Tình hình nghiên cứu về các giống gà trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà d304 và gà HA1 (Trang 32)

II. Tình hình nghiên cứu về các giống gà trên thế giới và ở Việt Nam

1.Tình hình nghiên cứu về các giống gà trên thế giới

Thành tựu di truyền chọn giống đã chứng minh rằng vệc lai giữa các dòng, giống khác nhau tạo ra con lai có ưu thế so với bố mẹ về sức sống và khả năng sản xuất. ƯTL đặc biệt được phát huy ở thế hệ F1 khi cho lai tạo giữa các giống, dòng mà kiểu gen có nguồn gốc xa nhau.

Theo nghiên cứu của hãng Lohmann (1955) [45], gà Lohmann bloiler là con lai từ 4 dòng A, B, C, D. Khối lượng lúc 49 ngày tuổi đạt 2270g, tiêu tốn cho 1kg khối lượng là 2,02kg, tỉ lệ nuôi sống khá cao đạt 90%. Tại Pháp (1954), công ty Sacco đã tiến hành nhân giống, chọn lọc, lai tạo và tạo ra giống gà Sacco có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon. Gà Tropicbro gốc ở Pháp do công ty Shaver lai tạo, gà có lông màu vàng nâu, chân vàng. Đặc biệt, gà có sức chịu nóng và độ ẩm cao, tốc độ sinh trưởng cao, khối lượng cơ thể ở 10 tuần tuổi đạt 2250 – 2560g [4].

Trên thế giới công tác gia cầm luôn gắn với lai tạo và sử dụng ƯTL. Kết quả nghiên cứu của Phisinin B.G (1985) (dẫn theo Hồ Xuân Tùng (2009) [58]) nuôi tại Liên Xô sau 8 tuần cho thấy, gà Bloiler Hybro là con lai được tạo ra do lai chéo 4 dòng 6, 7, 8, 9 sau 8 tuần, khối lượng cơ thể đạt 1,8kg, TTTA cho tăng 1kg khối lượng là 2,63kg. Nghiên cứu của Horn.P (1978) [66] chỉ ra rằng con lai giữa ba dòng Plymouth có ƯTL cao hơn dòng thuần về tỉ lệ nuôi sống. Theo Dinu M và Turen D (1985) [63] gà lai hướng thịt thường có tốc độ mọc lông nhanh và khả

33

năng cho thịt cao hơn gà thuần. Theo Chamber J.R (1988) [61], sự chuyển hóa thức ăn ở gà thịt lai khi nuôi vỗ béo có ƯTL tương đối lớn từ 7 – 16% .

Ở Israel, hãng Kabir Chicks L.t.d. [76] sử dụng trống GGK lai với mái K227

tạo con thương phẩm ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2460g, TTTA cho tăng 1kg khối lượng là 2,28kg. Hãng Grimaud Freres Selection S.A.S sử dụng trống G99 lai với mái GF tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2100g, TTTA/kg tăng khối lượng cơ thể 2,22kg. Trống G99 lai với mái GF26 tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 1900g, TTTA/kg tăng khối lượng cơ thể 2,49kg. Trống L11 lai với mái GF86 tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2730g, TTTA/kg tăng khối lượng cơ thể 2,48kg.

Tại Canada, các nhà khoa học dùng dòng gà Vartree có nguồn gốc từ giống Cornish. Giống này có chất lượng thịt thơm ngon, lớn nhanh, ngực rộng, đùi to làm trống lai với các dòng gà kiêm dụng đẻ nhiều trứng là gà Plymoutrock trắng, tạo ra con lai kết hợp được các đặc tính tốt của cả hai giống [4].

Xí nghiệp gà giống Nam Ninh (Trung Quốc) đã dùng giống gà địa phương lai với gà mái nhập ngoại tạo ra gà Lương Phượng có chất lượng thịt thơm ngon, sức đẻ trứng cao, khả năng cho thịt tốt, gà thương phẩm 63 ngày tuổi có khối lượng đạt 1,5 - 1,6kg, TTTA cho tăng 1kg khối lượng là 1,5 – 1,6kg, tỉ lệ nuôi sống đạt trên 95%, sản lượng trứng 177 quả/mái/năm [32].

Gà Tam Hoàng là con lai giữa gà Thạch Kỳ (Trung Quốc) với một số giống gà của Isarael và Hồng Kông như gà Kabir, Discau, Xinpap,…. Gà Tam Hoàng thịt lúc 15 - 17 tuần tuổi có khối lượng trung bình 1,5 - 1,7kg, TTTA cho tăng 1kg khối lượng là 3,2kg [58].

Với mục đích tạo ra giống gà sinh trưởng nhanh và tiết kiệm được khoản tiền trang bị hệ thống làm mát ở những nước nhiệt đới. Avigdor Cahaner (2011) [74], đã nghiên cứu lai tạo thành công giữa một giống gà thường với một giống gà đặc biệt trụi lông ở cổ tạo ra giống gà trụi lông đầu tiên trên thế giới. Giống gà này có tốc độ phát triển rất nhanh vì nó không cần tiêu tốn năng lượng để mọc lông. Mặt khác, vì không có lông nên sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí ở các nhà máy chế biến. Tuy

34

nhiên, giống gà này bộc lộ hai nhược điểm lớn là gà trống sẽ không thể giao phối vì không có lông để vỗ cánh giữ thăng bằng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thêm nữa, chúng dễ bị mắc các bệnh ngoài da, côn trùng cắn, cháy nắng…, do không có lớp lông ngoài bảo vệ.

Giống gà trứng Goldline - 54 có nguồn gốc từ Hà Lan cũng là thành tựu của công tác lai giống từ 4 dòng A, B, C, D. Trong đó 2 dòng A, B có màu lông cánh gián, hai dòng C, D có màu lông trắng. Gà Goldline có sức đẻ trứng cao, thời gian đẻ trứng kéo dài, vỏ màu nâu. Sản lượng trứng 245 - 300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 56 - 60g.

Gà Leghorn trắng ở Bắc Mỹ được tạo ra từ gà địa phương Italia với gà Yokohama, gà Viandot màu trắng bạc. Ở tuổi trưởng thành, gà trống Leghorn trắng có khối lượng 2,0 - 2,6kg, gà mái 1,6 - 2,2kg, sản lượng trứng 250 - 270 quả/năm.

Ngoài ra, còn có rất nhiều giống gà chuyên trứng khác là thành tựu của công tác lai giống như: giống gà ISA (nguồn gốc từ Pháp), có sản lượng trứng 280 quả/mái/năm, khối lượng trứng 58 - 60g, vỏ trứng màu nâu. Giống gà trứng Brown - Nick (nguồn gốc từ Mỹ), bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi, sản lượng trứng trung bình đạt 305 - 325 quả/mái trong 76 tuần tuổi, khối lượng trứng 62 - 64g, TTTA cho 10 quả trứng 1,6 - 1,8kg [75].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của con lai giữa gà d304 và gà HA1 (Trang 32)