Thực nghiệm

Một phần của tài liệu Mô phỏng độ bền của vỏ tàu ngầm khi lặn hoàn toàn dưới nước (Trang 43)

Dựa vào kết quả thực nghiệm của Mackay để so sánh với kết quả tính toán .Mẫu thực nghiệm được sử dụng là mẫu L510-No5 sử dụng vật liệu 6082-T6 Alumium alloy với các giá trị đặc trưng sau:

Mô đun đàn hồi E= 70GPa Giới hạn chảy : 255 MPa Hệ số poison : 0,3

Khối lượng riêng : 2,70. 10-9 (ton/mm3) Kích thước mô hình thực nghiêm :

Hình 2.39: Kích thước mẫu thực nghiệm [11].

Hình 2.40: Thiết bị thử nghiệm áp lực [11].

Thí nghiệm được thực hiện bởi Mackay và cộng sự đã được tiến hành trong buồng nước áp lực. Phương pháp này sử dụng cảm biến đặt bên trong hình trụ tại các khoảng bằng nhau dọc theo chu vi của mẫu thử nghiệm. Ngoài ra với một thước đo khác được đặt ở vị trí gần đáy của mẫu vật để đo sự biến dạng theo chiều dọc trục. Mẫu vật sẽ được cố định đầu vào phía trên cùng của bể áp lực như hình 2.40 và đầu còn lại chỉ di chuyển dọc trục. Sau đó dùng 1 máy bơm thủy lực gây áp lực và lực dọc từ từ vào buồng áp lực. Sau mỗi lần tăng biến dạng được ghi lại. Quá trình này được tiếp tục cho đến khi mẫu vật bị biến dạng và phá hủy thông qua sự mất ổn định chung.

Hình 2.41: Mẫu thực nghiệm bị mất ổn định [10].

Kết quả thực nghiệm: Giá trị mất ổn định tới hạn của mẫu vật là 9.08 N /mm2.

Nhận xét kết quả mô phỏng và thực nghiệm: Kết quả mô phỏng và phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn là 11.18 N/mm2. Sai số với thực nghiệm là 23%

Có sự sai số với kết quả thực nghiệm này là vì:

- Do biến dạng ban đầu của mẫu không chính xác với mẫu thực nghiệm - Do các tiêu chuẩn và điều kiện thực nghiệm chưa đề cập đầy đủ để áp dụng

cho điều kiện phân tích mẫu mô hình.

Một phần của tài liệu Mô phỏng độ bền của vỏ tàu ngầm khi lặn hoàn toàn dưới nước (Trang 43)