Kết luận về quá trình khoáng hóa metyl da cam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của quá trình khoáng hóa một số hợp chất hữu cơ họ azo trong nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp penton điện hóa (Trang 117)

+ Metyl da cam bị khoáng hóa bằng hiệu ứng Fenton điện hóa với hiệu suất khá cao trong điều kiện: dung dịch Na2SO4 0,05 M, pH3, Fe2+ 1 mM, tại 1 mA/cm2, điện cực catôt C/Ppy(Cu1,5Mn1,5O4)/Ppy, tốc độ sục oxy 1 l/phút.

+ Kết quả phân tích phổ UV-Vis: Hiệu suất phân hủy metyl da cam 1,0 mM đạt 72 % sau 5 giờ.

3.7. Điều kiện thích hợp khoáng hóa hợp chất azo bằng hiệu ứng Fenton điện hoá

Giá trị hiệu suất dòng điện trong quá trình khoáng hóa đối với cả 3 dung dịch chứa các hợp chất azo được khảo sát trong đề tài luận án này đều rất lớn và đều trên 100 %. Điều này được giải thích là do trong quá trình khoáng hóa bằng hiệu ứng Fenton điện hóa, cùng một lúc có thể xảy ra nhiều quá trình đồng thời như: quá trình oxy hóa trực tiếp hợp chất azo trên điện cực anôt, quá trình oxy hóa gián tiếp hợp chất azo nhờ các tác nhân oxy hóa mạnh sinh ra trên điện cực catôt... Theo thời gian, hiệu suất dòng điện giảm dần do nồng độ của hợp chất azo giảm, kéo theo sự giảm dần tốc độ của phản ứng oxy hóa các hợp chất azo.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình khoáng hóa một số hợp chất màu azo điển hình (metyl đỏ, công gô đỏ và metyl da cam) bằng hiệu ứng Fenton điện hóa cho thấy, quá trình khoáng hóa đạt hiệu suất cao nhất trong dung dịch Na2SO4, pH3, có ion sắt (II) 1 mM, được sục khí oxy với tốc độ 1 lít/phút khi sử dụng điện cực catôt C/Ppy(Cu1,5Mn1,5O4)/Ppy,

tại mật độ dòng áp đặt 1 mA/cm2 .

Kết quả nghiên cứu này mở ra ứng dụng hiệu ứng Fenton điện hóa vào xử lý nước thải có chứa các hợp chất màu azo, đặc biệt là nước thải nhuộm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm của quá trình khoáng hóa một số hợp chất hữu cơ họ azo trong nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp penton điện hóa (Trang 117)