IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Một số đặc điểm sinh học của gà lai
1.2. Tập tính
Tập tính động vật là những phản ứng, là cách mà cơ thể động vật trả lời với các tác nhân kích thích. Hay tập tính là mọi vận động, cử động hoặc ngừng cử động có thể quan sát trực tiếp trong đời sống hàng ngày của con vật. Ở gà lai DH1, HD1 chúng tôi đã quan sát một số tập tính và thu được kết quả dưới đây:
Tập tính ăn: Là tất cả các hoạt động của vật nuôi nhằm tìm kiếm và tiêu thụ thức ăn. Trong tất cả các loại tập tính của vật nuôi thì tập tính ăn có ý nghĩa lớn nhất với thực tiễn chăn nuôi. Nghiên cứu tập tính ăn có nhiều ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn vì đây là cơ sở khoa học giúp người chăn nuôi xác định được loại thức ăn, phương pháp chế biến thức ăn và kỹ thuật cho ăn phù hợp để nâng cao hiệu qủa sử dụng thức ăn và năng suất vật nuôi.
Phương pháp chăn nuôi công nghiệp đã tạo cho gà D304, HA1 và con lai giữa chúng hình thành phản xạ cứ đến khoảng 7 - 8 giờ sáng hay 2 - 3 giờ chiều lại dáo dác đòi ăn. Chúng thường kêu réo, quây tụ quanh máng ăn, cố gắng mổ những bụi cám còn sót lại trong máng.
Tập tính bới tìm mồi của gà được thể hiện qua việc chúng có thói quen bới chất độn chuồng nhằm nhặt nhạnh những thức ăn còn rơi vãi xung quanh máng hoặc rơi sát nền chuồng, đặc biệt chúng tỏ ra rất thích bới những nơi ẩm ướt để tìm kiếm thức ăn.
Do vậy, trong chăn nuôi tránh cung cấp lượng thức ăn lớn gà không ăn hết rơi vãi ra nền chuồng, dẫn đến ôi thiu làm mất tính thèm ăn của gà. Hơn nữa thức ăn cho nhiều dẫn đến rơi vãi lẫn với chất độn chuồng, gây xuất hiện nấm mốc, hậu qủa gà ăn vào sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng. Bên cạnh đó, chúng còn rướn cao cổ nghe ngóng xung quanh, thấy người chăn nuôi từ bên ngoài đi vào chuồng thì vội vã chạy theo. Tuy nhiên, với gà lai có nguồn gốc từ gà Ai Cập như gà DH1, HD1 chúng vẫn tỏ ra khá nhút nhát khi gặp người lạ vào trong chuồng hoặc người chăn nuôi thay đổi trang phục hàng ngày.
Việc thay đổi thức loại thức ăn hàng ngày khiến chúng tỏ ra rụt rè. Chỉ một số con tới mổ thử thức ăn mới với thái độ thận trọng. Sau đó, chúng mới tăng dần tốc độ mổ và số lượng con trong đàn tới máng ăn.
58
Có thể do việc được cung cấp thức ăn đầy đủ trong chăn nuôi công nghiệp nên tập tính thứ bậc trong ăn uống của chúng đã mất đi nhiều. Gà thường rất ít phải tranh nhau hay đánh nhau để giành thức ăn, không có hiện tượng con cấp thấp phải nhường máng ăn cho con cấp cao hơn. Điều này làm tăng tính đồng đều của các con gà trong cùng một đàn.
Tập tính uống: Sau khi ăn nhu cầu nước cung cấp cho cơ thể tăng lên nên gà
thường có thói quen tập chung quanh máng. Do ăn thức ăn tổng hợp nên mức độ tiêu thụ nước uống rất mạnh, nhất là vào những ngày nắng nóng lượng nước tiêu thụ tăng gấp đôi nên người chăn nuôi cần chú ý đặc điểm này để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho gà, thường khoảng 2 - 3 giờ sau khi cho ăn phải kiểm tra nước trong máng một lần. Để tăng sức đề kháng cho gà chúng tôi pha vào nước một số loại thuốc bổ như pha 5g đường glucoza với 1g Vitamin C/1 lít nước uống, thấy chúng tỏ ra không thích uống các loại nước màu này bằng nước trắng.
Tập tính ngủ, tắm nắng: Gà ưa hoạt động, ban ngày hầu như không ngủ (trừ
giai đoạn gà con). Khi thấy gà ủ rũ, ngủ nhiều vào ban ngày tức là gà có biểu hiện mắc bệnh cần lưu ý. Chúng chỉ ngủ khi trời tối hẳn, khi ngủ chúng ngủ thành từng bầy và có thói quen ngủ ở trên cao.
Chúng có thói quen tắm nắng từ khoảng 9 - 10 giờ sáng hoặc 3 - 4 giờ chiều, đặc biệt giai đoạn gà hậu bị, khi tắm nắng chúng thường đứng rỉa lông hay ép sát mình nằm xuống sát nền chuồng để tắm nắng. Việc tắm nắng có ý nghĩa quan trọng giúp tổng hợp vitamin D, kích thích tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các chất. Do vậy, trong chăn nuôi phải chú ý xây dựng chuồng trại có sân tắm nắng cho gà. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý thời gian tắm nắng cho gà sao cho hợp lý.
Tập tính bay: Do ảnh hưởng của giống gà tổ tiên là gà Ai Cập nên gà lai DH1,
HD1 bay giỏi tới 2m, bay ngang mặt đất 20 - 40cm và xa tới 3m nhất là khi bị hoảng loạn như có người lạ vào chuồng bất ngờ hay trong chuồng có tiếng động mạnh. Gà khoảng 2 tuần tuổi đã có khả năng bay là là mặt đất. Gà thường có thói quen bay và đậu trên dây treo máng.
59
Tính hiếu động và nhạy cảm: Tuy gà rất thích mổ vào các vật lạ trong chuồng
như những sợi dây tải, túi nilon,...thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng nhưng với các tiếng động mạnh như mưa, gió, sấm chớp, tiếng rơi vỡ của đồ vật,...gà lại tỏ ra khá nhạy cảm biểu hiện bằng cách cả đàn chạy tán loạn, chúng vừa chạy vừa phát ra tiếng kêu, dồn lại một chỗ.
Nhìn chung gà DH1 tỏ ra nhạy cảm hơn gà HD1 điều này được thể hiện qua việc chúng tôi làm thử thí nghiệm tắt đèn đột ngột trong chuồng vào lúc 8 giờ tối thấy cả hai giống gà đều có phản ứng giống nhau nhưng gà DH1 phản ứng của mạnh hơn: Lo sợ, quay đầu liên tục và sau đó chạy chồng đống lên nhau dồn vào góc chuồng, đến khi có điện lại gà mới trở lại hoạt động bình thường. Do vậy, người chăn nuôi cần chú ý loại bỏ tác động ngoại lai có ảnh hưởng xấu tới chúng để tránh bị stress liên tục, từ đó dẫn tới giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, khả năng sinh sản,...ở gà.
Tập tính sinh dục: Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu hành vi
ghẹ gà mái của con trống đó chính là sự khoe mẽ như con trống xòe lông đuôi, dang rộng đôi cánh thu hút sự chú ý của con mái. Ngoài ra, tập tính sinh dục còn thể hiện thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà DH1 và gà HD1 thì không như vậy, chúng chỉ bộc lộ tập tính sinh dục qua việc con trống bới mồi rồi gọi con mái đến ăn qua tiếng kêu cục cục.
Tập tính đẻ: Đến thời điểm đẻ gà thường đẻ lên ổ trên cao nên trong chăn nuôi
cần gác ổ lên cao. Gà đẻ liên tục, đẻ xong ra khỏi ổ ngay, bản năng đòi ấp không cao, thời gian ấp bóng ngắn nên năng suất trứng tăng. Gà đẻ trứng xong cũng khá hiền, ngay cả khi có người thò tay vào lấy trứng dưới ổ chúng ít có phản ứng lại như một số giống gà ta.
2. Khả năng sinh trƣởng