Phân tích cấu trúc và nội dung chương Virut và bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu vận dụng kỹ thuật webquest trong dạy học chương virut và bệnh truyền nhiễm - phần sinh học vi sinh vật, sinh học 10 (Trang 27)

9. Những đóng góp mới của luận văn

2.1. Phân tích cấu trúc và nội dung chương Virut và bệnh truyền nhiễm

2.1.1. Cấu trúc

Chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm" thuộc Phần ba "Sinh học vi sinh vật" gồm có 5 bài từ bài 29 đến bài 32. Trong đó, có hai bài dạy kiến thức cơ bản là bài 29 và bài 30; có hai bài trình bày những kiến thức vận dụng và liên hệ thực tế (bài 31 và 32). Và một bài ôn tập cho cả phần ba - sinh học vi sinh vật (bài 33), đây cũng là bài khép lại chương trình sinh học lớp 10 [8], [12].

Theo khung PPCT của Bộ GD – ĐT năm 2009 – 2010, số tiết của chương Virut và bệnh truyền nhiễm như sau: [2]

Nội dung Số tiết Lí thuyết Bài tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra Chương III: Vi rút – Bệnh

truyền nhiễm và miễn dịch 03 01 - 01 01

Như vậy 4 bài (Bài 29,30,31,32) phải dạy trong 3 tiết. Tổ Sinh – KTNN trường THPT Đặng Trần Côn – TP Huế đã xây dựng PPCT chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” trong nhiều năm qua như sau:

Tiết PPCT Bài Nội dung

30 Bài 29 Cấu trúc các loại virut

31 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

32 Bài

31,32

Virut gây bệnh và ứng dụng trong thực tiễn Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

2.1.2. Nội dung

hoạt động, cuối cùng là những kiến thức thực tế, vận dụng vào cuộc sống.

Nội dung chính của chương bao gồm hai phần là phần kiến thức cơ bản và phần kiến thức nâng cao. Trong đó, kiến thức cơ bản là chủ yếu với những nội dung khái quát về cấu trúc, hoạt động sống,vai trò, ý nghĩa của virut trong cuộc sống cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và thực tế về virut, bệnh truyền nhiễm, miễn dịch. Chỉ có một phần nhỏ kiến thức nâng cao trình bày về Inteferon, ứng dụng virus vào đời sống. [1], [8], [12]

Có thể thấy, đây là chương chứa nhiều nội dung khó, kiến thức trừu tượng, không chỉ yêu cầu học sinh phải chú ý, theo sát mà còn đòi hỏi phải có sự liên hệ thực tiễn. Tuy nhiên, thời lượng dành cho chương này chưa tương xứng với khối lượng kiến thức, do vậy, nhiều kiến thức chưa được đi sâu, trình bày kỹ.

Theo quan điểm chỉ đạo của Sở GD – ĐT Thừa Thiên Huế là phải tăng cường đổi mới PPDH theo hướng dẫn tự học, dạy củng cố. Để thuận lợi cho việc dạy và đáp ứng được mục đích này, tôi đã chia kiến thức của chương thành 5 nội dung cơ bản sau:

- Virut là gì?

- Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ - Tác hại của virut và cách phòng tránh

- Ứng dụng của virut trong thực tiễn - Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

5 nội dung này được dạy trong 3 tiết cụ thể như sau:

Tiết

PPCT Nội dung dạy Ghi sổ đầu bài

30 - Virut là gì? (Bài 29)

- Chu trình nhân lên của virut

Bài 29: Cấu trúc các loại virut

(Mục I của bài 30)

31

Tác hại của virut và cách phòng tránh

(Gồm mục II của bài 30 và mục I của bài 31)

Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

32

- Ứng dụng của virut trong thực tiễn

(mục II của bài 31)

- Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch (Bài 32)

Bài 31,32: Virut gây bệnh và ứng dụng trong thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

2.2. Mục tiêu, nội dung các kiến thức cần dạy trong webquest Virut và bệnh truyền nhiễm [4], [7]

2.2.1. Các mục tiêu về kiến thức

- Trình bày khái niệm, cấu tạo và phân loại virut

- Nêu tóm tắt được chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ - Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh.

- Trình bày được một số ứng dụng của virut

- Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon, các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh.

2.2.2. Các mục tiêu về kỹ năng: Hình thành và rèn luyện các nhóm kỹ năng sau

- Kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức: rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp, so sánh; khái quát hóa; kỹ năng đọc sách; kỹ năng quan sát; kỹ năng áp dụng các kiến thức đã học; kỹ năng suy luận …

- Kỹ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập: làm việc theo nhóm, ...

- Kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập: kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh…

- Kỹ năng về sử dụng phương tiện kỹ thuật, công nghệ khai thác kiến thức: kỹ năng sử dụng máy tính; kỹ năng khai thác và xử lý các thông tin trên internet, kỹ năng soạn bài trình chiếu...

Đây là chương có nhiều kiến thức thực tế nên chúng tôi đặt mục tiêu rèn luyện cho người học ý thức đúng đắn trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống, tích cực phòng chống bệnh truyền nhiễm, tuyên truyền lối sống lành mạnh, tích cực.

2.3. Xây dựng webquest chương Virut và bệnh truyền nhiễm [19],[30],[31],[32]

Tôi đã sử dụng Google sites để thiết kế Webquest chương Virut và bệnh truyền nhiễm – phần sinh học vi sinh vật, sinh học 10. Nội dung của webquest được trình bày trên trang web https://sites.google.com/site/nhthuysinhhoc/

Hình 2.1. Trang chủ

Webquest chương Virut và bệnh truyền nhiễm gồm 5 phần: 2.3.1. Giới thiệu [9], [15], [22]

Khi quan sát xung quanh cuộc sống, chúng ta sẽ thấy có nhiều điều khiến cho ta phải thắc mắc, tò mò và muốn đi tìm câu trả lời.

(1) Tại sao nói virut là dạng sống đặc biệt, là ranh giới giữa vật thể sống và không sống?

(2) Virut là bạn hay là kẻ thù của con người?

(3) Tại sao số người chết trong các trận dịch bệnh do virut còn lớn hơn tất cả các

lụt và tại nạn giao thông cộng lại?

(4) Tại sao xung quanh ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh nhưng đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh?

(5) Tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh cho một vài đối tượng nhất định?

(6) Tại sao bệnh AIDS là đại dịch thế kỷ?

(7) Tại sao ông cha ta có câu : “Kẻ thù của kẻ thù là bạn” ?

Học xong chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi trên!

Hình 2.2. Trang giới thiệu

2.3.2. Nhiệm vụ

Các em được giao nhiệm vụ tìm hiểu một số kiến thức liên quan đến “Virut và bệnh truyền nhiễm”. Các nội dung này được trình bày chi tiết trong phần tiến trình.

Cả lớp được chia thành 4 nhóm (tương ứng với 4 tổ) và các nhóm làm việc độc lập với nhau và cùng thực hiện tất cả các nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp. Các em trình bày kết quả tìm hiểu của mình bằng bản trình chiếu Microsoft PowerPoint và báo cáo trước lớp.

Sau đây là kế hoạch học tập của các em về chương "Virut và bệnh truyền nhiễm" bằng hình thức Webquest:

A/ TIẾN TRÌNH DIỄN RA TRÊN LỚP (4tiết)

Tiế

t Hoạt động của học sinh Ngày học

Phòng học

1

Các nhóm báo cáo 2 nội dung: - ND1: Virut là gì?

- ND2: Chu trình nhân lên của virut

2

Các nhóm tham gia các trò chơi liên quan đến 3 nội dung sau:

- ND 1: Virut là gì?

- ND 2: Chu trình nhân lên của virut

- ND 3: Tác hại của virut và cách phòng tránh

3

Các nhóm báo cáo 2 nội dung:

- ND 4: Ứng dụng của virut trong thực tiễn - ND 5: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

4 Làm bài kiểm tra 40 phút (chương virut và bệnh truyền nhiễm)

B/ TIẾN TRÌNH CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ CHO TỪNG TIẾT:

Tiết Nhiệm vụ của các nhóm Ghi chú

1

- Nhóm trưởng phân công các thành viên hoàn thành các bài tập trong nội dung 1 và 2 (ở mục 3. Tiến trình)

- Thảo luận thống nhất đáp án và trình bày trên Microsoft Power Point (Có 2 nội dung => có 2 file.ppt)

- Nhóm cử 2 bạn chuẩn bị tinh thần báo cáo trước lớp (Mỗi bạn 1 nội dung) - Nộp cho GV ít nhất trước 1 ngày diễn ra buổi học bằng USB hoặc qua email - Các nhóm nhớ ghi biên bản họp nhóm, bảng phân công công việc và 2 - Nhóm trưởng phân công các thành viên hoàn thành các bài

tập trong nội dung 3 (ở mục 3. Tiến trình)

- Thảo luận thống nhất đáp án và trình bày trên Microsoft Power Point

- Nhớ xem lại kiến thức nội dung 1 và 2 đã học ở tiết trước

bảng theo dõi => Nhóm trường nộp cho GV cuối mỗi tiết học.

3

- Nhóm trưởng phân công các thành viên hoàn thành các bài tập trong nội dung 4 và 5(ở mục 3. Tiến trình)

- Thảo luận thống nhất đáp án và trình bày trên Microsoft Power Point (Có 2 nội dung => có 2 file.ppt)

- Nhóm cử 2 bạn chuẩn bị tinh thần báo cáo trước lớp

4 - Xem lại các nội dung đã học trong 3 tiết trước

- Trả lời các câu hỏi có trong phần giới thiệu vào vở bài tập.

Mỗi HS nộp phiếu tự đánh giá vào đầu tiết học

2.3.3. Tiến trình: Sau đây là các nhiệm vụ cụ thể của 5 nội dung

2.3.3.1. Nội dung 1: Virut là gì? [11], [14], [16]

Bài tập 1: Nghiên cứu SGK sinh học 10, mục I “Cấu tạo” (Bài 29), em hãy:

1.1. Chú thích hình vẽ sau:

Bài tập 2: Khi tìm hiểu cấu tạo của virut, Frankin và Conrat đã tiến hành làm 2 thí

nghiệm sau:

TN1: Tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng

đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A.

TN2: Tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng

đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng B trộn với prôtêin của chủng A và B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut B.

Có một bạn thắc mắc:

- Tại sao trong TN2 thu được virut chủng B mà không phải virut chủng A?

Em hãy giải thích giúp bạn thắc mắc trên.

Thông tin tham khảo:

http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Protein_l%C3%A0_g%C3%AC_v%C3%A0_ch %C3%BAng_c%C3%B3_ch%E1%BB%A9c_n%C4%83ng_nh%C6%B0_th%E1%BA %BF_n%C3%A0o%3F

http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=311165

Bài tập 3: Năm 1892 D.I.Ivanopxki, nhà khoa học người Nga đã tiến hành thí

nghiệm sau:

Em hãy cho biết: Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?

Thông tin tham khảo:

http://thuviensinhhoc.violet.vn/entry/show/entry_id/402241/cat_id/128440 http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=207d82a18ab44dbd

Bài tập 4: Nghiên cứu SGK sinh học 10, mục II“Hình thái” (Bài 29), em hãy:

4.1. Hoàn thành bảng sau:

Hình thái virut Đặc điểm Đại diện

1. Dạng xoắn Virut khảm thuốc lá

2. Dạng khối

Khối đa diện Virut bại liệt

Khối cầu Virut HIV

4.2. Dựa vào tiêu chí nào người ta chia hình thái virut thành 3 dạng trên?

Bài tập 5: Có rất nhiều định nghĩa về virut,qua tìm hiểu các đặc điểm của virut

trong 4 bài tập trên, em hãy đưa ra một định nghĩa về virut ngắn gọn và đầy đủ nhất.

Thông tin tham khảo:

http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Virus_l%C3%A0_g%C3%AC http://vietsciences.free.fr/khaocuu/nguyenlandung/virus01.htm

2.3.3.2. Nội dung 2: Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ

Em hãy nghiên cứu SGK sinh học 10, mục I (Bài 30) kết hợp quan sát 2 đoạn phim sau và trả lời các câu hỏi:

Đoạn phim 1:Sự nhân lên của virut động vật

http://tulieu.violet.vn/document/show/entry_id/4225371 Đoạn phim 2:Sự nhân lên của phage (thể thực khuẩn) http://tulieu.violet.vn/document/show/entry_id/4225418

Câu 1: Hãy sắp xếp thứ tự diễn biến các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut

Câu 2: So sánh chu trình nhân lên của virut động vật và phagơ.

Câu 3: Khi tìm hiểu về các loại virut, bạn A đưa ra kết luận sau: Có nhiều cách phân loại virut, nếu dựa vào phương thức sống của virut thì có thể chia virut thành 2 loại là virut độc và virut ôn hòa. Theo em, tại sao bạn A có kết luận như vậy? Và kết luận đó đúng hay sai.

Thông tin tham khảo:

http://www.thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/vsv/3532-virus.html http://thienho.com/w1/index.php?title=Virus_%28ch%C6%B0%C6%A1ng_s %C3%A1ch%29#Ph.C3.A2n_lo.E1.BA.A1i_virus

2.3.3.3. Nội dung 3: Tác hại của virut và cách phòng tránh [11], [16], [23]

Bài tập 1: Nghiên cứu SGK sinh học 10, mục I (Bài 31) và hoàn thành bảng sau:

Loại virus Cách thức xâm nhập và lây lan Tác hại Cách phòng Ví dụ Ký sinh ở VSV Ký sinh ở côn trùng Ký sinh ở TV Ký sinh ở người và ĐV

Thông tin tham khảo:

http://fhcsv26.violet.vn/present/show/entry_id/790014

http://ybacsi.com/y-hoc-pho-thong/show.php?get=1&id=nhiem/12_0070

http://www.dieutri.vn/bgtruyennhiem/4-11-2012/S2998/Bai-giang-viem-nao-nhat- ban-encephalitis-japonica.htm

(Các nhóm trình bày trên Microsoft Power Point và báo cáo không quá 3 phút)

Thông tin tham khảo:

a/ Xem các đoạn phóng sự và đoạn phim sau:

http://hanoipac.vn/vi/videoclips/phong-su-hiv-aids/ https://www.google.com.vn/search?sitesearch=http://syt.thuathienhue.gov.vn&q=HIV http://kenh14.vn/kham-pha/soi-tan-mat-virus-hiv-20100921011252150.chn http://kenh14.vn/kham-pha/clip-dau-long-va-dieu-ban-khong-muon-biet-ve-hivaids- 20111130045339403.chn http://www.vaac.gov.vn/Desktop.aspx/Hoi-dap/Hoi-dap/HIVAIDS_la_gi/ http://khamchuabenh.info/benh-da-lieu/benh-hiv/trieu-chung-va-cac-giai-doan- phat-trien-cua-benh-hiv.html http://nld.com.vn/105979p0c1006/xa-hoi-cac-nuoc-chau-a-co-the-sup-do-vi-aids.htm http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/Trang/tin%20chi%20tiet.aspx? newsid=16236&dt=2013-05-31&cid=3 http://kenh14.vn/xa-hoi/chua-khoi-hiv-cho-benh-nhan-nhi-dau-tien- 20130304122247268.chn http://www.thegioithu3.vn/forum/showthread.php?t=1880 http://www.tinmoi.vn/tag/HIV/AIDS http://dantri.com.vn/suc-khoe/thu-nghiem-vacxin-moi-dieu-tri-hivaids-705690.htm http://www.vietnamplus.vn/Home/Buoc-tien-moi-trong-nghien-cuu-dieu-tri- HIVAIDS/20135/197693.vnplus http://baophunuthudo.vn/sites/epaper/PNTD/Detail.aspx?ArtId=17414&CatId165 http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/hiv-khong-giet-nguoi-nhanh-bang- su-ky-thi-2279114.html

2.3.3.4. Nội dung 4: Ứng dụng của virut trong thực tiễn

Khi tìm hiểu về ứng dụng của virut trong thực tiễn, một bạn học sinh nói rằng: Virut không chỉ gây hại ở người mà còn gây bệnh cho các đối tượng khác tức là gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống con người . Tuy nhiên con người lợi dụng một số đặc tính của virut để mang lại lợi ích cho cuộc sống .

1. Sản xuất các chế phẩm sinh học (dược phẩm) để chữa bệnh 2. Sản xuất thuốc trừ sâu để bảo vệ mùa màng.

Em hãy nghiên cứu SGK sinh học 10 mục II (Bài 31) và các thông tin tham

trên đã đầy đủ chưa? Nếu chưa thì em hãy bổ sung thêm ý kiến của mình. (Trình bày trên phần mềm Microsoft Power Point và báo cáo không quá 5 phút)

Thông tin tham khảo:

http://uv-vietnam.com.vn/NewsDetail.aspx?newsId=1754 http://vi.wikipedia.org/wiki/Interferon http://nanogenpharma.vn/interferon-alpha-tai-to-hop-thuoc-khang-virus-dung- phong-tri-benh-cho-gia-suc-gia-cam-lan-dau-tien-co-ma-tai-viet-nam-3/ http://203.162.20.210/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1458&ID=798 http://www.hcmbiotech.com.vn/technology_detail.php?cateid=4&id=43 http://baigiang.violet.vn/present/same/entry_id/8689478 http://udkhcnbinhduong.vn/index.php?mod=khcn&cpid=11&nid=320&view=detail http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=4803 http://tai-lieu.com/tai-lieu/ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-trong-san-xuat-vacxin-867/ http://www.dietchuot.com.vn/dich-vu/494-dung-virus-gm-de-diet-chuot.html

2.3.3.5. Nội dung 5: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch [22], [23].

Bài tập 1: Nghiên cứu SGK sinh học 10, mục I “Bệnh truyền nhiễm” (Bài 32), em

Bài tập 2: Sau đây là các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut gây ra:

Dựa vào kiến thức tìm hiểu từ thực tế qua các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi nhóm lấy ví dụ về một bệnh truyền nhiễm theo gợi ý ở bảng trên và trình bày với các nội dung sau: 1/ Tên Virut gây bệnh

Một phần của tài liệu vận dụng kỹ thuật webquest trong dạy học chương virut và bệnh truyền nhiễm - phần sinh học vi sinh vật, sinh học 10 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w