Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng kỹ thuật webquest trong dạy học chương virut và bệnh truyền nhiễm - phần sinh học vi sinh vật, sinh học 10 (Trang 56)

9. Những đóng góp mới của luận văn

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả định lượng

3.5.1.1. Phân tích kết quả chấm nội dung bài trình chiếu của các nhóm

Mục tiêu cao nhất của dạy học là dạy cách tư duy. Một trong những biện pháp hiệu quả là GV phải xây dựng cho được hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của HS. Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của HS.

Qua kết quả chấm nội dung của 4 nhóm (xem phụ lục 13), cho thấy:

- Với hệ thống câu hỏi được xây dựng ở webquest chủ yếu là mức độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá đã góp phần giúp HS rèn luyện các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, kỹ năng quan sát, kỹ năng vận dụng, kỹ năng suy luận …

- Cả 4 nhóm đều đạt yêu cầu về việc rèn luyện các kỹ năng nhận thức. Trong đó, nhóm 2 có mức độ rèn luyện kỹ năng nhận thức cao nhất (70.8%). Chứng tỏ nhóm 2 là soạn bài đầy đủ, hiệu quả nhất; có kỹ năng khai thác và xử lý thông tin tốt nhất.

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mức độ đạt được về rèn luyện kỹ năng nhận thức 3.5.1.2. Phân tích kết quả chấm hình thức bài trình chiếu của các nhóm

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy biến động và mục tiêu học tập là để hiểu biết, để làm, để chung sống và để tồn tại. Để làm được điều đó, người học hiện đại phải trở thành người học suốt đời. Trong xã hội hiện đại với kỹ thuật và công nghệ, với sự phổ biến của internet, người học suốt đời cũng phải biết sử dụng các thiết bị công nghệ này, đặc biệt là khả năng sử dụng máy vi tính để phục vụ cho việc học và nghiên cứu.

tôi nhận thấy: Kỹ năng sử dụng CNTT để thiết kế bài soạn của các nhóm đều có sự tiến bộ. Trong đó tiến bộ nhiều nhất là nhóm 2 và 3. Điều này chứng tỏ các em biết tiếp thu ý kiến góp ý của GV, biết tự kiểm tra và tự điều chỉnh. Tuy nhiên, các nhóm mới điều chỉnh được phần kỹ thuật (lỗi font, size, hiệu ứng…) và hình thức trình bày (hình nền, bố cục, lỗi chính tả...) Còn kỹ năng diễn đạt câu sao cho ngắn gọn, rõ ràng thì chưa có sự chuyển biến rõ nét.

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mức độ đạt được về rèn luyện kỹ năng soạn bài trình chiếu 3.5.1.3. Phân tích kết quả chấm kỹ năng thuyết trình của HS

Ngày nay, thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu. Tỷ lệ thành công của những người có khả năng thuyết trình, trình bày cao hơn những người thiếu kỹ năng đó rất nhiều. Theo kết quả khảo sát, hầu hết người Việt Nam đều cảm thấy e dè và sợ “thuyết trình trước đám đông”. Hình thức dạy học có sử dụng webquest sẽ tạo cơ hội cho các em thảo luận nhiều hơn và có cơ hội được thuyết trình cũng như hùng biện, góp phần rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho HS

Qua kết quả chấm phần thuyết trình của 4 HS trong 2 tiết dạy TN (xem phụ lục 16), chúng tôi thấy : Đa số các em chưa lưu loát và chưa lôi cuốn trong cách trình bày. Vẫn còn hiện tượng nhìn lên slide và đọc lại, chưa làm chủ phần kiến thức cần trình bày. Tuy nhiên phải ghi nhận là các em có mạnh dạn và phát âm rõ. Nhìn chung, lần đầu các em thuyết trình như vậy là đã đạt yêu cầu.

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn mức độ đạt được về rèn luyện kỹ năng thuyết trình 3.5.1.4. Phân tích kết quả chấm điểm hiệu quả làm việc nhóm

Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là hợp tác. Để thích ứng với thế giới của sự hợp tác, trách nhiệm của các nhà giáo dục phải hình thành ở người học kỹ năng làm việc theo nhóm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với phương pháp dạy học có sử dụng webquest sẽ góp phần giúp HS rèn luyện kỹ năng này.

- Những HS tích cực, có tinh thần trách nhiệm thì điểm hiệu quả làm việc nhóm cao và kéo theo kết quả điểm bài kiểm tra cao hơn những HS còn lại hoặc thấp nhất cũng đạt điểm 5.0 (Có 14/16 HS điểm nhóm cao => điểm KT cao)

- Hiệu quả làm việc nhóm của nhóm 2 cao nhất, nhóm 3 cao nhì tương ứng với điểm trung bài KT của nhóm cũng cao thứ 1, thứ 2.

Như vậy, với việc dạy học có vận dụng webquest đã góp phần nâng cao hứng thú học tập và tăng cường các hoạt động học tập cho HS.

3.5.1.5. Phân tích kết quả chấm bài kiểm tra cuối chương của HS

Thống kê điểm bài kiểm tra kiến thức chương Virut và bệnh truyền nhiễm, chúng tôi có kết quả sau đây:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra

Lớp Số bài 8 – 8.5 6.5 – 7.9 5.0 – 6.4 3.5 – 4.9 3.0 – 3.4

10A 39 2 14 15 7 1

Tỷ lệ % 5.1% 35.9% 38.5% 18% 2.5%

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn kết quả bài kiểm tra

Qua bảng 3.1 và đồ thị 3.4 cho thấy:

- Số HS đạt điểm 5.0 trở lên chiếm 79.5% , trong đó số HS khá giỏi chiếm 41%. Điều này góp phần chứng tỏ tính khả thi của đề tài.

- Những HS đạt điểm yếu, kém rơi vào những HS có biểu hiện thiếu tích cực trong giờ học và tinh thần làm việc nhóm chưa tốt.

Mặc dù tỷ lệ HS đạt điểm từ 5.0 trở lên cao, nhưng điểm giỏi chỉ có 2 HS (1 HS có điểm 8.0 và 1 HS có điểm 8.5) và điểm trung bình chung của cả lớp chỉ đạt 5.9 điểm là vẫn còn thấp. Nguyên nhân chất lượng bài kiểm tra vẫn chưa cao là do:

* Về phía GV:

- Trong khâu chuẩn bị:

+ ở buổi giới thiệu với HS về phương pháp này, GV đưa ra tiêu chí đánh giá chưa chi tiết nên chưa thúc đẩy được sự tích cực của số đông HS

+ Việc chia nhóm còn mang tính cơ học theo tổ, nên có nhóm nhiều HS học được, nhiệt tình, có nhóm thì quá ít nên hiệu quả hoạt động nhóm vẫn chưa tốt và chưa

đồng đều.

+ Khâu soạn giáo án vẫn chưa thật sự hài lòng, còn lung túng trước thời điểm dạy thực nghiệm. Thể hiện ở số lượng câu hỏi trong 1 số trò chơi còn nhiều, nên chọn lọc lại để tăng thời gian cho việc HS thắc mắc và giải đáp thắc mắc.

- Trong khâu tổ chức hoạt động trên lớp:

+ Các thao tác dạy học với máy tính vẫn còn chưa linh hoạt. Nên có chuột không dây để tiện lợi trong thao tác dù đứng ở bất kỳ vị trí nào ở lớp.

+ GV quên thử laptop ở phòng 15 nên khi chiếu qua projector thì trên màn hình của laptop không có giao diện của bài báo cáo và bài giảng của GV . Vì vậy việc điều khiển chuột mất khá nhiều thời gian. Dẫn đến dạy bị cháy giáo án.

- Trong khâu củng cố, GV quên đưa đáp án nội dung 4,5 để HS về nhà đối chiếu với bài trình chiếu đã làm.

* Về phía HS:

- HS chưa thích nghi với cách học này

- Chỉ có 26/39 HS có máy tính và 25/39 HS nhà có internet, số HS này phân bố không đồng đều giữa các nhóm

- Vẫn còn nhiều HS thiếu tinh thần trách nhiệm

3.5.2. Kết quả định tính

3.5.2.1. Phân tích các biểu hiện của tính tích cực, tự lực trong học tập của HS: - Trong buổi chuẩn bị cho tiết học thử nghiệm phương pháp dạy học có sử dụng webquest:

+ Đa số HS tiếp nhận thông tin, kế hoạch học tập do GV đề ra với thái độ tập trung, chăm chú và tò mò.

+ Khi chia nhóm, sau khi nghe gợi ý của GV thì việc bầu nhóm trưởng diễn ra nhanh chóng, chỉ có nhóm 1 là hơi mất thời gian. Nhưng cuối cùng cũng có HS tích cực vui vẻ nhận nhiệm vụ.

+ Vì tranh thủ giờ ra chơi để giới thiệu sơ qua cho HS về webquest nên GV có yêu cầu gặp 4 nhóm trưởng buổi khác. Và 4 em rất nhiệt tình đến đúng giờ và có ý kiến về phần Giới thiệu là chưa hiểu, rồi đề nghị GV nói rõ hơn, chủ động ghi chép.

+ Khi gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của webquest, HS biết chủ động nhắn tin hoặc gọi điện hỏi GV

+ Có em vì say sưa mãi mê khám phá kiến thức ở các link do GV cung cấp, hai tuần vừa qua dành thời gian học môn sinh nhiều quá bị anh chị nhắc nhở, yêu cầu chú trọng học toán vì đó là môn quan trọng.

- Trong buổi thực nghiệm sư phạm chính thức:

+ Dù lần đầu tiên báo cáo trước lớp, nhưng các em cũng khá bình tĩnh trình bày kết quả của nhóm mình. Tuy nhiên kỹ năng thuyết trình của các em vẫn còn hạn chế.

+ Tham gia vào các trò chơi tích cực làm cho không khí lớp thoải mái

+ Đặc biệt giải thích các câu hỏi một cách nhanh chóng . Trong đó có các câu hỏi chưa xuất hiện ở webquest.

+ Đa số HS tập trung theo dõi phần thuyết trình của bạn và đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ trong nhóm 2 và nhóm 4 ngôi ở bàn cuối chưa tích cực lắm.

- Khi lấy ý kiến phản hồi:

+ Đa số các em nhiệt tình hoàn thành các phiếu điều tra, góp ý được phát. Vẫn còn 1 bộ phận nhỏ HS chưa nghiêm túc trong việc góp ý, chép của bạn. hoặc các em quên phiếu ở nhà nên nộp không đúng hạn.

+ Có những ý kiến chân thành giúp GV điều chỉnh webquest để lần sau dạy tốt hơn. Có rất nhiều góp ý hay.

+ Hầu hết các phản hồi cho thấy sự yêu thích với hình thức dạy học này.

3.5.2.2. Phân tích kết quả ý kiến phản hồi từ HS

Ai đánh giá giờ dạy của giáo viên đúng hơn cả? HS có khả năng đánh giá chất lượng giảng dạy thường xuyên của GV so với giờ dạy hội giảng, thao giảng, giờ có người dự. Vì vậy, để đánh giá về tính khả thi của webquest đã xây dựng và phương pháp tổ chức dạy học bằng webquest, chúng tôi đã tiến hành điều tra HS theo hai mẫu sau:

a/ Phân tích phiếu điều tra (Xem phụ lục 7,8)

Thông qua kết quả phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy:

Bảng 3.2. Bảng thống kê mức độ hứng thú của HS

Nhàm chán

Bình thường 8/39 HS chọn Khá hay 25/39 HS chọn Hay và thú vị 6/39 HS chọn

(2) HS nhận thấy phương pháp tổ chức dạy học sử dụng webquest có những điểm hơn phương pháp cũ như sau:

Bảng 3.3. Bảng thống kê ý kiến của HS về ưu điểm của dạy học có webquest

Tự tìm tòi kiên thức mới 37/39 HS chọn

Thường xuyên trao đổi với bạn cùng nhóm 23/39 HS chọn Hiểu bài mà không cần ghi chép nhiều 34/39 HS chọn Biết thêm nhiều kĩ năng sử dụng máy tính 37/39 HS chọn Hứng thú vì các nhiệm vụ đa dạng và phong phú 34/ 39 HS chọn Thể hiện được năng lực của mình 33/ 39 HS chọn Tìm hiểu một đề tài mới trong thời gian dài 24/39 HS chọn

(3) Hầu hết HS cảm thấy mình học được nhiều điều trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Theo các em, điều học được nhiều nhất là kỹ năng soạn bài trình chiếu, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, tìm kiếm được nhiều thông tin hay liên quan đến bài học, hiểu rõ hơn tác hại của virut và cách phòng tránh cũng như lợi ích của virut; có thể học bài qua các hình vẽ, đoạn clip, có thể đưa ra ý kiến nhận xét.

(4) Các kiến thức mà HS học được khi thực hiện các nhiệm vụ của webquest là do:

Bảng 3.4. Bảng thống kê ý kiến của HS về các kiến thức học được

Tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nhiều hơn các giờ khác 26/39 HS chọn Có thể trao đổi với bạn cùng nhóm về các TT và câu trả lời 35/39 HS chọn Được thực hiện các nhiệm vụ một cách tự do và thoải mái 33/39 HS chọn Có được nhiều nguồn thông tin để tham khảo 37/39 HS chọn Phân tích được các thông tin chưa chính xác trên trang web 22/ 39 HS chọn Ý kiến của em được mọi người tôn trọng 31/ 39 HS chọn (5) Ý kiến phản hồi của HS về nội dung webquest:

Bảng 3.5. Bảng thống kê ý kiến của HS về nội dung webquest

Nội dung các nhiệm vụ Chưa rõ ràng Bình thường 7/39 HS chọn Khá rõ ràng 24/39 HS chọn Hoàn toàn rõ ràng 8/39 HS chọn Số lượng các nhiệm vụ Quá nhiều 2/39 HS chọn Nhiều 12/39 HS chọn Vừa đủ 25/39 HS chọn Ít

Các thông tin được cung cấp để thực hiện nhiệm vụ Đầy đủ 14/39 HS chọn Vừa đủ 22/39 HS chọn Chưa đủ 3/39 HS chọn Quá nhiều Các mục tiêu được đề ra Chưa rõ ràng Bình thường 7/39 HS chọn Khá rõ ràng 22/39 HS chọn Hoàn toàn rõ ràng 10/39 HS chọn b/ Phân tích phiếu thăm dò ý kiến HS (Xem phụ lục 6)

Với mục đích vừa lấy được ý kiến của HS về ưu và nhược điểm của hình thức dạy học có sử dụng webquest, vừa kiểm tra được khả năng diễn đạt của HS, vừa nâng cao tinh thần phê bình của HS, rèn luyện tư duy phản biện; tôi đã hỏi thêm HS hai câu hỏi sau:

(1) Em có thích hình thức dạy học có sử dụng webquest không? Tại sao?

(2) Em có những góp ý và đề xuất gì để hình thức dạy học này đạt hiệu quả hơn, giúp em học tốt hơn?

Kết quả có 32/34 ý kiến HS thích học hình thức này với các lý do sau: - Hay, dễ hiểu, đỡ chép bài, giúp nâng cao tinh thần đoàn kết

- Có nhiều tư liệu để tham khảo, có thể trực tiếp tìm hiểu đáp án - Sự sáng tạo trong cách dạy và tự đánh giá được năng lực của mình - Cách dạy mới lạ, lý thú, tìm tòi nhiều kiến thức mới.

- Tìm ra các phương pháp học mới, tự do đưa ra ý kiến của mình.

- Tiết học sinh động vui vẻ , không gây cảm giác nhàm chán trong tiết học (có xen lẫn trò chơi)

- Biết được các thông tin khác liên quan đến bài học khi tìm các câu trả lời trên trang webquest.

- Giúp em nắm chắc kiến thức hơn (Bởi vì có hình ảnh minh họa)

- Giúp em biết được nhiều kỹ năng làm việc với máy tính, hứng thú với bài học, hiểu bài nhanh hơn.

- Có nhiều thời gian để tìm hiểu bài học.

Những lý do các em thích học với webquest được tôi trích nguyên văn, khác với những lý do được nêu cụ thể ở phiếu điều tra để các em đánh dấu vào càng

khẳng định hình thức dạy học này hoàn toàn áp dụng được ở trường phổ thông. Điều này còn thể hiện những HS này có tư duy phê phán khá tốt, đặc biệt ở phần góp ý và đề xuất cho GV như sau:

- Cần có lời giải sẵn để so sánh kết quả - Cần có mục hỏi đáp với GV để tiện làm bài

- Các nội dung khác cũng nên sử dụng webquest, nên thường xuyên dạy - Chữ to hơn để nội dung rõ ràng hơn

- Chữ ít hơn, nên rút ngắn các bài tập - Thông tin quá nhiều cần giảm số lượng

- Có nhiều trò chơi hơn nữa để nhằm nắm vững kiến thức.

- Bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo, đưa thêm nhiều hình ảnh và video - Có nhiều bài tập như thế này để làm

- Có thêm nhiều câu hỏi bất ngờ chưa có sẵn trên webquest để HS tự suy luận. - Đưa thêm các link về học tập các môn khác nhiều hơn. VD như lý…

Một phần của tài liệu vận dụng kỹ thuật webquest trong dạy học chương virut và bệnh truyền nhiễm - phần sinh học vi sinh vật, sinh học 10 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w