Phương pháp nghiên cứu sinh thái học dinh dưỡng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài thằn lằn bóng eutropis longicaudata (hallowell, 1856) và eutropis multifasciata (kuhl, 1820) ở vùng núi và trung du tỉnh thừa thiên huế (Trang 27)

Đối với phương pháp rửa dạ dày, đây là một kỹ thuật nghiên cứu dinh dưỡng của Lưỡng cư và Bò sát mà không gây ra tử vong cho con vật để thu được thức ăn chứa trong dạ dày [33, 45, 46, 51]. Tùy theo kích thước của chiều dài thân (SVL) thằn lằn bóng (SVL ≤ 90 mm hoặc SVL > 90 mm) mà sử dụng các kích thước khác nhau của ống thông mềm, đường kính 3 mm (SVL ≤ 90 mm) hoặc 4 mm (SVL > 90 mm). Tương ứng với đường kính của ống thông (ống nhựa mềm dùng để thông qua

thực quản vào dạ dày), hai loại ống tiêm (30 và 60 cm3) được sử dụng để bơm nước vào dạ dày. Sử dụng nước sạch để rửa dạ dày, từ 80 ml (SVL ≤ 90 mm) hoặc 120 ml (SVL > 90 mm).

Sau khi mẫu vật được thu thập bằng tay hoặc bẫy hố, tiến hành đo các chỉ tiêu kích thước hình thái, cân khối lượng cơ thể, sau đó tiến rửa dạ dày trong vòng 60 phút kể từ khi thu mẫu để đảm bảo thức ăn không bị tiêu hóa [50]. Những thức ăn chứa trong dạ dày sau đó được cố định trong các lọ cồn 70o có dán nhãn kí hiệu mẫu, sau đó đưa về phòng thí nghiệm để phân tích. Sau khi thu thập những thức ăn chứa trong dạ dày, mẫu vật được đánh dấu để theo dõi vào những lần sau.

Đối với thức ăn thu được bằng phương pháp mổ dạ dày từ các mẫu vật thu được ngoài tự nhiên, tiến hành mổ khoang bụng, tách riêng dạ dày, thức ăn sau khi tách khỏi dạ dày được cho vào đĩa petri, sau đó cho một ít nước, khuấy nhẹ cho thức ăn rời ra, đặt đĩa petri lên một tờ giấy trắng, quan sát bằng mắt thường, dùng kính lúp hoặc kính hiển vi soi nổi (đối với các loại thức ăn có kích thước nhỏ) để xác định thành phần thức ăn, số lượng thức ăn, tần số gặp từng loại thức ăn theo giới tính, mùa và điểm.

Dùng phiếu nghiên cứu chuyên ngành, ghi lại số liệu đã phân tích cho từng mẫu, trên cơ sở đó lập bảng thành phần thức ăn cho từng loài Thằn lằn bóng, tính tỷ lệ phần trăm, tần số gặp, số lượng các loại thức ăn khác nhau trên tổng số dạ dày. Dựa vào đó để xác định loại thức ăn quan trọng nhất của thằn lằn thông qua chỉ số quan trọng tương đối (IRI = Index of Relative Importance).

Phương pháp tính tần số xuất hiện: Mỗi tháng phân tích từ 20 - 30 cá thể, mẫu được phân tích bằng cách đếm số cá thể thằn lằn bóng có xuất hiện thành phần thức ăn động thực vật và được tính bằng phần trăm (%).

Tiến hành phân loại con mồi để xếp nhóm đến Bộ (hầu hết là Bộ hoặc đến Họ nếu có thể) bằng cách căn cứ vào các tài liệu mô tả của Thái Trần Bái (2001) [31] và Johnson & Triplehorn (2005) [42]. Những loại thức ăn chưa xác định được tên khoa học sẽ được bảo quản trong dung dịch formol 4% để định hình, sau đó nhờ các chuyên gia phân tích.

Tiến hành đo kích thước chiều dài (từ đầu đến ngực đối với côn trùng) và chiều rộng (phần rộng nhất của cơ thể) con mồi bằng thước kẹp điện tử. Các vật liệu thực vật được xem là thức ăn của hai loài Thằn lằn bóng này nên được sử dụng để

tính toán, trong khi các vật liệu như mùn bã hữu cơ, cát, sỏikhông được xem là thức ăn nên đã được loại bỏ từ nghiên cứu này.

Tính thể tích (V) của thức ăn bằng cách sử dụng công thức tính thể tích, công thức này đã được áp dụng phổ biến trên thế giới hiện nay để đánh giá dinh dưỡng của loài (với π = 3,14159). Công thức này cũng được dùng để tính thể tích của tinh hoàn và buồng trứng [34, 48, 55].

Sử dụng chỉ số quan trọng tương đối (IRI) để xác định tầm quan trọng của mỗi loại thức ăn đối với mỗi loài Thằn lằn bóng. Công thức này được tính như sau: [34, 44, 49].

Trong đó: IRI là chỉ số quan trọng đối với mỗi loại thức ăn; F là tần số dạ dày chứa một mục con mồi cụ thể; N là tổng số mục con mồi đã đếm được; V là thể tích của con mồi tương ứng. Chỉ số IRI này có ý nghĩa sinh học cao và sát với thực tế hơn bất kỳ một đánh giá riêng lẻ nào từ tần số (F), số lượng (N) hoặc thể tích (V) đối với mỗi loài con mồi cụ thể [44, 50].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài thằn lằn bóng eutropis longicaudata (hallowell, 1856) và eutropis multifasciata (kuhl, 1820) ở vùng núi và trung du tỉnh thừa thiên huế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w