Các yếu tố cấu thành hệ sinh thái các dải cát

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình (Trang 27)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Các yếu tố cấu thành hệ sinh thái các dải cát

a) Địa hình

Dải cát Bắc Quảng Bình dài khoảng 25km, phân bố từ phía nam đèo Ngang tới bờ Bắc cửa sông Nhật Lệ với chiều rộng thay đổi từ 500-2500 m, loại cát vàng nhạt là chủ yếu.

Địa hình dải cát ghồ ghề, tạo nên 1-2 dãy cồn, đụn với độ cao phổ biến 10- 15m chạy dọc ven biển. Cấu thành nên dải cát này chủ yếu là cát vàng nhạt, xám vàng phân bố trên các cồn, đụn; các thành tạo cát trắng phân bố trong nội đồng và ở các bãi biển.

b) Khí hậu

Khu vực nghiên cứu do nằm ở sát biển nên mang nhiều đặc điểm khí hậu của miền Đông Trƣờng Sơn.

Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 24,0 - 24,6C, tƣơng ứng với tổng nhiệt năm khoảng 8700-9000C. Trong mùa nóng nhiệt độ tối cao trung bình đều lớn 30C, đạt giá trị cao nhất vào tháng VII, xấp xỉ 34C. Trong mùa đông (XII-II) nhiệt độ tối thấp trung bình đều nhỏ hơn 18C, đạt giá trị thấp nhất vào tháng I trong khoảng 15,1-16,5C.

Tính chung cho toàn vùng lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 2130 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, phân hóa ra mùa mƣa và ít mƣa. Lƣợng mƣa mùa mƣa chiếm tới 80-93% tổng lƣợng mƣa năm. Thời kỳ mƣa lớn trong năm là mùa mƣa chính vụ, kéo dài 4 tháng (VIII-XI), hai tháng mƣa lớn nhất trong năm là các tháng IX và X.

Độ ẩm không khí tƣơng đối trung bình năm đạt 83-84%. Thời kỳ có độ ẩm thấp nhất là các tháng đầu và giữa mùa hè (V-VIII) do ảnh hƣởng thời tiết khô nóng. Vào thời kỳ này độ ẩm trung bình dao động trong khoảng 71-81%. Thời kỳ còn lại có độ ẩm khá cao, đạt 85-90%.

Dải cát Bắc Quảng Bình chịu ảnh hƣởng khá nặng nề của các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt mang tính thiên tai nhƣ: bão, khô nóng, hạn hán,…

c) Thủy văn

Với độ dốc địa hình lớn do các dãy núi cao nối tiếp nhau thuộc dãy Trƣờng Sơn chạy sát ra tới biển tạo nên mạng lƣới sông suối trong vùng khá dày. Đặc điểm nổi bật của các sông suối ở đây là các sông ngắn, dốc, lƣu vực nhỏ và hầu hết đều chuyển thẳng từ phần thƣợng lƣu xuống hạ lƣu không có trung lƣu. Trong khu vực nghiên cứu có 5 lƣu vực có cửa sông riêng biệt là: sông Ròn, sông Gianh, sông Bố Trạch, sông Dinh, sông Kiến Giang. Các cửa sông này không ảnh hƣởng nhiều đến trữ chất lƣợng nƣớc dƣới đất khu vực nhƣng lại có vai trò rất lớn trong sự phân hoá của dải cát ven biển tạo thành các khu vực nƣớc dƣới đất khác nhau.

Nhóm đất cát biển của khu vực nghiên cứu rất đặc trƣng ở vùng ven biển miền Trung do sự bồi lắng chủ yếu từ sản phẩm thô (granit) của dải Trƣờng Sơn cùng với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển đặc thù và đƣợc chia thành:

- Cồn cát trắng vàng Cc: Xanthi Luvic Arenosols (ARl - ab) - Đất cát biển - Dystric Arenosols (ARd)

+ Cồn cát trắng vàng Cc

Thƣờng ở vị trí cao hơn cát trắng hoặc ở sâu trong đất liền hơn. Phẫu diện đất đã đƣợc định hình hơn, phân dị rõ rệt hơn. Tầng sâu dƣới phẫu diện thƣờng có lớp xanh lơ, trắng xám kéo dài đến mực nƣớc ngầm. Đặc tính hóa học tuy hàm lƣợng mùn khá hơn cát trắng song các yếu tố khác vẫn nghèo (đặc biệt là tầng mặt). Nhiều ion H+, Al3+ nên đất chua pH = 4,5. Đặc tính vật lý tƣơng tự cồn cát trắng, song hàm lƣợng cát mịn hơn. Đất giữ màu, giữ nƣớc kém.

Đất cồn cát trắng vàng có phản ứng chua pH: 4,5 - 4,8. Hàm lƣợng mùn và đạm ở các tầng đều rất nghèo (0,25 - 0,3%; 0,05 - 0,06%). Lân, kali tổng số và dễ tiêu đều rất thấp, tổng lƣợng cation kiềm trao đổi nghèo < 1 meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC thấp < 3 meq/100g đất. Thành phần cơ giới, tỷ lệ cấp hạt cát ở các tầng rất cao đều trên 95% tỷ lệ cấp hạt thịt nhỏ hơn 5%, cấp hạt sét hầu nhƣ không có.

+ Đất cát biển

Đất cát biển thƣờng có hạt thô, phân lớp rõ, bề mặt có màu trắng hoặc xám trắng. Hàm lƣợng mùn và đạm tổng số tầng mặt nghèo, các tầng dƣới rất nghèo. Hàm lƣợng lân tổng số thấp <0,04%; kali tổng số tổng số nghèo (0,08%); lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo < 5mg/100g đất. Tổng lƣợng cation kiềm trao đổi thấp < 3meq/100g đất; hàm lƣợng sắt, nhôm di động đều ở mức trung bình thấp. Tỷ lệ cát các tầng đạt từ 79,3 - 87,6%.

Quá trình rửa trôi, thoái hoá đất diễn ra rất sâu sắc ở hầu hết các loại đất trong khu vực nghiên cứu. Đặc biệt là ở những vùng đất cát có độ che phủ của thực

vật kém. Các quá trình cát bay, cát chảy, cát nhảy... diễn ra theo mùa trong khu vực khá phổ biến

e) Thảm thực vật

Trên bãi triều hầu nhƣ không có thực vật mà chỉ gồm các cây rau muống biển mọc ở mép triều và bò trên bãi biển, sát với đụn cát có các cây cỏ Chông, Dứa trổ

Thảm thực vật trên cồn cát, đụn cát chủ yếu là phi lao, keo lá tràm, bạch đàn. Cấu trúc của rừng phi lao thay đổi theo tuổi trồng, khu rừng tốt cao 10 - 15 m, che phủ kín. Cây phi lao chịu đƣợc đất cát khô, nghèo, rễ cây có nốt sần chứa các vi khuẩn cố định đạm nên rừng phi lao có giá trị lớn về cải tạo môi trƣờng vùng cát. Đất cát có cấu trúc không bền, lớp cây phủ bị mất thì lớp đất mặt giàu mùn bị mất đi nhanh chóng. Khả năng tái sinh của các cây bụi, cây gỗ trên đất cát rất khó khăn và phải mất một thời gian rất dài vì thế việc bảo vệ duy trì các mảng cây bụi có diện tích nhỏ hiện còn là công việc hết sức cần thiết. Từ các mảng cây bụi này, điều kiện sinh thái dần đƣợc cải thiện tạo thuận lợi cho một trảng cây bụi cao kín, rồi tiếp đó là rừng xuất hiện trên các đụn cát.

Trảng cây bụi có phân bố rải rác thành các mảng nhỏ, có thành phần cây bụi phức tạp, các loại dây leo, cỏ tạo thành một cấu trúc lộn xộn.

Trong các khu dân cƣ thƣờng có các cây trồng lấy gỗ hay bóng mát. Đặc biệt ở vùng nông thôn, ngoài các cây trên còn có các cây cho vật liệu xây dựng, các cây ăn quả, cây hoa màu xen lẫn trong khu dân cƣ. Tại đây thảm thực vật tự nhiên hầu nhƣ đƣợc thay thế bởi các thảm thực vật trồng, làng xóm và đô thị.

Nhìn chung, dải cát ven biển Bắc Quảng Bình với những đặc điểm tự nhiên đa dạng có nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau.

Bảng 2.1: Đặc trƣng các hệ sinh thái ven biển Bắc Quảng Bình

TT Hệ sinh thái Đặc trƣng về sinh thái

1 Vùng cát - Có các kiểu đất cát khác nhau (đất cát biển, đất mặn, đất phèn cồn cát ven biển), không có thảm thực vật che phủ hoặc thực vật thƣa thớt, thực vật trồng phòng hộ chủ yếu là phi lao, keo

- Vùng khô hạn, cằn cỗi, đa dạng sinh học thấp 2 Bàu nƣớc ngọt

trên dải cát

- Thuỷ vực nông

- Khu hệ thuỷ sinh vật nƣớc ngọt là cơ bản. Thành phần loài đơn điệu

3

Cửa sông

- Tƣơng tác sông - biển diễn ra ở vùng cửa sông

- Nƣớc lợ, độ mặn cao khi triều lên, độ mặn thấp khi triều rút

- Nơi có nguồn giống mặn, lợ phong phú

4 Vùng triều - Bãi rộng, độ mặn không cao, thƣờng xuyên biến đổi đa dạng sinh học cao, nhiều loài cua cát, cua vuông, còng, cáy 5

Đầm nuôi thuỷ sản

- Hệ sinh thái nhân tạo

- Kín trao đổi nƣớc với bên ngoài do con ngƣời điều khiển. - Đa dạng sinh học thấp nhƣng sinh khối đối tƣợng nuôi cao - Môi trƣờng nƣớc thƣờng giàu dinh dƣỡng.

f) Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dải cát có nhiều đặc điểm riêng biệt về mặt tự nhiên, môi trƣờng và phát triển kinh tế - xã hội.

Đây là vùng mà điều kiện môi trƣờng tƣơng đối kém ổn định, nhất là các vùng cồn cát hiện đại, các vùng cửa sông. Tác động phức tạp của các dòng biển ven bờ, bão và gió mùa đông bắc làm địa hình dễ biến đổi. Những công trình thuỷ lợi và việc chặn dòng sông làm các hồ chứa nƣớc làm thay đổi mạnh điều kiện dòng chảy của các vùng hạ du, nhất là về mùa khô kéo dài. Việc cát lấp các cửa sông về mùa khô lại làm tăng sự đe doạ tai biến thiên nhiên khi mƣa lũ đến.

Môi trƣờng sinh thái rất dễ bị tổn thƣơng. Đó là đặc trƣng của dải ven biển nói chung, của dải cát nói riêng. Đất nông nghiệp rất hạn chế, kém màu mỡ, lại không giữ đƣợc nƣớc. Tình trạng xâm nhập mặn thƣờng xuyên đe doạ, làm hỏng các nguồn nƣớc ngầm và trong trƣờng hợp việc khai thác nƣớc ngầm quá mức, hoặc

nguồn nƣớc ngầm bị ô nhiễm, thì khả năng khắc phục rất hạn chế, đòi hỏi giải pháp công nghệ phức tạp và đắt tiền.

Đây là vùng đang đƣợc chú trọng đầu tƣ để phát triển kinh tế. Nói chung, phần lớn các xã vùng cát là nghèo, tình trạng này kéo dài nhiều thập kỷ. Trong những năm gần đây, sự phát triển của dịch vụ (du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ hàng hải...) đã thu hút đầu tƣ vào một số khu vực ven biển, tạo ra cơ hội mới cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra nhiều việc làm mới cho dân cƣ. Điều này lại là động lực để thu hút dân cƣ từ các địa phƣơng ngoài vùng cát tới, tạo ra ở một chừng mực nhất định sức ép lên sự phát triển bền vững của vùng cát.

Chính sự đa dạng về tiềm năng kinh tế, về các vấn đề môi trƣờng giữa các địa phƣơng - trong đó có những vấn đề do đặc điểm tự nhiên vùng cát, có những vấn đề do tác động của con ngƣời gây ra - đã đòi hỏi phải có cách nhìn cụ thể, phân hoá cho các địa phƣơng, bên cạnh những chủ trƣơng lớn cho toàn bộ dải cát.

Theo số liệu điều tra đến năm 2009, tổng số dân khu vực nghiên cứu là 129560 ngƣời. Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình là 12,21%o. Trong đó, nam chiếm 47,01%,nữ chiếm 52,99%. Nhìn chung, dân cƣ khu vực nghiên cứu phân bố không đều giữa các xã, mật độ dân số trung bình là 1541,48 ngƣời/km2, cao nhất là xã Cảnh Dƣơng với 5086 ngƣời/km2, thấp nhất là xã Quảng Đông với 154 ngƣời/km2

. Tỷ lệ gia tăng dân số của các xã thuộc khu vực nghiên cứu tƣơng đối cao tạo nguồn lực lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, lao động có kỹ thuật lại chiếm tỉ lệ rất thấp gây mất cân bằng giữa nguồn lao động và khả năng bố trí việc làm. Vì vậy, tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp thƣờng xuyên có xu hƣớng tăng trong khu vực. Do đó, để phát triển kinh tế – xã hội bền vững thì việc giải quyết vấn đề việc làm là hết sức quan trọng và cấp bách.

Năm 1990 đánh dấu bƣớc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung sang cơ chế thị trƣờng. Sự mở cửa của nền kinh tế đã tạo ra cơ hội phát triển cho cả nƣớc nói chung và kinh tế Quảng Bình nói riêng. Đến nay, Quảng Bình đã dần ổn định về

kinh tế - xã hội, mở rộng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích các cá nhân đầu tƣ sản xuất, kinh doanh đƣa nền kinh tế ngày càng phát triển

Sản lƣợng lƣơng thực các xã tƣơng đối ổn định, tăng không đáng kể so với những năm trƣớc. Mặt khác do có 6 xã trong khu vực không có diện tích trồng lúa nên tổng sản lƣợng toàn khu vực không cao. Tổng sản lƣợng lƣơng thực năm 2009 của khu vực là 17218 tấn

Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính sẽ tạo ra thu nhập khá ở nông thôn. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê năm 2009 của các xã thuộc khu vực nghiên cứu thì tổng đàn gia súc lại có giá trị chƣa thật cao. Tổng đàn trâu là 2704 con, đàn bò là 10446 con, đàn lợn là 43289 con.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)