Giải pháp khoa học kĩ thuật để nuôi trồng thủy hải sản bền vững

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình (Trang 70)

6. Cấu trúc của đề tài

3.4.2.Giải pháp khoa học kĩ thuật để nuôi trồng thủy hải sản bền vững

Các ao nuôi đƣợc đều sử dụng những tấm ni lon để phủ xung quanh bờ ao để chống thấm nƣớc, và dùng loại bạt 1 lớp hay 2 lớp phủ để vừa chịu lực và giữ bờ, đồng thời bờ đƣợc gia cố bằng những bao xi măng chứa cát .

Có ao dùng các bao xi-măng đựng cát xếp 2 ÷3 hàng từ đáy ao đến đỉnh bờ ao, tạo thành tƣờng chống áp lực nƣớc

Hình 3.2: Mô hình ao nuôi tôm trên cát

Hình 3.3: Mô hình ao nuôi tôm trên cát (tiếp) Chú thích:

2. Ống tiêu nƣớc thải 4. Giếng khoan lấy nƣớc ngọt 5. Giếng khoan lấy nƣớc mặn ngầm (nếu không lấy trực tiếp từ biển) 6. Các bao cát bảo vệ khu vực bên trên mực nƣớc thƣờng xuyên 7. Nhựa ni long chống thấm (tabôlin)

8. Khung bê tông dùng để cắm các trụ đỡ cánh quạt sục khí

Một số ao đã sử dụng những tấm pêtông kích cỡ (5x 40x40 cm) để xây xung quanh bờ ao, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho nuôi tôm.

Hệ thống cấp và thoát nƣớc

- Hệ thống cấp nuớc

Hệ thống cấp nƣớc mặn từ biển hay từ giếng nƣớc mặn qua hệ thống máy bơm công suất 10 -15 CV. Ngoài ra mỗi ao nuôi có 1 - 3 giếng khoang để lấy nƣớc ngọt

- Hệ thống thoát nƣớc

Dùng các ống PVC ( : 90 - 200 ) nối từ trong ao xuyên qua bờ ra hố ga ngoài ao.

Hệ thống cấp khí

Tất cả các ao đều bố trí hệ thống cấp khí là dàn máy đập, mỗi ao có từ 1-4 dàn ngoài ra một số ao sử dúng hệ thống sục khí đáy.

Chống thấm, bảo vệ mái bờ và đáy ao

+ Đắp đất sét chống thấm

Nếu gần khu vực nuôi tôm trên cát có nhiều đất sét, thì khai thác để phủ mái, đáy và bờ ao một lớp đất sét luyện dày 30 ÷50cm. Biện pháp này bảo đảm đƣợc chống thấm, tận dụng đƣợc vật liệu tại chỗ nên giá thành thấp và công trình cũng bảo đảm ổn định lâu dài, nếu công tác quản lý ao tốt.

Hình 3.4: Chống thấm, bảo vệ mái bờ và đáy ao

+ Lót đáy và mái bờ ao bằng màng chống thấm HDPE. Loại này có giá thành cao, nhƣng tuổi thọ khá bền.

+ Gia cố chống sóng và chống thấm mái và bờ ao bằng bê tông đổ tại chỗ. Chiều dày lớp bê tông từ 7 ÷10cm, cƣờng độ bê tông đạt mác 150 ÷200. Phƣơng pháp này có tuổi thọ cao, độ an toàn lớn, tuy nhiên vốn đầu tƣ ban đầu lớn.

+ Lót đáy và bờ ao bằng nylon chống thấm, gia cố và bảo vệ mái bờ ao bằng tấm bê tông đúc sẵn.

b) Giải pháp về con giống và thức ăn

Giống nuôi góp phần rất lớn vào thành công hay thất bại của vụ sản xuất. Ở những nơi có thể, nên sử dụng các dòng bố mẹ và giống sạch bệnh hoặc kháng bệnh đã qua quá trình chọn lọc để nâng cao an toàn sinh học, giảm nguy cơ bệnh tật, tăng năng suất đồng thời giảm bớt nhu cầu đối với giống tự nhiên. Xu thế mới trong nuôi trồng thủy sản đang thay đổi theo hƣớng sử dụng các loại giống đƣợc gia hóa, theo hình mẫu của nông nghiệp. Nhƣ vậy, loại bỏ đƣợc sự phụ thuộc vào nguồn bố mẹ và giống khai thác ngoài tự nhiên, cho phép nuôi trồng thủy sản phát triển thành công các chƣơng trình nâng cao chất lƣợng giống cả về khả năng sinh sản và các đặc tính sản phẩm.

Ngoài con giống thì thức ăn cũng là yếu tố quan trọng trong nuôi thủy sản. Thức ăn cần đƣợc kiểm tra chặt chẽ, bởi vì nếu thức ăn không đảm bảo chất lƣợng (hàm lƣợng dinh dƣỡng không đạt yêu cầu, quá hạn sử dụng, mốc…) sẽ dẫn đến đối tƣợng nuôi không sử dụng đƣợc, chậm lớn và dịch bệnh phát sinh, ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất.

c) Giải pháp về thủy lợi cho thủy sản

Đối với nuôi trồng thủy sản trên cát thì không chỉ cần nguồn nƣớc mặn cung cấp và phải có cả nguồn nƣớc ngọt.

Nƣớc mặn đƣợc bơm trực tiếp từ biển qua hệ thống kênh mƣơng, nƣớc ngọt đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ sông, suối, hồ chứa và nƣớc mƣa. Tuy nhiên, khi nuôi ở diện rộng, kĩ thuật cao thì cần phải có nhiều nguồn nƣớc ngọt để phục vụ sản xuất. Nhiều vùng trong quy hoạch cần phải xây dựng hệ thống hồ chứa nƣớc ngọt và các giếng khoan để cung cấp nƣớc ngọt cho các khu nuôi công nghiệp.

Độ mặn nƣớc biển thƣờng cao hơn nhiều so với nhu cầu nƣớc của các đối tƣợng nuôi thủy sản, đặc biệt là tôm sú, tôm chân trắng nên lƣợng nƣớc ngọt cần cũng lớn hơn. Do đó, khi quy hoạch chi tiết các vùng nuôi cần phải xem xét việc cung cấp nƣớc ngọt cho hệ thống ao nuôi có đủ chất lƣợng và số lƣợng không.

Trình độ của ngƣời sản xuất quyết định công nghệ và hiệu quả của quá trình sản xuất. Tiến bộ nhanh của công nghệ và yêu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng, đòi hỏi ngƣời sản xuất phải nắm vững kĩ thuật đối tƣợng mình đang sản xuất. Nhu cầu lao động chuyên nghiệp của khu vực không lớn, do vấy số lao động này sẽ đƣợc tập huấn tại Trung tâm khuyến ngƣ tỉnh.

Để quy hoạch mang tính khả thi, các biện pháp tổ chức phải đƣợc quan tâm đúng mức về hình thành bộ máy quản lý, xác định mục tiêu từng thời kỳ, mối liên hệ giữa các tổ chức và chính sách của Nhà nƣớc đối với những hoạt động có liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

1. Dải cát Bắc Quảng Bình dài khoảng 25km, phân bố từ phía nam đèo Ngang tới bờ Bắc cửa sông Nhật Lệ với chiều rộng thay đổi từ 500-2500 m, loại cát vàng nhạt là chủ yếu. Địa hình dải cát ghồ ghề, tạo nên 1-2 dãy cồn, đụn với độ cao phổ biến 10-15m chạy dọc ven biển. Cấu thành nên dải cát này chủ yếu là cát vàng nhạt, xám vàng phân bố trên các cồn, đụn; các thành tạo cát trắng phân bố trong nội đồng và ở các bãi biển.

2. Dải cát ven biển Bắc Quảng Bình là phần lãnh thổ không thể tách rời của đới bờ biển. Đặc điểm nội tại của các dải cát phụ thuộc rất nhiều váo các đặc điểm của đới bờ biển (hay các đơn vị sinh thái liền kề) trong quá trình hình thành và phát triển. Dải cát ven biển là vùng đất không ổn định, sự ổn định chỉ là tạm thời (đặc biệt là các đụn cát và các bãi cát trống) do ảnh hƣởng tích cực của thảm phủ thực vật. Vùng cát ven biển là một vùng nhạy cảm, dễ tổn thƣơng, tạo ra nhiều xung đột môi trƣờng khi tiến hành sản xuất trên vùng cát. Sử dụng vùng cát phải gắn liền với công việc bảo vệ môi trƣờng, lợi nhuận kinh tế phải san sẻ cho công tác kiểm soát, phục hồi môi trƣờng cũng nhƣ cảnh báo thảm họa thiên tai.

3. Khí hậu trên dải cát ven biển Bắc Quảng Bình mang nhiều đặc điểm khí hậu của miền Đông Trƣờng Sơn. Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 24,0 - 24,6C, lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, phân hóa ra hai mùa mƣa và ít mƣa. Đây là khu vực chịu ảnh hƣởng khá nặng nề của các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt mang tính thiên tai nhƣ: bão, khô nóng, hạn hán,… Các tầng chứa nƣớc nhạt phân bố không đều, nƣớc nhạt thƣờng chỉ gặp ở các cồn cát ven biển, nơi có địa hình cao và thƣờng gắn với các trầm tích ở gần mặt đất. Độ mặn của nƣớc tầng chứa nƣớc qh phía sâu trong đất liền ít biến đổi theo mùa, phía gần bờ biền độ mặn của nƣớc có chiều hƣớng tăng lên nhƣng không nhiều vào mùa khô. Độ mặn thay đổi từ 0,003 - 0,243‰. Nƣớc thuộc loại siêu nhạt, nhìn chung có thể dùng để cấp nƣớc sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và cấp nƣớc nông nghiệp. Thảm thực vật tự nhiên trên các dải cát hiện nay mặc dù chỉ là những quần thể có cấu trúc thảm đơn

giản, ít có giá trị về gỗ và lâm sản nhƣng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng về môi trƣờng, giảm nhẹ thiên tai trong khi đó nhờ vào sự năng động của nhiều thế hệ ngƣời sử dụng mà thảm thực vật nhân tác trên các dải cát đã có những biến cải sâu sắc đƣa lại nhiều mặt về kinh tế - xã hội và môi trƣờng.

4. Dải cát ven biển Bắc Quảng Bình có tất cả 16 xã, thuộc 3 huyện, thành phố: Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới. Phần lớn các xã vùng cát là nghèo. Trong những năm gần đây, sự phát triển của dịch vụ đã đầu tƣ thu hút vào một số khu vực, tạo ra cơ hội mới cho sự cơ cấu kinh tế và tạo ra nhiều việc làm mới cho dân cƣ. Điều này lại là động lực để thu hút dân cƣ từ các địa phƣơng ngoài vùng cát tới, tạo ra ở một chừng mực nhất định sức ép lên sự phát triển bền vững của vùng cát.

5. Nuôi trồng thủy sản đang từng bƣớc trở thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao. Ngoài ra, phát triển của ngành cũng đã đóng góp vào giải quyết việc làm và lao động cho hàng triệu ngƣời. Sự phát triển của thủy sản đã góp phần vào bình ổn xã hội, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo và tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, cũng nhƣ góp phần giảm áp lực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, đa dạng sinh học.

Dải cát Bắc Quảng Bình có đủ các điều kiện để nuôi trồng thủy hải sản. Nuôi trồng thủy hải sản trên cát tận dụng đƣợc đất cát bỏ hoang hoặc đất cát chuyển đổi từ các ngành sản xuất khác kém hiệu quả. Để nuôi trồng thủy hải sản bền vững trên cát thì cần tuân thủ nghiêm về quy hoạch vùng nuôi. Các khu nuôi phải đƣợc xây dựng xa những sinh cảnh nhạy cảm ven bờ, bảo đảm việc xây dựng cơ sở nuôi không gây cản trở cho các hoạt động ven bờ khác; không gây tổn thất cho rừng ngập mặn và hệ sinh thái ngập nƣớc nhạy cảm; không cho phát triển thêm các cơ sở nuôi trên cát ở những nơi có thể gây nhiễm mặn nƣớc nông nghiệp hoặc nguồn cung cấp nƣớc ngọt do rò rỉ hoặc xả thải nƣớc mặn; không xây dựng các trại nuôi mới ở những vùng mà năng lực môi trƣờng đã đạt ngƣỡng tới hạn. Theo đó, khu vực phù hợp để phát triển nuôi thủy sản ở dải cát ven biển Bắc Quảng Bình gồm các xã: Quảng Phúc, Trung Trạch, Nhân Trạch.

Cùng với việc xây dựng vùng nuôi hợp lý thì các chất thải, nƣớc thải trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản cần đƣợc xử lý trƣớc khi đổ ra môi trƣờng. Nhƣ vậy sẽ tránh làm ô nhiễm, mặn hóa nguồn nƣớc ngầm, không làm ảnh hƣởng tới các hệ sinh thái liền kề, các dịch bệnh không xuất hiện do chất thải làm ảnh hƣởng đến năng suất nuôi trồng.

6. Các biện pháp khoa học kĩ thuật góp phần nuôi trồng thủy sản bền vững trên dải cát ven biển Bắc Quảng Bình bao gồm:

- Giải pháp về hệ thống ao nuôi - Giải pháp về con giống và thức ăn - Giải pháp về thủy lợi cho thủy sản

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thủy sản (2004), Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện trạng cơ hội và thách thức, Hà Nội.

2. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2010.

3. Lại Vĩnh Cẩm và nnk (2004), Xây dựng luận cứ khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Quảng Bình sau khi hoàn thành xây dựng đường Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Văn Cƣ, Hoa Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Thảo Hƣơng (2001), Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác sử dụng hợp lí đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông miền Trung ( từ Thanh Hoá đến Bình Thuận). Báo cáo Tổng kết Đề án điều tra cơ bản cấp Nhà nƣớc.

5. Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Văn Bách và nnk (1997), Vài nét về vấn đề phân loại các thành tạo cát dải ven biển miền Trung. Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển tập III, trang 213-221, NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Văn Bách (1997), Đặc tính biến động của các dải cát ven biển miền Trung (Quảng Bình-Bình Thuận) và hậu quả của chúng. Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển tập III, trang 222-233. NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.

7. Phòng thống kê huyện Bố Trạch, Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2009

8. Phòng thống kê thành phố Đồng Hới, Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2009

9. Phòng thống kê huyện Quảng Trạch, Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch năm 2009

10.Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam 2009, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

11.Trần Đình Quang (2001) “Thay đổi một vùng quê nhờ nuôi trồng thuỷ sản”, Tạp chí Thuỷ sản,

12.Viện Địa lý (2005), Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các dải cát ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, Hà Nội.

13.Viện Địa lý (2005), Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nuôi tôm trên cát và giải pháp khắc phục, Hà Nội.

14.Viện Địa lý (2007), Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất ở vùng cát ven biển Bắc Quảng Bình nhằm phát triển kinh tế- xã hội bền vững, Hà Nội.

15.Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ thuỷ sản (2002) “Hiện trạng nuôi tôm sú trên cát ở miền Trung với việc quản lí môi trƣờng bền vững”, Hội nghị nuôi thuỷ sản trên vùng đất cát, Phan Rang.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình (Trang 70)