Đặc điểm hình thá

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài thằn lằn bóng eutropis longicaudata (hallowell, 1856) và eutropis multifasciata (kuhl, 1820) ở vùng núi và trung du tỉnh thừa thiên huế (Trang 65)

Cả hai loài E. longicaudatavà E. multifasciata đều có con đực lớn hơn con cái. Kích thước của E. longicaudata và E. multifasciata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế nhỏ hơn ở Khánh Hòa và nhỏ hơn nhiều so với Đài Loan và Trung Quốc. Nhưng khối lượng thì lớn hơn ở Khánh Hòa, tuy nhiên sự khác biệt là không nhiều.

2.Sinh thái học dinh dưỡng

Thức ăn phổ biến của cả hai loài Thằn lằn bóng Eutropis Fitzinger, 1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế là Bộ Cánh thẳng (Orthoptera), Bộ Nhện (Araneae), Bộ Cánh màng (Hymenoptera) và ấu trùng côn trùng. Cả hai loài là động vật ăn tạp và có tập tính ăn đồng loại. Phổ thức ăn rộng, thành phần thức ăn khá đa dạng và phong phú nên giảm được sự cạnh tranh thức ăn giữa các cá thể.

+ Thành phần thức ăn của E. longicaudata chủ yếu gồm: Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 20,00%; Bộ Nhện (Araneae) 18,67%; ấu trùng côn trùng 12,67%; Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 8,00%. Thức ăn quan trọng nhất đối với

E. longicaudata là: Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) IRI = 20,65; Bộ Nhện (Araneae)

IRI = 20,37; ấu trùng côn trùng IRI = 15,40.

+Thức ăn của E. multifasciata ở vùng núi và trung du Tỉnh Thừa Thiên Huếchủ yếu là Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 23,30%; Bộ Nhện (Araneae) 14,00%; ấu trùng côn trùng 10,80%; mẫu thực vật 8,80%; Bộ Chân bụng trung (Achatinidae) 6,80%. Thức ăn quan trọng nhất đối với E. multifasciatalà: Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) IRI = 26,10; Bộ Nhện (Araneae) IRI = 13,98; ấu trùng côn trùng IRI = 11,30.

Kết quả cho thấy: cả hai loài Thằn lằn bóng có con đực tiêu thụ thức ăn nhiều hơn con cái. Tổng khối lượng thức ăn trong mùa khô lớn hơn mùa mưa. Tổng thể tích của thức ăn tiêu thụ của hai loài ở các địa điểm khác nhau.

3.Sinh thái học sinh sản

* Eutropis longicaudata:

- Con đực: Thể tích trung bình của tinh hoàn tăng dần từ tháng 10/2013, đạt đỉnh cao tháng 3/2014, giảm dần đến tháng 8.

- Con cái: Cá thể cái trưởng thành lúc dài thân 84,34 mm. Có 21 mẫu chứa trứng trong ổ bụng với trung bình 5,05 ± 1,63 trứng, kích thước và thể tích trung bình, chiều dài 9,05 ± 3,18 mm, chiều rộng 5,98 ± 1,51 mm, thể tích 235,02 ± 136,66 mm3, dao động 2 - 8 trứng. Loài E.longicaudata chỉ đẻ 1 lứa/năm từ tháng 3 đến tháng 8, mỗi lứa có thể đẻ từ 2 đến 8 trứng.

* Eutropis multifasciata:

- Con đực: Kích thước tinh hoàn phải lớn hơn tinh hoàn trái. Kích thước tinh hoàn lớn nhất ở tháng 3, tinh hoàn có kích thước thấp nhất vào tháng 10. Cả tinh hoàn phải và tinh hoàn trái đều có sự tăng dần kích thước từ tháng 10 đến tháng 3, giảm dần đến tháng 8.

- Con cái:Cá thể trưởng thành có dài thân 90,23 mm. Có 28 mẫu chứa phôi trong ống dẫn trứng với trung bình 6,00 ± 2,23 phôi, kích thước và thể tích trung bình: chiều dài 14,57 ± 7,85 mm, chiều rộng 10,32 ± 2,04 mm, thể tích 1.287,81 ± 881,38 mm3, dao động 3 - 8 phôi. Loài E.multifasciata chỉ đẻ 1 lứa/năm từ tháng 3 đến tháng 8, mỗi lứa có thể đẻ từ 3 đến 8 con.

* Kích thước lứa đẻ của hai loài Thằn lằn bóng giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế so với những nghiên cứu ở nơi khác (huyện Bôn Đôn, tỉnh Khánh Hòa, các vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế và Đài Loan): Có sự khác nhau về kích thước lứa đẻ giữa chúng. Tuy nhiên sự khác nhau này không lớn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài thằn lằn bóng eutropis longicaudata (hallowell, 1856) và eutropis multifasciata (kuhl, 1820) ở vùng núi và trung du tỉnh thừa thiên huế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w