Theo dõi thời điểm ra hoa và hình thành quả

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả na dai (Annona squamosa) tại Hữu Lũng, Lạng Sơn” (Trang 32)

Tất cả các loài cây ăn quả trước lúc ra hoa đều phải trải qua thời kì phân hoá mầm hoa. Đó là sự biến đổi căn bản của cây từ phát triển sinh dưỡng (ra lá, ra cành) sang phát triển sinh sản (ra nụ, ra hoa, đậu quả và kết hạt). Mắt thường chúng ta không nhận biết được quá trình phõn hoỏ mầm hoa bên trong của cây mà phải dùng phương pháp giải phẫu mới thấy được. Đây là thời kì rất quan trọng đối với cây ăn quả nói chung và cây chuối nói riêng.

Khi cây chuối còn non, điểm sinh trưởng tận cùng của thân đã sinh ra lá gồm có phần đế rất phát triển gọi là bẹ lỏ, cỏc bẹ lá ôm chặt vào nhau hình thành nên thân giả của cây chuối. Cây chuối sau khi sản sinh ra một số lá (trung bình khoảng 30 lá), điểm sinh trưởng ngọn dưới tác động của hoocmon ra hoa ngừng phõn hoỏ cỏc lỏ ban đầu và phõn hoá ra hoa. Kết quả theo dõi thời gian ra hoa và quá trình hình thành quả ở giống chuối tây trồng tại Thanh Trì – Hà Nội được trình bày trong bảng 2:

Bảng 2: Thời gian ra hoa và hình thành quả ở giống chuối tây trồng tại Thanh Trì – Hà Nội

Thời điểm Sự phát triển của hoa và tạo quả

19/02/2009 Ra lá cờ, chuẩn bị ra hoa

26/02/2009 Ra hoa và búc lỏ bắc đầu tiên

06/3 /2009 Lá bắc thứ 4 mở và trong đó có quả

08/3 /2009 Lá bắc thứ 5 mở và trong đó có quả

Như vậy, thời điểm để có thể xác định cây chuối ra hoa, hình thành quả là dựa vào số lá của cây và thời điểm cây bắt đầu ra lá cờ. Ở thời kì này thân chính bắt đầu dài ra dọc theo phía trong thân giả, còn hoa thì phát triển và to ra; do sức đẩy của thân mà hoa xuất hiện trờn thõn giả, thòi ra giữa các bẹ và cuống lá. Từ khi ra khỏi thân giả, hoa chúc xuống rất nhanh về hướng đất, ngọn vươn thẳng. Hoa chuối khá phức tạp: Trên trục cú cỏc lỏ bắc sắp xếp theo hỡnh xoỏy ốc, lá bắc rộng và nhọn, màu đỏ tím nổi sáp, mỗi lá bắc bao bọc một chùm hoa (trừ 3 lá bắc đầu tiên). Từ lá bắc thứ 4 bắt đầu thấy cú cỏc chùm hoa, một chùm hoa xếp thành hai hàng đều và được kẹp chặt giữa lá bắc che nó và mầm tiếp cận, được gọi là nải, mỗi nải là một nhánh kết dính với nhau. Ở chuối có đặc điểm riêng biệt là mấy chùm hoa đầu phõn hoỏ là hoa cái mà bầu nhuỵ cái sẽ phát triển thành quả chuối. Số lượng chùm hoa cái nhiều hay ít phụ thuộc vào giống, các điều kiện ngoại cảnh. Bình thường số nải chuối tạo quả từ 9 – 12 nải. Sau khi điểm sinh trưởng đã cho một số nải hoa cái thỡ cú sự thay đổi khá đột ngột, sự phõn hoỏ diễn ra chậm hơn khi ấy xuất hiện những nải hoa đực, bầu nhuỵ cái teo lại, nhị đực phát triển nờn khụng hình thành quả được. Đõy là thời điểm nên cắt bỏ phần còn lại của hoa để giúp cây tập trung dinh dưỡng cho quả.

Chuối tây có khả năng chịu hạn, chịu úng, chịu đất xấu và chống bệnh, đồng thời nhiệt độ tối ưu cho trỏi chín là cao, vì vậy mà trồng chuối vào mùa hè là thích hợp.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả na dai (Annona squamosa) tại Hữu Lũng, Lạng Sơn” (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)