.
Sơ đồ 3.2: Quy trình thu hồi bọt bột giấy (giấy vệ sinh)
Dòng bọt bột thải từ tháp lọc tuyển nổi được bơm vào bể tập trung, lớp bọt trên bề mặt dịch bột thường chứa nhiều đốm mực in li ti rất bẩn. Sau khi thể tích dịch bọt đạt đến một lượng nhất định đủ để thực hiện một mẻ xeo, ta bơm chúng qua sàng cô đặc lưới nghiêng. Tại đây dòng bọt được sàng hai lần trên lưới nghiêng, nước trắng cấp cho lưới nghiêng có nhiệm vụ rửa sạch mực trong bọt, nước thải mang theo mực in đi xuyên qua lỗ trên lưới nghiêng và rơi xuống bể chứa nước thải bên dưới rồi theo mương chảy ra ngoài bể tập trung nước thải. Dòng bột tốt được bơm qua bể điều hòa bột, sẵn sàng bơm lên máy xeo khi cần.
Tháp lọc tuyển nổi (Bọt thải)
Bể chứa bọt
Sàng cô đặc lưới nghiêng
Bể điều hòa
Xeo (Giấy vệ sinh)
Kết quả thí nghiệm: Trọng lượng giấy lọc trung bình sau khi cân là:
- Lượng bột thu được trong nước thải là:
TSS = × 1000
= ×
1000
= 1,35g/l = 1,35kg/m3
Khối lượng bột thu hồi và chi phí tiết kiệm được:
Tháp lọc tuyển nổi cứ thải ra một khối (1m3) nước thải thì lượng bột sàng cô đặc lưới nghiêng thu hồi được là: 4,30 – 1,35 = 2,95kg
Khối lượng bột giấy vệ sinh sàng cô đặc lưới nghiêng thu hổi được từ tháp lọc tuyển nổi với mỗi mẻ lọc chứa 25m3 bột thải là: 2,95 × 25 = 73,75kg
Mỗi ngày tháp lọc tuyển nổi lọc 8 mẻ bột, như vậy khối lượng bột giấy sàng cô đặc lưới nghiêng thu hồi được là: 73,75 × 8 = 590kg = 68,6% bột thất thoát
Đơn giá giấy vệ sinh thành phẩm là 10.500/kg, như vậy giá thành phẩm giấy vệ sinh được xeo cũng chính là chi phí cơ sở tiết kiệm được.
Chi phí cơ sở tiết kiệm được mỗi ngày là: 590 × 10.500 = 6.195.000đ Chi phí cơ sở tiết kiệm được mỗi tháng là: 6.195.000 × 30 = 185.850.000đ Chi phí cơ sở sản xuất tiết kiệm được mỗi năm nhờ sàng cô đặc lưới nghiêng cô đặc bọt thải là: 185.850.000 × 12 = 2.230.200.000đ
STT
Kết quả cân
Giấy lọc ban đầu (mo,g) Giấy sau khi lọc (m1,g)
1 0,775 0,870
2 0,785 0,805
* Sàng cô đặc lưới nghiêng:
Hình 3.4: sàng cô đặc lưới nghiêng
Vốn đầu tư: 350 triệu
Chi phí vận hành năm của thiết bị (tiền điện): 10 triệu
Độ bền của thiết bị: 15 năm
Trong 15 năm sử dụng thiết bị, công ty tiết kiệm được một khoảng chi phí là: [(185.850.000 × 15 × 12) – 350.000.000 – (10.000.000 × 15)] = 32.953.000.000đ
Nhận xét:
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư vừa phải.
- Hiệu suất thu hồi cao
- Thiết bị đơn giản, dễ vận hành.
Nhược điểm:
- Khó khăn trong việc vệ sinh thiết bị
- Chiếm diện tích nhà xưởng.