước lớn nhất của P. typus ghi nhận được là 15cm (Trần Đắc Định và cs, 2013). Loài Parachela siamensis (Gunther, 1868) có đặc điểm hình thái tương tự P. typus, nhưng đường bên thân liên tục, không bị đứt đoạn và có vảy che phủ đến ngang mắt.

(7) Cynoglossus feldmanni Bleeker, 1854 – Cá bơn phên

Tên tiếng Anh (FAO name): River tonguesole Tên địa phương: Cá bơn, cá lưỡi bò

Theo FishBase http://www.fishbase.org/ (cập nhật tháng 4/2014), Cynoglossus

Một phần của tài liệu Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền (Trang 40)