Phổ UV-Vis của metyl da cam theo thời gian khoáng hóa tại mật độ dòng áp đặt 1 mA/cm2, sử dụng điện cực catôt C/Ppy(Cu1,5Mn1,5O4)/Ppy được biểu diễn trên hình 3.43. Cường độ hấp thụ tại bước sóng 501 nm giảm liên tục theo thời gian khoáng hóa, tương ứng với sự phân hủy cấu trúc - N = N -. Kết quả này có thể được giải thích là, ở giai đoạn đầu của quá trình khoáng hóa, gốc OH tạo ra đã tấn công vào nhóm mang màu azo, phá vỡ liên kết – N = N –, phân hủy hệ thống cấu trúc liên hợp trong toàn phân tử, hiện tượng này sẽ gây ra sự mất màu của dung dịch do nhóm tạo màu azo đã bị phá hủy.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu của quá trình khoáng hóa (từ 0 đến 10 giờ), cường độ hấp thụ tại bước sóng 280 nm tăng dần. Sau đó pic tại bước sóng này không còn xuất hiện trong suốt thời gian khoáng hóa tiếp theo, tuy nhiên cường độ pic tại 215 nm tăng dần trong suốt quá trình khoáng hóa. Điều này cho phép khẳng định metyl da cam đã bị khoáng hóa gần như hoàn toàn tạo thành CO2, H2O và các hợp chất vô cơ tan, chất hữu cơ không chứa vòng benzen.
Ảnh hưởng của mật độ dòng áp đặt đến sự biến thiên hiệu suất phân huỷ metyl da cam theo thời gian khoáng hóa được biểu diễn trên hình 3.44. Ở cùng giá trị điện lượng chuyển qua bình, hiệu suất phân huỷ metyl da cam trong trường hợp áp đặt mật độ dòng 1 mA/cm2
luôn đạt giá trị cao nhất so với trường hợp áp đặt các mật độ dòng khác. Điển hình, khi điện lượng Q = 0,25 A.h/l, với mật độ dòng 1 mA/cm2, hiệu suất phân huỷ metyl da cam đạt 72 %, cao hơn so với trường hợp áp đặt mật độ dòng 0,5; 5 và 10 mA/cm2 với hiệu suất phân hủy tương ứng là 47 %; 56 % và 52 %). Kết quả thu được cho phép khẳng định, quá trình khoáng hóa metyl da cam bằng hiệu ứng Fenton điện hóa đạt hiệu suất lớn nhất ở mật độ dòng áp đặt 1 mA/cm2. Kết quả này phù hợp với kết quả khoáng hóa metyl đỏ và công gô đỏ ở phần trên.
Hình 3.43. Phổ UV-vis của metyl da cam theo thời gian khoáng hóa bằng hiệu ứng Fenton điện hóa tại mật độ dòng 1 mA/cm2
0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0 20 40 60 80 100 1 mA/cm2 5 mA/cm2 10 mA/cm2 0,5 mA/cm2 Q (A.h/l)
Hình 3.44. Ảnh hưởng của mật độ dòng áp đặt đến sự biến thiên hiệu suất phân huỷ metyl da cam theo điện lượng Q