Lựa chọn mô hình tính

Một phần của tài liệu Mô phỏng độ bền của vỏ tàu ngầm khi lặn hoàn toàn dưới nước (Trang 26)

Qua các mô hình tính nêu trên ta chọn mô hình cho đề tài như sau: Mô hình có kết cấu vỏ áp lực gia cường bởi các nẹp tròn cứng bên trong (áp dụng mẫu thực nghiệm của

J.R. MacKay để phân tích [11] ) và xem toàn bộ mô hình là kết cấu nằm trên hai gối đặt ở hai đầu, một gối cố định và gối còn lại có chuyển vị dọc trục hoặc cả xoay quanh dọc trục đồng thời còn chịu tác dụng của áp lực phân bố toàn bộ và lực dọc trục. Những lý do nổi bật để chọn mô hình tính của Stanley I. Wong J.R. MacKay [7] cho đề tài :

 Quá trình thực nghiệm được mô tả cụ thể, thiết bị thực nghiệm đầy đủ và hiện đại nhằm đưa môi trường thực nghiệm gần giống với thực tế.

 Kết quả thực nghiệm đầy đủ, chi tiết cho các mẫu thử ở các điều kiện phân tích khác nhau bên cạnh đó kết quả thực nghiệm được đánh giá và lý giải cụ thể.

 Các thông số đầu vào và đầu ra được cung cấp đầy đủ nhất như kích thước chính, vật liệu, phương thức thực nghiệm, độ bền tới hạn, hình ảnh của mẫu thực nghiệm trước và sau khi thử phá hủy.

Sau khi phân tích xong kết quả thu được là đồ thị giá trị phản lực thay đổi theo chuyển vị, thông qua đồ thị ta xác định giá trị phản lực đạt bao nhiêu tàu sẽ mất ổn định ứng với một áp lực và độ sâu tương ứng. Dựa vào áp lực phá hủy có thể xác định độ sâu lớn nhất dễ gây phá hủy tàu thông qua công thức Bernoulli [12] sau :

P = Po + ρgh (1.0) Trong đó:

P : Áp lực lớn nhất ứng với độ sâu hoạt động Po : Áp lực khí quyển

g : Gia tốc trọng trường

ρ : Khối lượng riêng của nước biển h : Độ sâu hoạt động

Hình 2.21: Đồ thị thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Mô phỏng độ bền của vỏ tàu ngầm khi lặn hoàn toàn dưới nước (Trang 26)