Sự biến đổi hàm lượng xenlulose qua các thời kì phát triển của

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả na dai (Annona squamosa) tại Hữu Lũng, Lạng Sơn” (Trang 64)

của quả chuối tây.

Xenlulose là loại polisaccarit phổ biến rộng rãi trong thực vật, là thành phần cấu tạo chủ yếu của thành tế bào thực vật. Xenlulose là hợp chất hữu cơ có nhiều nhất trong cơ thể thực vật, hàng năm thực vật tổng hợp được khoảng 1011 tấn. Nó chứa khoảng một nửa số cacbon hữu cơ của sinh quyển [4]. Thành phần cấu trúc nên phân tử xenlulose là các phân tử glucose. Mỗi phân tử xenlulose có khoảng 10000 gốc glucose liên kết với nhau tạo nên các sợi xenlulose, là đơn vị cấu trúc nên thành tế bào. Tính bền vững về cơ học có được của tế bào là nhờ vật liệu cấu trúc có tính đàn hồi và ổn định của các phân tử xenlulose [22].

Do những đặc tính và vai trò quan trọng của phân tử xenlulose nói trên, trong tế bào nó có thể ảnh hưởng đến độ bền vững của quả, sự biến động trong hàm lượng của loại polisaccarit này trong quả liên quan với quá trình chín của quả nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định hàm lượng xenlulose trong thịt quả chuối tõy theo tiến trình sinh trưởng, phát triển. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 15, hình 17.

Qua kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng xenlulose tăng nhanh từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 tăng gấp hơn 3 lần (3,047% chất khô) rồi bắt đầu giảm dần từ tuần thứ 10 đến khi quả chín chỉ còn 0,835% chất khô(bảng 15). Đối chiếu số liệu về lượng xenlulose (bảng 15) với số liệu về sinh trưởng chẳng hạn như thể tích quả (bảng 2), ta thấy có sự phù hợp. Thời điểm lượng xenlulose đạt trị số cao nhất cũng là thời điểm thể tích quả lớn nhất (tuần thứ 6). Điều đó có nghĩa là vào thời gian quả sinh trưởng mạnh nhất tức là tăng số lượng và kích thước tế bào nhiều nhất, đương nhiên phải cần nhiều xenlulose để tạo vỏch. Cũn về sau, sinh trưởng của quả chậm lại rồi bắt đầu quá trình chín kèm theo sự mềm hoỏ vỏch tế bào do sự phân giải polisaccarit này dẫn đến sự giảm dần lượng xenlulose như ở bảng 15.

Bảng 15: Sự biến đổi hàm lượng xenlulose theo tiến trình sinh trưởng, phát triển của quả chuối tây

Thời kì phát triển của quả (tuần) Hàm lượng xenlulose (% chất khô)

2 1,009 ± 0,385 6 3,047 ± 0,105 10 2,123 ± 0,110 12 2,002 ± 0,009 14 1,507 ± 0,289 15 1,009 ± 0,254 16 1,120 ± 0,034 17(chín) 0,835 ± 0,026 H àm lư ợ ng x en lu lo zo (% c hấ t kh ô) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

2 tuần 6 tuần 10 tuần 12 tuần 14 tuần 15 tuần 16 Tuần Chín

Hình 17: Động thái hàm lượng xenlulose trong quả chuối tây qua các thời kì phát triển

Trong các enzim liên quan đến hô hấp có catalase và peroxydase. Thông qua sự biến động về hoạt độ của các enzim này ta có thể khái niệm về sự biến động của quá trình hô hấp. Do vậy, chúng tôi đã phân tích hoạt độ của hai enzim này theo tiến trình phát triển của quả chuối tây.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh theo tiến trình phát triển của quả na dai (Annona squamosa) tại Hữu Lũng, Lạng Sơn” (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)