Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn tại xã Quảng Ngọc, Quảng Xương, Thanh Hóa (Trang 48)

Là một giải pháp có chi phí đầu tƣ và vận hành thấp. Theo TCXDVN 261:2001 – Tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh thì một khu chôn lấp an toàn đòi hỏi phải đƣợc trang bị các lớp vật liệu lót đáy đắt tiền để bảo vệ nguồn nƣớc mặt

Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 51

và nƣớc ngầm, phải đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc rỉ rác. Ngoài ra còn cần các hạng mục phụ trợ khác, do đó quỹ đất cần cho khu chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh là rất lớn. Trong tình hình quỹ đất hạn chế tại xã, dân cƣ khá đông đúc, đất tại xã ƣu tiên cho canh tác nông nghiệp, không có quỹ đất để mở rộng, khai thác,... thì việc xây dựng một khu chôn lấp cho toàn bộ lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa là không khả thi. Chính vì thế xây dựng một khu chôn lấp cho lƣợng rác vô cơ và hữu cơ không mang đi ủ đƣợc.

Do đó, giải pháp công nghệ đƣợc áp dụng để xử lý CTR sinh hoạt tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa là sự kết hợp giữa ủ yếm khí tùy tiện tạo mùn hữu cơ và công nghệ chôn lấp.

Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa sẽ bao gồm:

Tái chế: Thu gom, lƣu giữ các thành phần có thể tái chế đƣợc nhƣ nhựa, nilon, kim loại, thủy tinh,... Định kỳ đƣợc bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc cơ sở tái chế.

Khu ủ mùn hữu cơ: Ủ thành phần CTR dễ phân hủy nhƣ thực phẩm thừa, xác động thực vật, hoa quả, rác từ hoạt động nông nghiệp (quá trình thu hoạch) nhƣ lúa, ngô, rơm rạ,...Mùn hữu cơ đƣợc tận dụng bón cho cây trồng, cải tạo đất.

Ô chôn lấp: Chôn lấp thành phần CTR còn lại, không tái chế, không ủ phân. Ngoài ra, để đảm bảo việc quản lý chất thải rắn đƣợc thực hiện theo các quy định hiện hành, chất thải nguy hại (CTNH) nhƣ: pin, đồ điện – điện tử hỏng (từ CTR sinh hoạt); bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (từ hoạt động sản xuất nông nghiệp) và chất thải rắn y tế đƣợc thu gom, lƣu giữ trong kho lƣu giữ tạm thời CTNH tại khu xử lý CTR tập trung, đƣợc quản lý theo đúng quy định tại Thông tƣ số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về quản lý CTNH.

Phƣơng án xử lý CTR sinh hoạt nêu trên vừa mang lại hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm quỹ đất sử dụng vừa tận thu đƣợc sản phẩm mùn hữu cơ quay trở lại bón cho cây trồng, cải tạo đất phục vụ nông nghiệp, phục vụ canh tác tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa

Để quá trình xử lý CTR sinh hoạt tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa mang lại hiệu quả cao cần tiến hành phân loại CTR tại nguồn.

Hồ Thị Huyền Trang – K19 Cao học KHMT 52

*/ Một số ưu điểm của giải pháp công nghệ lựa chọn:

- Chất thải hữu cơ sau khi phân hủy đƣợc chế biến thành mùn hữu cơ thông qua việc ứng dụng công nghệ sinh học truyền thống. Quảng Xƣơng là một huyện chủ yếu phát triển nông nghiệp, nhu cầu phân bón cho việc canh tác bền vững còn rất lớn. Do đó, việc sản xuất và sử dụng mùn hữu cơ ngay tại xã phục vụ chính mục đích canh tác nông nghiệp là hết sức cần thiết và thiết thực, sẽ góp phần tiết kiệm kinh phí mua các loại phân bón, giúp ngƣời dân yên tâm lao động sản xuất.

- Với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học P.MET, chế phẩm có sử dụng tổ hợp Enzyme của các vi sinh vật có ích, có các tính năng khử mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trƣờng, làm phân giải nhanh các tạp chất hữu cơ gây ô nhiễm, rút ngắn thời gian xử lý;

- Chi phí đầu tƣ ban đầu không quá cao;

- Xử lý triệt để lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã với sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống, phổ biến và công nghệ tiên tiến, hiện đại có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tại xã. Tuy nhiên lại dễ thực hiện, dễ vận hành, dễ quản lý, không đòi hỏi công nhân vận hành phải có trình độ cao;

- Không phát sinh mùi hôi thối trong quá trình vận chuyển và xử lý; - Không có khí độc hại và khí dễ gây cháy - nổ trong quá trình xử lý rác; - Có thể ứng dụng xử lý rác ở mọi quy mô công suất khác nhau;

- Giảm đáng kể quỹ đất sử dụng cho việc chôn lấp;

- Không gây ô nhiễm môi trƣờng đất và môi trƣờng nƣớc ngầm phải xử lý tốn kém sau này.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn tại xã Quảng Ngọc, Quảng Xương, Thanh Hóa (Trang 48)