Môi trƣờng với vùng nuôi thủy sản trên cát

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình (Trang 62)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.Môi trƣờng với vùng nuôi thủy sản trên cát

a) Về môi trường tự nhiên

Phát triển nuôi thủy sản trên cát là khai thác, cải tạo khu vực hoang hóa thành hữu ích. Các ao nuôi tôm làm tăng độ ẩm không khí, trồng cây muống biển giữ bờ ao, tiến tới trồng cây lâm nghiệp, phát triển mô hình Rừng - Tôm, cùng với phát triển dân sinh kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng.

b) Về kỹ thuật

Nuôi thủy sản trên cát, mà nuôi tôm là điển với hình thức nuôi công nghiệp khép kín, ít thay nƣớc với năng suất cao. Trong quá trình nuôi hạn chế đƣợc sự lay truyền mầm bệnh theo chiều ngang. Đồng thời trong nuôi tôm trên cát sử dụng nguồn nƣớc sạch nên ít có nguy cơ bị nhiễm bệnh do nguồn nƣớc và môi trƣờng xung quanh.

Ao nuôi đƣợc giữ nƣớc bằng vật liệu chống thấm nên việc xử lý đáy ao sau thu hoạch và trƣớc khi thả giống dễ dàng, triệt để, giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do phân huỷ các chất thải; xử lý đáy trong quá trình chăm sóc tránh đƣợc sự lắng đọng các chất hữu cơ trong ao nuôi, bảo đảm môi trƣờng nƣớc luôn trong sạch.

Hạn chế việc dùng thuốc và kháng sinh trong qúa trình nuôi nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Thu hoạch tôm nuôi trên cát đơn giản và triệt để hơn ao đất (vì bờ ao không có hang hốc). Vì có màng chống thấm nên nƣớc không ngấm sâu vào lòng đất nên thực chất dạng nuôi này đã góp phần làm giảm xói mòn ven biển, tăng thêm sự chắc chắn cho đới ven bờ

c) Về mặt xã hội

Việc nuôi thủy sản trên cát có thể tiến hành đƣợc trên vùng đất nông nghiệp hoang hóa hoặc sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, giải quyết việc làm góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, giảm áp lực khai thác ven bờ, nâng cao đời sống

nhân dân, tạo ra môi trƣờng cảnh quan sinh thái mới cho dải ven biển. Đây là việc làm phù hợp với chủ trƣơng của Nhà nƣớc, của ngành Thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản trên vùng cát dọc ven biển sẽ làm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển, đƣờng giao thông cao cấp và đƣờng điện sẽ đƣợc thiết kế xây dựng, ngƣời dân mới đến định cƣ xây dựng các trại tôm giống và ƣơng tôm. Có thể sẽ kích thích xây dựng hệ thống thủy lợi cung cấp nƣớc ngọt cho các ao nuôi thủy sản và phát triển các khu rừng phi lao làm thay đổi vi khí hậu của vùng cát. Nuôi thủy sản trên cát, mà nuôi tôm là điển hình đƣa đến cho ngƣời dân một hƣớng mới trong phát triển kinh tế và sử dụng vùng đất khô hạn vào mục đích xóa đói giảm nghèo

3.2.2. Dự báo các ảnh hưởng đến môi trường do nuôi thủy sản trên cát

a) Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm

Nuôi tôm trên cát cần một lƣợng nƣớc rất lớn, cả nƣớc biển lẫn nƣớc ngọt. Theo tính toán sơ bộ của Nguyễn Phƣơng Lan Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ thuỷ sản thì nhu cầu nƣớc ngọt cho một ha nuôi trong một vụ là từ 16.000 - 27.000m3

nƣớc. Nếu thay nƣớc 3 lần trong một vụ thì cần khoảng 50.000m3 cho một ha.

Theo khảo sát sơ bộ thì tại vùng cát khu vực miền Trung chất lƣợng nƣớc ngầm ngọt rất tốt nhƣng trữ lƣợng lại rất hạn chế, chủ yếu do nƣớc mƣa thấm xuống đất và đƣợc giữ lại. Một số nơi trên lƣu vực sông ven biển miền Trung có các hồ chứa nƣớc ngọt sử dụng cho việc nuôi tôm nhƣng giá thành lại đắt nên nguồn nƣớc ngọt chủ yếu vẫn là nƣớc ngầm.

Các khu vực nuôi tôm trên cát chủ yếu đƣợc xây dựng ở các bãi ngang ven biển nơi mà nguồn nƣớc ngọt rất hạn chế. Có những nơi nƣớc ngọt không đủ để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, nếu khai thác nƣớc ngầm phục vụ nuôi tôm trên cát quá giới hạn cho phép sẽ dẫn đến sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn nƣớc ngầm ngọt, ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn nƣớc sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất nông nghiệp tại các khu vực lân cận.

b) Nguy cơ ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải

Trong các mô hình nuôi tôm trên cát hiện nay ngƣời ta mới chỉ chú ý đến chất lƣợng nguồn nƣớc khi đƣa vào ao nuôi nhƣng chƣa chú trọng đến chất lƣợng nƣớc khi thải ra môi trƣờng. Việc xả thải chƣa qua xử lí và tƣơng đối tùy tiện, đa số đƣợc thải trực tiếp ra biển. Nếu ở quy mô nhỏ thì trong một vài năm đầu chƣa nhìn thấy rõ tác hại của chúng. Nhƣng nếu ở quy mô nuôi công nghiệp, nƣớc thải đƣợc xả ra ngoài trong một thời gian dài sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ven biển, gây phú dƣỡng, ảnh hƣởng tới quá trình sinh trƣởng của hải sản tự nhiên. Theo tính toán sơ bộ của Viện Kinh tế - Quy hoạch: nếu diện tích nuôi 300 ha thì vùng biển lân cận sẽ phải tiếp nhận chừng 2400 tấn chất thải rắn trong một vụ nuôi. Vì vậy, nếu không đƣợc xử lý tốt và triệt để sẽ ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng nƣớc dẫn đến làm ảnh hƣởng tới nguồn lợi thủy sản và nguồn thu nhập từ du lịch. Đồng thời dịch bệnh có thể lây lan ra các đầm nuôi khác do sử dụng nƣớc ngầm ngọt đã bị ảnh hƣởng bởi nƣớc thải ngấm xuống, tạo cơ hội cho dịch bệnh bùng phát tràn lan, ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất trƣớc mắt và lâu dài.

c) Nguy cơ mặn hóa đất và nước ngầm

Vùng cát là vùng có cố kết địa tầng yếu nên việc lạm dụng quá mức nƣớc ngầm sẽ dẫn đến hiện trạng sụt lún địa tầng khu vực, nƣớc ngầm bị cạn kiệt gây mất cân bằng áp lực tạo điều kiện cho nƣớc mặn xâm nhập từ biển vào, gây mặn hóa nƣớc ngầm ngọt. Việc thiếu nƣớc ngầm sẽ làm cho độ ẩm của đất giảm ảnh hƣởng tới việc phát triển cây nông nghiệp ở khu vực lân cận. Mặt khác, đất cát dễ thẩm thấu nên trong quá trình nuôi sẽ làm cho một lƣợng lớn nƣớc mặn ngấm sâu vào tầng đất cát gây mặn hóa đất và nguồn nƣớc ngầm ngọt.

d) Nguy cơ thu hẹp diện tích rừng phòng hộ

Trong quá trình làm ao, đắp bờ và mở đƣờng đi lại đều phải đào xới cát vốn đã đƣợc ổn định nhờ cây hoang dại làm cho mức độ gắn kết của cát yếu đi , tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tƣợng cát bay và bão cát. Vì vậy, việc phát triển ao nuôi không đi đôi với bảo vệ rừng phòng hộ hay trồng rừng che chắn, đặc biệt là các khu

vực nhiều gió cát sẽ dẫn đến hiện tƣợng ao nuôi bị vùi lấp trong quá trình sản xuất. Bằng chứng xác thực là cây phi lao ở Ninh Thuận đã không thể sống nổi do thiếu nƣớc – hậu quả của việc khai thác nƣớc ngầm quá giới hạn.

3.3. Quan điểm cho việc định hƣớng nuôi trồng thủy sản

3.3.1. Quan điểm phát triển chung

- Đối với một nƣớc đông dân đất hẹp nhƣ nƣớc ta, mọi loại đất luôn là một tài nguyên vô cùng qúy giá. Vì vậy phải luôn luôn tìm cách để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Sử dụng tài nguyên đất cát khu vực ven biển cho mục đích nuôi trồng thủy sản trong đó nuôi tôm là một hƣớng sử dụng đất cát có hiệu quả nếu biết quy hoạch vùng cát hợp lý, có cơ sở Khoa học thì không những không làm tổn hại đến môi trƣờng mà còn có khả năng cải thiện các điều kiện môi trƣờng sinh thái theo chiều hƣớng tốt hơn.

- Chỉ phát triển nuôi thủy sản ở các vùng cát đang hoang hoá hoặc chƣa có hệ thống canh tác bền vững. Tuyệt đối không phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi thủy sản.

- Chỉ tiến hành nuôi tôm biển ở những vùng nuôi có thể cung cấp nguồn nƣớc ngọt bề mặt nhƣ nƣớc mƣa, nƣớc sông, nƣớc ở các hồ chứa nƣớc.

- Đa dạng hoá đối tƣợng nuôi để đảm bảo sự phát triển bền vững. Có thể đƣa vào các đối tƣợng nuôi thích hợp với nƣớc biển có độ mặn cao nhƣ các loài cá đáy, các loài nhuyễn thể, một số loài tôm biển sâu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển nuôi tôm và hải sản trên các vùng cát phải dựa trên cơ sở hiệu quả toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, môi trƣờng và sản xuất ổn định, bền vững. Giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho dân cƣ khu vực ven biển, góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc.

- Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào nuôi tôm và hải sản để nhanh chóng phát huy các tiềm năng và lợi thế. Tuy nhiên cần phải dành sự ƣu tiên

thích đáng các nguồn lực cho dân bản địa và ngƣời nghèo, đồng thời có các chính sách nâng cao trình độ, năng lực của ngƣời dân nơi đây. Nuôi thuỷ sản trên các vùng cát ven biển cũng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng bờ biển, bảo vệ nguồn lợi hải sản và an ninh quốc phòng.

- Mục tiêu chung

Phát triển nuôi tôm và hải sản trên cát nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất cát, tạo ra khối lƣợng lớn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Phân bổ lại lực lƣợng lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo. Thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội ngày càng tốt hơn ở vùng nông thôn ven biển.

- Mục tiêu cụ thể

- Xác định tiềm năng, khả năng diện tích các khu vực cát ven biển có thể đƣa vào nuôi tôm và hải sản, lập kế hoạch sử dụng quỹ đất.

- Phân định ranh giới giữa khu vực nuôi trồng thuỷ sản và các khu vực khác. Trong khu vực nuôi trồng thuỷ sản phân định các vùng nuôi và các tiểu vùng để lựa chọn các đối tƣợng nuôi khác nhau cùng với các phƣơng thức nuôi phù hợp với các vùng và tiểu vùng.

- Xác định tổng thể về hệ thống thủy lợi, giao thông và điện phục vụ nuôi trồng.

- Xác định đƣợc các dự án ƣu tiên đầu tƣ.

3.3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Bình

Ngày 25/4/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 932/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. Theo đó, Quy hoạch có những nội dung yếu nhƣ sau:

Từng bƣớc đƣa ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình phát triển thành một ngành kinh tế mạnh của tỉnh; đƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở hiệu quả, bền

vững, hòa nhập với sự phát triển thủy sản cả nƣớc, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và giữ gìn an ninh Tổ quốc.

- Giai đoạn 2011 - 2015: Tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm đạt 7,6% (trong đó khai thác tăng 6,4%; nuôi trồng tăng 9,0%, dịch vụ tăng 14,9%). Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2015: Khai thác chiếm 56,6%; nuôi trồng chiếm 40,4% và dịch vụ chiếm 3,0%.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất thủy sản bình quân hàng năm đạt 6,0% (trong đó khai thác tăng 4,3%; nuôi trồng tăng 7,3%, dịch vụ tăng 19,1%). Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2020: Khai thác chiếm 52,3%; nuôi trồng chiếm 43,0% và dịch vụ chiếm 4,7%.

Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 nhƣ sau:

a) Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

+ Nuôi trồng thủy sản trong các ao hồ:

- Năm 2015: Diện tích nuôi trồng 1.500 ha; sản lƣợng 5.290 tấn. - Năm 2020: Diện tích nuôi trồng 1.650 ha; sản lƣợng 5.980 tấn. + Nuôi cá nƣớc ngọt trên ruộng trũng:

- Năm 2015: Diện tích nuôi 2.410 ha; sản lƣợng 1.620 tấn. - Năm 2020: Diện tích nuôi 2.840 ha; sản lƣợng 2.270 tấn. + Nuôi cá lồng:

- Năm 2015: Số lồng nuôi 1.450 lồng; sản lƣợng 900 tấn. - Năm 2020: Số lồng nuôi 1.500 lồng; sản lƣợng 1.050 tấn.

b) Nuôi trồng thủy sản mặn lợ

- Năm 2015: Diện tích nuôi trồng 2.340 ha; sản lƣợng 7.500 tấn. - Năm 2020: Diện tích nuôi trồng 2.400 ha; sản lƣợng 9.260 tấn.

- Giống mặn lợ: Đầu tƣ, nâng cấp vùng giống mặn lợ tại Bố Trạch với diện tích 50 ha, công suất 100 triệu con/năm. Từ năm 2015 trở đi quy hoạch các vùng giống Ngƣ Thuỷ Bắc (Lệ Thủy) và Hải Ninh (Quảng Ninh) với diện tích 100 ha, công suất 500 triệu con giống/năm.

- Giống ngọt: Phát triển Trại cá giống nƣớc ngọt Đại Phƣơng thành trại giống nƣớc ngọt cấp I chủ lực của tỉnh với khối lƣợng sản xuất hàng năm 50 triệu cá bột; 8 - 10 triệu cá hƣơng, giống. Nâng cấp các trại cá giống hiện có, đặc biệt quan tâm đầu tƣ nâng cấp trại cá giống ở Tân Thủy và Cam Liên (Lệ Thủy) để phục vụ tốt cho nhu cầu cá lúa ở huyện Lệ Thủy, phấn đấu đến năm 2020 sản xuất đạt 40 triệu cá bột; 10 - 12 triệu cá hƣơng/năm. Mở rộng vùng ƣơng cá hƣơng, giống hiện có của các hộ gia đình thuộc các xã Gia Ninh, Hồng Thủy (huyện Quảng Ninh) thành một số trại sản xuất cá bột để đến năm 2020 sản xuất khoảng 20 triệu cá bột/năm. Đầu tƣ xây dựng trại sản xuất cá giống tại các xã Quảng Liên, Quảng Trƣờng (huyện Quảng Trạch) để đến năm 2020 sản xuất 20 triệu cá bột.

3.4. Giải pháp nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên dải cát ven biển Bắc Quảng Bình Quảng Bình

3.4.1. Đánh giá những khu vực có khả năng phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên dải cát Bắc Quảng Bình trên dải cát Bắc Quảng Bình

Nghề nuôi trồng thủy sản ven biển Bắc Quảng Bình đang phát triển mà chƣa có các quy hoạch không gian hài hòa và thân thiện với môi trƣờng, các mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên đang tăng lên. Vị trí tốt để xây dựng các ao nuôi thủy sản đảm bảo các yếu tố:

- Xây dựng các khu nuôi xa những sinh cảnh nhạy cảm ven bờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảo đảm việc xây dựng cơ sở nuôi không gây cản trở cho các hoạt động ven bờ khác (chỗ neo đậu tàu thuyền của những ngƣời đánh bắt và sinh kế của những ngƣời sử dụng tài nguyên khác)

- Bảo đảm không gây tổn thất cho rừng ngập mặn và hệ sinh thái ngập nƣớc nhạy cảm

- Không cho phát triển thêm các cơ sở nuôi trên cát ở những nơi có thể gây nhiễm mặn nƣớc nông nghiệp hoặc nguồn cung cấp nƣớc ngọt do rò rỉ hoặc xả thải nƣớc mặn

- Không xây dựng các trại nuôi mới ở những vùng mà năng lực môi trƣờng đã đạt ngƣỡng tới hạn

- Duy trì các vùng đệm và các hành lang sinh thái giữa các trại nuôi, các nguồn sử dụng tài nguyên và các sinh cảnh khác

- Cải tạo các khu nuôi hiện có ở vùng triều và rừng ngập mặn thông qua việc khôi phục rừng ngập mặn, bỏ các ao nuôi không hiệu quả

- Thực hiện chƣơng trình phục hồi hệ sinh thái

Thêm vào đó, nuôi thủy sản trên cát cần lƣợng nƣớc ngọt tƣơng đối lớn. Theo số liệu nuôi tôm trên cát thì lƣợng nƣớc ngọt cần mỗi ngày là 170m3/ngày.ha. Nhƣ vậy với trữ lƣợng nƣớc ngầm tiềm năng ở vùng cát ven biển Bắc Quảng Bình thì có thể bố trí các khu nuôi trên cát nhƣ sau:

Xã Quảng Phúc: trữ lƣợng nƣớc ngầm tiềm năng khai thác đạt 1.320m3/ngày. Nếu tính theo định mức cho nuôi tôm trên cát là 170 m3 /ngày.ha thì trữ lƣợng nƣớc cho phép khai thác có thể đáp ứng đƣợc khoảng 7ha ao nuôi.

Dải cát kéo xã Trung Trạch có thể bố trí đƣợc khoảng 16ha ao nuôi với trữ lƣợng nƣớc ngầm tiềm năng đạt 2.662 m3/ngày

Dải cát xã Nhân Trạch: với trữ lƣợng tiềm năng khai thác nƣớc dƣới đất đạt

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình (Trang 62)