Phân loại hình thái

Một phần của tài liệu Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền (Trang 27)

Quan sát sơ bộ bên ngoài cơ thể cá (Hình 2.3), đo các chỉ tiêu hình thái (mm) (Hình 2.4), đếm các chỉ tiêu phân loại (Hình 2.5), cân trọng lượng (g) cơ thể. Cá được phân loại theo các khóa phân loại và mô tả của Rainboth (1996), Nguyễn Văn Hảo (2005), Trần Đắc Định và cs (2013). Xây dựng bộ mẫu cá và sắp xếp theo họ, giống. Mẫu được bảo quản ở phòng thí nghiệm trường Đại học Nha Trang.

Hình 2.3 – Một số bộ phận của bộ cá xương (theo Trần Đắc Định và cs, 2013)

 Đo các chỉ tiêu hình thái

Dùng tay hoặc kẹp để kéo căng các vây cá lên, sau đó dùng thước có chia độ đo (cm, mm) để đo kích thước các mẫu cá theo các chỉ tiêu sau:

- Chiều dài cá (L): đo từ đầu cá đến điểm cuối của thân cá. - Chiều dài cá bỏ đuôi (Lo): đo từ đầu cá đến cuống đuôi - Chiều cao thân cá (H): đo phần cao nhất của cơ thể cá. - Chiều dài đầu (T): đo từ phần đầu cá đến hết phần mang cá.

- Chiều dài gốc vây lưng (lD): đo từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc gốc vây lưng. - Chiều dài gốc vây hậu môn (lA): đo từ điểm khởi đầu gốc đến điểm kết thúc

- Chiều dài gốc vây ngực (lP): đo từ điểm khởi đầu gốc vây ngực đến cuối vây ngực.

- Chiều dài gốc vây bụng (lV): đo từ điểm khởi đầu gốc vây bụng đến cuối vây bụng.

Hình 2.4 – Các chỉ số đo trong phân loại cá (theo Rainboth, 1996)

 Đếm các chỉ tiêu phân loại

Dùng tay hoặc kẹp để kéo căng các vây cá lên, đếm các tia vây cứng, tia vây mềm và tia phân nhánh có trên các vây. Các chữ đầu của tiếng được dùng để ký hiệu cho các vây. D (Dorsal) – Số lượng tia và gai vây lưng (nếu có 2 vây lưng thì chia thành D1 và D2). V (Ventral) – Số lượng tia và gai vây bụng; A (Anal) – Số lượng tia và gai vây hậu môn; P (Pelvic) – Số lượng tia và gai vây ngực; C (Caudal) – Số lượng tia và gai vây đuôi (Hình 2.5). Số tia gai cứng được ký hiệu bằng chữ số La Mã, còn số lượng tia vây mềm ký hiệu bằng chữ số thường, cách nhau bằng dấu phẩy, dao động giữa các mẫu ghi bằng dấu gạch nối.

Hình 2.5 – Các chỉ số đếm trong phân loại cá (theo Rainboth, 1996)

Một phần của tài liệu Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)