9. Những đóng góp mới của luận văn
2.4. Sử dụng webquest trong dạy học chương Virut và bệnh truyền nhiễm
2.4.1. Xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng webquest
Để tiến hành sử dụng webquest trong dạy học vào buổi chính thức, cần phải có một buổi giới thiệu với HS về hình thức tổ chức dạy học webquest, cách thức làm việc với webquest trước đó ít nhất một tuần để HS có thời gian chuẩn bị.
2.4.1.1. Buổi giới thiệu
- Cung cấp tài liệu về dạy học bằng webquest, giới thiệu sơ lược các nhiệm vụ trong webquest mà học sinh cần phải thực hiện.
- Hướng dẫn cách thức làm việc trong giờ học được tổ chức bằng hình thức dạy học sử dụng webquest trong buổi học sắp tới: Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm độc lập với nhau cùng thực hiện 4 nhiệm vụ.
- Tổ chức cho lớp chia nhóm và bầu nhóm trưởng.
2.4.1.2. Kế hoạch cho buổi học chính thức Tiết
PPCT Tiến trình trên lớp Ghi sổ đầu bài
30
Học sinh báo cáo 2 nội dung: - Virut là gì?
- Chu trình nhân lên của virut
Bài 29: Cấu trúc các loại virut
31
Tổ chức các trò chơi để kiểm tra nội dung tiết trước và đánh giá hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm về nội dung
“ Tác hại của virut và cách phòng tránh”
Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
32
- Học sinh báo cáo 2 nội dung: +Ứng dụng của virut trong thực tiễn +Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Bài 31,32: VR gây bệnh và ứng dụng trong thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
33
- HS làm bài kiểm tra 40 phút (chương virut và bệnh truyền nhiễm) - Sửa bài kiểm tra
Bài tập về virut
2.4.2. Thiết kế tiến trình dạy học2.4.2.1. Tiết 1: 2.4.2.1. Tiết 1:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
5p
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào chương Virut và bệnh truyền nhiễm
GV giới thiệu với HS về nội dung trong phần Giới thiệu của webquest.
1/ GV mời đại diện 1 nhóm lên báo cáo 2/ HS báo cáo từng bài tập một. Cuối mỗi bài tập yêu cầu các nhóm có ý kiến góp ý và cuối cùng mời GV kết luận.
3/ GV có thể chiếu bài giảng của mình để kết luận những vấn đề chưa được giải thích rõ khi HS báo cáo. Và nhận xét phần trình bày của HS
Virut là dạng sống đặc biệt, chưa có cấu tạo tế bào, gồm 2 thành phần cơ bản là lõi axit nucleic và vỏ protein, kích thước siêu hiển vi, sống ký sinh nội bào bắt buộc.
20p
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS báo cáo nội dung “Chu trình nhân lên của Virut trong tế bào chủ”
1/ GV mời đại diện 1 nhóm khác lên báo cáo
2/ HS báo cáo từng bài tập một. Cuối mỗi bài tập yêu cầu các nhóm có ý kiến góp ý và cuối cùng mời GV kết luận.
3/ GV có thể chiếu bài giảng của mình để kết luận những vấn để chưa được giải thích rõ khi HS báo cáo. Và nhận xét phần trình bày của HS
*Lưu ý làm rõ 2 khái niệm sau
- Khi xâm nhiễm vào tế bào, các virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là virut độc (Chu trình sinh tan)
- Bộ gen của virut cài xen vào gen của tế bào chủ. TB chủ sinh trưởng bình thường gọi là virut ôn hòa (Chu trình tiềm tan)
Chu trình nhân lên của virut: gồm 5 giai đoạn
1. Hấp phụ: Gai glycoprotein của VR bám đặc hiệu lên thụ thể bề mặt của TB vật chủ 2. Xâm nhập:
- Đối với thể thực khuẩn (phagơ): VR chỉ đưa lõi axit nucleic vào TB chủ
- Đối với virut động vật: VR đưa cả lõi axit nucleic và cả vỏ vào TB chủ
3. Sinh tổng hợp: VR sử dụng enzim và nguyên liệu của TB vật chủ
4. Lắp ráp: Lắp phần vỏ và phần lõi vào tạo thành virut hoàn chỉnh
5. Phóng thích: VR phá vỡ TB chủ và phóng thích ra ngoài
2.4.2.2. Tiết 2:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
10p
Hoạt động 1: Trò chơi “Nồi nào úp vung nấy”
1/ GV giới thiệu trò chơi => bản chất là sắp xếp các bảng đáp án in trên A4 sao cho phù hợp với nội dung tương ứng của bảng so sánh ở bài tập 1 mục 3.3 của webquest
2/ GV mời đại diện 4 nhóm lên tham gia chơi. Phát cho mỗi đại diện 4 ô đáp án - Nhóm 1: lắp vào cột Cách thức xâm nhập và lây lan
- Nhóm 2: lắp vào cột tác hại - Nhóm 3: lắp vào cột cách phòng - Nhóm 4: lắp vào cột ví dụ
3/ Các nhóm dùng nam châm đính vào ô tương ứng trên bảng.
4/ GV chiếu đáp án và nhận xét.
5/ Yêu cầu HS rút ra kết luận về Tác hại của virut và cách phòng tránh.
- Virut gây bệnh cho VSV, côn trùng, thực vật là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp VSV và ngành nông nghiệp.
- Virut ký sinh ở động vật và người gây ra rất nhiều bệnh hiểm nghèo.
- Các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
12p
Hoạt động 2: Trò chơi “Thử tài hùng biện”
1/ Chọn đại diện 2 trong 4 nhóm lên hùng biện. (Lưu ý là 2 nhóm chưa được báo cáo ở tiết 1)
2/ GV cho lớp biểu quyết bằng cách đưa tay để xem lớp thích phần hùng biện của nhóm nào hơn và nhận xét chung.
3/ GV vừa cho HS xem đoạn phim “AIDS và những điều bạn không muốn biết” vừa kết luận vấn đề.
AIDS là đại dịch thế kỷ, tỷ lệ tử vong cao, chưa có thuốc trị đặc hiệu.
11p Hoạt động 3: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
là xem phim đoán đáp án.
2/ GV lần lượt chiếu 4 câu hỏi => HS trả lời => GV chiếu đáp án và kết luận vấn đề => cho điểm HS1 nếu trả lời hoàn chỉnh hoặc điểm tốt nếu chưa đầy đủ
TB chủ
2/ Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS.
3. Các con đường lây nhiễm 4. Cách phòng ngừa
5. Thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS
12p
Hoạt động 4: Trò chơi “ Lucky number”
1/ GV thông báo: Có 8 ô, trong đó có 3 ô may mắn:
- Có 1 ô , nếu nhóm nào chọn trúng thì được ngay điểm tốt mà không cần trả lời câu hỏi.
- Có 2 ô, nếu nhóm nào chọn trúng, nếu trả lời đúng thì số điểm tốt tăng gấp đôi 2/ Các nhóm trưởng chọn ô số cho nhóm mình. Bắt đầu từ nhóm 1 rồi đến nhóm 2,3,4 => Thành viên trong nhóm trả lời và bổ sung, nếu chưa chính xác thì các nhóm khác có quyền bổ sung.
1/ Phân biệt khái niệm HIV và AIDS
2/ Củng cố kiến thức về virut - cấu tạo
-Phương thức sống
- Cơ chế nhân lên trong tế bào chủ
- Tác hại
2.4.2.3. Tiết 3:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
15p Hoạt động 1: Ứng dụng của virut trong thực tiễn
1/ GV chọn bài báo cáo của nhóm làm tốt nhất lên trình bày. Lưu ý: nhóm cử HS chưa từng lên báo cáo hoặc hùng biện ở 2 tiết trước.
2/ GV tổ chức cho các nhóm góp ý 3/ GV chiếu bài giảng của mình để nhấn mạnh các vấn đề mà nhóm trình
1. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học (dược phẩm) :
- Sản xuất interferon để chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
bày chưa rõ.
4/ GV lưu ý nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường ở mục này
tiểu đường
2. Trong nông nghiệp: Sản xuất thuốc trừ sâu từ virut.
3. Trong bảo vệ đời sống con người và môi trường:
- Sản xuất vắcxin phòng chống nhiều dịch bệnh.
- Sử dụng virut động vật để hạn chế sự phát triển quá mức của một số loài để đảm bảo cân bằng sinh thái.
24p
Hoạt động 2: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
1/ GV chiếu kết quả bài tập 1 của nhóm làm tốt nhất => GV tổ chức cho các nhóm góp ý => GV chiếu đáp án và kết luận vấn đề
2/ Cho 3 nhóm còn lại báo cáo về bài tập 2 => GV nhận xét và cho lớp biểu quyết bằng đưa tay xem nhóm nào báo cáo hay hơn => GV kết luận vấn đề. Lưu ý: nhấn mạnh GDMT ở mục này 3/ GV chiếu kết quả bài tập 3 của nhóm làm tốt nhất => GV tổ chức cho các nhóm góp ý => GV chiếu đáp án và kết luận vấn đề
1/Bệnh truyền nhiễm:
- Khái niệm, nguyên nhân, phương thức lây nhiễm, cách phòng bệnh
- Các bệnh truyền nhiễm do virut gây ra
2/ Miễn dịch: - Khái niệm - Phân loại
5p Hoạt động 3: Vén bức màn bí ẩn
1/ Giới thiệu cho HS biết bản chất trò chơi: Đằng sau 4 mảnh ghép là 1 bức tranh. Mỗi mảnh ghép là 1 câu hỏi, nếu trả lời đúng thì một phần bức tranh sẽ
Gồm 4 câu hỏi sau:
1/ Tại sao xung quanh ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh nhưng đa số chúng ta vẫn sống khỏe
được lộ diện. Nếu HS nào đoán được chủ đề bức tranh từ mảnh ghép đầu tiên thì sẽ được 10 điểm, số điểm sẽ giảm dần cho đến khi 4 mảnh ghép được mở ra.Mỗi mảnh ghép trả lời đúng thì được 5 điểm tốt.
2/ Thông qua bức tranh “Cùng chung tay bảo vệ môi trường” => GV nhấn mạnh mối quan hệ giữa môi trường, bệnh tật và sức khỏe con người
mạnh?
2/ 1 câu trắc nghiệm về khái niệm và nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm
3/ 1 câu trắc nghiệm về phương thức lây truyền
4/ 1 câu trắc nghiệm về ví dụ các bệnh truyền nhiễm
1p
Hoạt động 4: Dặn dò
1/ Học bài để tiết sau kiểm tra 40 phút 2/ Phát cho mỗi HS một phiếu tự đánh giá ý thức làm việc nhóm => tiết sau nộp lại.
2.4.2.4. Tiết 4:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
45p
1/ GV yêu cầu trên bànchỉ có bút để làm.
2/ Phát cho mỗi HS một đề và một phiếu làm bài. Cách phát giống thi tốt nghiệp. Có tất cả 4 mã đề.
3/ Sau 40 phút thì thu bài
4/Chiếu đáp án. Nếu không kịp, GV đề nghị HS xem ở webquest.
5/ Phát đề cương ôn tập HKII và dặn về nhà soạn.
Kiểm tra kiến thức chương 3 “Virut và bệnh
truyền nhiễm” 2.4.3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
a/ Bút trình chiếu power point: giúp GV điều khiển trang lên xuống, chỉ laser một
b/ In đáp án ở bảng so sánh trong bài tập 1 (nhiệm vụ 3.3) trên giấy A4
Bảng so sánh đó có 12 ô, mỗi ô in trên 1 tờ giấy A4 sao cho đủ rõ để HS có thể quan sát.
b/ Nam châm: để gắn các đáp án lên bảng trong trò chơi “Nồi nào úp vung nấy” ở
tiết 2 hoặc gắn sơ đồ được vẽ trên giấy roki lên bảng ở tiết 3
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích của TNSP là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra, kiểm tra hiệu quả của việc vận dụng kĩ thuật WebQuest dạy chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” Sinh học 10.
Kết quả thực nghiệm sư phạm phải trả lời các câu hỏi sau:
- Việc vận dụng kĩ thuật WebQuest đã rèn luyện cho học sinh những kỹ năng học tập nào?
- Việc vận dụng kĩ thuật WebQuest có góp phần nâng cao hứng thú học tập và tăng cường các hoạt động học tập của học sinh hay không?
- Chất lượng học tập của học sinh trong quá trình học tập vận dụng kĩ thuật WebQuest như thế nào?
- Quá trình sử dụng WebQuest trong dạy học chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” Sinh học10 có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hay chưa?
Việc TNSP sẽ giúp trả lời những câu hỏi trên và tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời chỉnh lí, bổ sung cho hoàn thiện. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học theo PPDH ở trường phổ thông.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
HS lớp 10A trường THPT Đặng Trần Côn – TP Huế.
3.3. Bố trí thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành TN không có lớp đối chứng: Tiến hành trên cùng một lớp với sĩ số 40 HS, chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS.
Tiến hành dạy học với webquest đã xây dựng để hỗ trợ cho HS trong quá trình học theo đúng khung chương trình của Bộ GD - ĐT quy định (xem ở mục 2.1 của chương 2). Sau đó cho học sinh làm bài kiểm tra 40 phút để đánh giá mức độ tiếp thu bài của HS.
Thu thập số liệu, đối chiếu kết quả và xử lí số liệu thu được nhằm kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài.
3.4. Nội dung thực nghiệmTiết Tiết
PPCT Tiến trình trên lớp Ghi sổ đầu bài
30
Học sinh báo cáo 2 nội dung: - Virut là gì?
- Chu trình nhân lên của virut
Bài 29: Cấu trúc các loại virut
31
Tổ chức các trò chơi để kiểm tra nội dung tiết trước và đánh giá hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm về nội dung
“ Tác hại của virut và cách phòng tránh”
Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
32
- Học sinh báo cáo 2 nội dung: +Ứng dụng của virut trong thực tiễn +Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Bài 31,32: VR gây bệnh và ứng dụng trong thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
(chương virut và bệnh truyền nhiễm) - Sửa bài kiểm tra
Theo kế hoạch, tôi sẽ dạy thực nghiệm 3 tiết với 5 nội dung của webquest.
Tuy nhiên vì lý do khách quan nên tôi chỉ tiến hành dạy TN tiết 30, 31 với 3 nội dung của webquest. Riêng tiết 32 vẫn hướng dẫn các nhóm thực hiện nội dung của webquest nhưng không dạy trên lớp.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả định lượng
3.5.1.1. Phân tích kết quả chấm nội dung bài trình chiếu của các nhóm
Mục tiêu cao nhất của dạy học là dạy cách tư duy. Một trong những biện pháp hiệu quả là GV phải xây dựng cho được hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của HS. Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của HS.
Qua kết quả chấm nội dung của 4 nhóm (xem phụ lục 13), cho thấy:
- Với hệ thống câu hỏi được xây dựng ở webquest chủ yếu là mức độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá đã góp phần giúp HS rèn luyện các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức: phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, kỹ năng quan sát, kỹ năng vận dụng, kỹ năng suy luận …
- Cả 4 nhóm đều đạt yêu cầu về việc rèn luyện các kỹ năng nhận thức. Trong đó, nhóm 2 có mức độ rèn luyện kỹ năng nhận thức cao nhất (70.8%). Chứng tỏ nhóm 2 là soạn bài đầy đủ, hiệu quả nhất; có kỹ năng khai thác và xử lý thông tin tốt nhất.
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mức độ đạt được về rèn luyện kỹ năng nhận thức 3.5.1.2. Phân tích kết quả chấm hình thức bài trình chiếu của các nhóm
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy biến động và mục tiêu học tập là để hiểu biết, để làm, để chung sống và để tồn tại. Để làm được điều đó, người học hiện đại phải trở thành người học suốt đời. Trong xã hội hiện đại với kỹ thuật và công nghệ, với sự phổ biến của internet, người học suốt đời cũng phải biết sử dụng các