Xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp cho quá trình sản xuất oligochitin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất Oligochitin từ chitin sản xuất từ vỏ tôm thẻ bằng enzyme Hemicellulase (Trang 42)

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu suất thu hồi oligochitin được thể hiện trên đồ thị hình 3.2 như sau:

Hình 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân đến quá trình sản xuất oligochitin

Từ kết quả thể hiện ở hình 3.2 cho thấy: Hiệu suất thu hồi oligochitin cao nhất là 51.37% ở nhiệt độ 42oC, hiệu suất thu hồi oligochitin thấp nhất là 42.75% ở nhiệt độ 27oC. Còn ở nhiệt độ 32oC hiệu suất thu hồi oligochitin là 44.82% và ở nhiệt độ

37oC hiệu suất thu hồi oligochitin là 51.06%. Từ đó cho thấy khi nhiệt độ tăng thì

hiệu suất thu hồi oligochitin tăng lên cụ thể: từ 27÷32oC hiệu suất thu hồi tăng

2.07%, còn từ 32÷37oC hiệu suất thu hồi tăng nhiều nhất 6.24%, từ 37÷42oC hiệu

suất tăng nhưng tăng chậm chỉ tăng 0.31%.

Kết quả như trên là do: Đối với enzyme hemicellulase có nguồn gốc từ

Aspergillus niger hoạt động ở khoảng nhiệt độ tối thích 35÷ 45oC trong điều kiện

pH bằng 4.5. Vì vậy ở nhiệt độ 27÷32oC, enzyme này hoạt động không cao làm cho

hiệu suất thu hồi oligochitin không cao. Còn ở 37oC đây là nhiệt độ tối thích cho enzyme này hoạt động tốt nhất nên hoạt tính của enzyme tại đây mạnh nhất và cho hiệu suất thu hồi cao. Tuy nhiên khi nhiệt độ tăng lên nữa thì enzyme cũng cho hiệu suất thu hồi cao nhưng hiệu suất này tăng lên không đáng kể. Mặt khác điều

này cũng phù hợp với công trình nghiên cứu của Aiba và Muraki (1996, 1997) cho rằng enzyme hemicellulase thủy phân chitin ở nhiệt độ t = 37oC là tốt nhất.

Kết luận: Chọn nhiệt độ 37oC cho các lần thí nghiệm sau.

3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất thu hồi oligochitin

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian tới hiệu suất thu hồi oligochitin được thể hiện trên đồ thị hình 3.3 như sau:

Hình 3.3: Ảnh hưởng của thời gian tới hiệu suất thu hồi oligochitin

Từ kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.3 cho thấy: Hiệu suất thu oligochitin cao nhất là 54.04% ở thời gian là 4 ngày, hiệu suất thu hồi oligochitin thấp nhất là 47.22% ở thời gian là 1 ngày, ở thời gian 2 ngày thì hiệu suất thu oligochitin là 49.13% và thời gian 3 ngày thì hiệu suất thu oligochitin là 52.85%. Hiệu suất thu oligochitin tăng dần khi thời gian thủy phân tăng, tăng nhiều nhất là từ thời gian 1 ngày ÷ 2 ngày, hiệu suất tăng 1.91%. Khi thời gian thủy phân tăng từ 2 ngày ÷ 3 ngày thì hiệu suất thu oligochitin tăng 3.72%, thời gian tăng từ 3 ngày ÷ 4 ngày thì hiệu suất thu oligochitin tăng 1.19%.

Do thời gian đầu enzyme chưa thích nghi với môi trường cơ chất mới nên hoạt động chưa hiệu quả làm cho hiệu suất thu hồi thấp, thời gian sau enzyme thích nghi được khi để thời gian càng dài thì enzyme và cơ chất càng có cơ hội tiếp xúc với nhau nhiều hơn, làm cho quá trình phân cắt xảy ra nhiều hiệu suất thu hồi oligochitin càng cao. Tuy nhiên khi thời gian càng tăng thì hiệu suất thu oligochitin lại tăng không nhiều, có thể là do khoảng thời gian thích hợp để enyme thủy phân lượng cơ chất chitin đó là phù hợp chứ không phải thời gian càng nhiều thì enzyme thủy phân càng triệt để, tăng thời gian enzyme vẫn tiếp tục thuỷ phân lượng chitin còn lại nhưng hiệu suất thu được không tăng là mấy, thời gian thì cần nhiều mà lượng oligochitin thu được tăng lên không nhiều sẽ làm tốn thời gian, tăng công sản xuất lên. Nên sẽ lựa chọn thời gian là 3 ngày cho các thí nghiệm.

Kết luận: Chọn thời gian 3 ngày cho các thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất Oligochitin từ chitin sản xuất từ vỏ tôm thẻ bằng enzyme Hemicellulase (Trang 42)