Tình hình nghiên cứu về các giống gà ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà d304 và gà HA1 (Trang 34)

II. Tình hình nghiên cứu về các giống gà trên thế giới và ở Việt Nam

2.Tình hình nghiên cứu về các giống gà ở Việt Nam

Ở nước ta song song với công tác nghiên cứu chọn lọc nâng cao các giống thuần thì những công trình nghiên cứu về hiệu quả của ƯTL thông qua các tổ hợp lai cũng được triển khai từ rất sớm.

Tác giả Tạ An Bình (1973) [1] đã sử dụng những phương pháp lai đơn giản: Plymoutth và Ri; Cornish và Ri; Mía và Rhode Island tạo ra con lai có khối lượng trong các công thức ở các giai đoạn 60, 90, 120 ngày tuổi đều nghiêng về con bố và có ƯTL cao hơn con bố.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Tao và cs (1979) [44] cho thấy, con lai giữa gà Ri với gà Rhode là gà Rhoderi, sau một năm có khả năng chịu đựng khá, tỉ lệ nuôi sống lúc 3 tháng tuổi đạt 99 - 99,3%. Khối lượng sống cao hơn hẳn gà Ri,

35

con trống đạt 2340 - 2480g, con mái từ 1655 - 1684g. Con lai giữa các dòng gà thịt cao sản giống Plymouth Rock cho thấy hiệu quả khá rõ của ƯTL, con lai TĐ983 thương phẩm có ƯTL rõ rệt so với trung bình bố mẹ về khối lượng cơ thể ở 50 ngày tuổi đạt 5,97% theo Lê Hồng Mận (1984) [35]. Kết quả nghiên cứu của Đào Xuân Trúc (1994) [55] trên con lai giữa 4 dòng gà thịt Hybro AV35, AV53, V1V53, V1V35 thấy các con lai đều có ngực nở, khả năng tăng trọng tốt, tỉ lệ nuôi sống lúc 56 ngày đạt 93,42 - 94,38%.

Bùi Quang Tiến và cs (1985) [48] khi nghiên cứu các tổ hợp lai gà Rhoderi từ gà Rhode Island với gà Ri Hải Dương qua 4 thế hệ chọn lọc cho thấy, gà lai có hình dáng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, sức đề kháng tốt với bệnh tật, dễ nuôi ở điều kiện chăn nuôi truyền thống. Chúng có sản lượng trứng cao hơn gà Ri. Khối lượng cơ thể lúc 1 năm tuổi có ưu thế nghiêng về gà Rhode Island, sản lượng trứng 151 quả/mái, khối lượng trứng đạt 49,3g.

Nguyễn Minh Quang và cs (1999) [40] khi nghiên cứu về gà lai BE88 thấy dễ nuôi, lớn nhanh, tỉ lệ nuôi sống cao, TTTA cho tăng 1kg khối lượng từ 1,96 - 2,25kg. Con lai giữa gà Đông Tảo với gà Tam Hoàng và gà Jiangcun đạt khối lượng cơ thể cao hơn gà Đông Tảo 17,86% [52]. Nghiên cứu của Lê Thanh Hải và cs (1997) [14] cho thấy, khi cho lai gà Tiền Giang với gà Tam Hoàng tạo con lai có khối lượng cơ thể cao hơn gà Tiền Giang.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thu và cs (2004) [47] về năng xuất, chất lượng một số tổ hợp lai giữa gà trống Rhoderi với gà mái Tam Hoàng 882 và gà mái Jangcun cho thấy, tỉ lệ nuôi sống của các con lai đều đạt từ 98% trở lên, chứng tỏ các nhóm gà lai có sức sống tốt, thích nghi với điều kiện sống.

Nghiên cứu của Lê Thị Nga (2005) [38] về các giống gà lai cho thấy, gà lai MKJ có chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng các axitamin ngang mức trong thịt gà Mía (glutamic 2,716%; Lysyn 1,872%, methionin 0,444%). Gà lai KJ (trống Kabir x mái Jiangcun) có sản lượng trứng cao từ 167,79 - 170,11 quả trứng/mái/68 tuần tuổi, cao hơn gà Jiangcun từ 9,24 - 10,75% [21]. Tỉ lệ protein trong thịt ngực của gà lai F1LR và F1KL khá cao từ 22,38% - 22,63% và 22,24 - 22,40% theo nghiên cứu của

36

Lê Huy Liễu (2010) [30]. Nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (1996) [48] cho biết, gà Broiler Ros - 208 có sức sống cao hơn cả bố và mẹ. ƯTL so với bố là 0,53% lúc 7 ngày tuổi, 1,08% ở 49,56 ngày tuổi. ƯTL so với mẹ lúc 7 ngày tuổi là 1,07% và 1,61% lúc 28 ngày tuổi.

Lương Thị Hồng (2005) [21] nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống H’Mông và gà mái Ai Cập cho thấy, con lai F1 mang đặc điểm di truyền về tính trạng da đen, thịt đen của gà H’Mông là 62,19% và cải thiện được các tính trạng về năng suất trứng, tỉ lệ phôi, tỉ lệ ấp nở, tỉ lệ hao hụt và TTTA cho 10 trứng so với gà H’Mông. ƯTL năng suất trứng là +5,17%, tỉ lệ phôi +2,8%, tỉ lệ nở +5,72%, tỉ lệ hao hụt đàn 10%, TTTA/10 trứng: 2,48kg (thấp hơn gà H’Mông 27,91%).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười (2006) [37] về khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Ác Thái Hòa cho thấy lúc 65 tuần tuổi, tổ hợp lai trống Ác Thái Hòa và mái Ai Cập có năng xuất trứng/mái đạt 187,97 quả; tỉ lệ phôi 97%; tỉ lệ gà loại 1/ tổng trứng ấp là 83,55%, tổ hợp lai trống Ai Cập và Ác Thái Hòa năng xuất trứng/mái đạt 105,95 quả, tỉ lệ phôi 96,79%; tỉ lệ gà loại I/ tổng trứng ấp là 82,72%. Gà lai M1 và M2 có chất lượng thịt tương đương gà Ác Thái Hòa được sản xuất chấp nhận, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Sơn (2006) [42] về một số tổ hợp lai gà thịt giữa trống nội với gà mái Kabir và Lương Phượng cho thấy, thịt gà RL (trống Ri với mái Lương Phượng) có vị ngọt, béo đậm, thịt mềm hơn thịt của gà Ri. Ở cả hai tổ hợp lai giữa gà mái Lương Phượng và gà mái Kabir với gà trống Đông Tảo, gà lai có tỉ lệ mỡ bụng thấp hơn so với tổ hợp lai với gà trống Mía và gà trống Ri.

Hồ Xuân Tùng (2004) [58] đã sử dụng nguồn di truyền từ gà Ri, gà Lương Phượng để tạo các tổ hợp lai (1/2 Ri, 1/2 Lương Phượng) và (1/4 Ri,3/4 Lương Phượng). Ngoài đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản của các tổ hợp lai này, đề tài còn tiến hành theo dõi kết quả của gà lai (3/4 Lương Phượng, 1/4 Ri) qua 3 thế hệ tự giao, đánh giá khả năng cho thịt, khả năng sinh sản của con lai 3/4 Lương Phượng trong điều kiện nuôi nhốt, nuôi chăn thả trong nông hộ, phân tích so

37

sánh chất lượng thịt của con lai với gà Ri, kết quả lai như sau: Gà lai 3/4 Lương Phượng vẫn giữ được màu lông của gà Ri, khối lượng cơ thể 19 tuần tuổi 1720 – 1737g, tỉ lệ nuôi sống 1 - 19 tuần tuổi 92,2 - 94,6%, sản lượng trứng đến 52 tuần tuổi 113,89 – 116,88 quả/mái, với các chỉ tiêu chất lượng trứng cho tỉ lệ ấp nở cao. Gà 3/4 Lương phượng qua 3 thế hệ tự giao ngoại hình ổn định, tỉ lệ nuôi sống 1 -19 tuần tuổi 86,0 - 90%. Gà thương phẩm nuôi nhốt đến 12 tuần tuổi tỉ lệ nuôi sống đạt 94,0 - 96,6%, khối lượng cơ thể 2.069,1 - 2.095,6g/con, cao hơn gà Ri 84,4 - 86,7%. Nuôi bán chăn thả đến 12 tuần tuổi có tỉ lệ nuôi sống đạt 94,4 - 96,4%, khối lượng cơ thể 1.854,6 - 2.030g/con, chất lượng thịt tương tự gà Ri.

Trong thời gian gần đây, tại Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương có rất nhiều công trình nghiên cứu về các giống gà lai. Tiêu biểu như nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2010) [52] về con lai giữa gà trống Mía với gà mái LV2 và gà mái Hungari PHC1 cho thấy, tỉ lệ phôi và kết quả ấp nở của con lai cao vượt so với công thức thuần, ƯTL so với trung bình bố mẹ về tỉ lệ phôi và tỉ lệ nở khá cao lần lượt là 1,56% và 0,05% ở con lai ML. Cũng theo tác giả khi nghiên cứu về tổ hợp lai giữa gà trống Redbro và gà mái TP3 cho biết, con lai thể hiện ƯTL về khả năng sinh sản so với trung bình bố mẹ về tỉ lệ trứng có phôi đạt 0,88%, tỉ lệ gà loại I trên tổng số trứng ấp đạt tới 3,56% [46].

Để tạo ra các tổ hợp lai có ƯTL về khả năng sinh sản và khả năng cho thịt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Phùng Đức Tiến và cs (2011) [53] đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa gà trống Red AB với gà mái TP1 và TP3 kết quả cho thấy: Gà lai có ngoại hình nằm trung gian giữa bố và mẹ. Kiểu hình này tương tự về kiểu hình các dòng gà trong bộ lông màu hiện đang được sản xuất chấp nhận. Tuổi thành thục sinh dục của 2 dòng gà TP3 đều sớm hơn so với gà TP1. Cụ thể gà TP1 có tỉ lệ đẻ 5%, 50% ở 168 ngày và 181 ngày, gà TP3 có tỉ lệ đẻ 5%, 50% ở 164 ngày và 180 ngày. Tỉ lệ phôi và kết quả ấp nở của 2 tổ hợp lai đều cho kết quả cao vượt so với các công thức thuần. ƯTL so với trung bình bố mẹ về tỉ lệ phôi lần lượt tương ứng là 0,7% và 1,19%, tỉ lệ gà loại I/tổng trứng ấp tương

38

ứng là 2,47% và 2,72%. Tỉ lệ nuôi sống giai đoạn 0 - 10 tuần tuổi của các tổ hợp lai tương đương, ƯTL so với trung bình bố mẹ tương ứng là 1,38% và 0,68%.

Để đảm bảo nguồn cung cấp con giống cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường và hạn chế được nguồn ngoại tệ nhập khẩu gà giống thì công tác nghiên cứu về chọn tạo các giống gà mới năng suất chất lượng cao từ nguyên liệu nhập về được triển khai với quy mô lớn. Điển hình như nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2010) [52] về chọn tạo ba dòng gà lông màu TN1, TN2, TN3 cho thấy, tỉ lệ nuôi sống của 3 dòng đạt cao, TTTA từ 1 - 8 tuần tuổi 3,86 - 4,10kg/con, giai đoan 9 - 20 tuần tuổi 8,15 - 9,45kg/con. Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi của gà trống 1745,15 - 1760,42g/con, gà mái 1378,67 - 1550,45g/con. Năng suất trứng theo dõi đến 38 tuần tuổi: TN3 là 68,44 quả/mái, gà TN2 67,54 quả/mái, gà TN1 42,75 quả/mái.

Thời gian gần đây, nước ta đã nhập về nhiều giống gà lông màu có năng suất cao. Các giống gà này có ưu điểm là năng suất thịt và sức đẻ trứng vượt trội so với giống nội, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chúng chính là nguồn nguyên liệu ban đầu để lai tạo với nguồn gen nội nhằm tạo được một số dòng gà lông màu có năng suất, chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc Dũng và cs (2011) (dẫn theo Phùng Đức Tiến (2011) [53]) trên đối tượng con lai giữa gà trống TN1 với gà mái TP2 và LV2 cho thấy tỉ lệ phôi và kết quả ấp nở của con lai ở các tổ hợp lần lần lượt là 97,23% và 97,02%. ƯTL so với trung bình bố mẹ về tỉ lệ phôi tương ứng là 0,38% và 0,30%, tỉ lệ nở tương ứng là 0,67% và 0,58%, tỉ lệ gà loại I/tổng số trứng ấp tương ứng là 0,93% và 0,34%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà d304 và gà HA1 (Trang 34)