Hình 4.6 Biểu đồ mối quan hệ giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể của E multifasciata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2. Sinh thái học dinh dưỡng
Tiến hành phân tích thành phần thức ăn có trong dạ dày của hai loài Thằn lằn bóng trong 8 tháng (từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014).
4.2.1. Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856)
Kết quả mổ và phân tích thức ăn có trong 84 dạ dày (42 cá thể đực, 42 cá thể cái) của 106 cá thể (56 cá thể đực, 50 cá thể cái), trong đó tiến hành rửa 12 dạ dày của 14 cá thể (9 cá thể đực, 5 cá thể cái), tỷ lệ dạ dày rỗng là 20,75% (22 dạ dày). Số lượng dạ dày đã thu thập xấp xỉ bằng nhau giữa các mùa, 40 dạ dày trong mùa mưa (tháng 10/2013 đến tháng 1/2014) và 44 dạ dày trong mùa khô (tháng 2/2014 đến tháng 5/2014). Sai khác số lượng dạ dày giữa các mùa là không có ý nghĩa thống kê (ANOVA, F1,39 = 0,72;P = 0,402).
Dựa vào tần số (F) xuất hiện mục con mồi trong mỗi dạ dày, thành phần thức ăn của E. longicaudata chủ yếu gồm: Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 20,00%; Bộ Nhện (Araneae) 18,67%; ấu trùng côn trùng 12,67%; Bộ Cánh màng (Hymenoptera) 8,00%.(Bảng 4.6)
Ngoài các loại thức ăn phổ biến thuộc Ngành Chân khớp: Lớp Côn trùng (Bộ Cánh thẳng, Bộ Cánh màng, Bộ Cánh đều, Bộ Cánh cứng, Bộ Cánh phấn) và Lớp Hình nhện (nhện) còn có các loại thức ăn khác thuộc Ngành Giun đốt (giun đất). Bên cạnh đó, một số loại thức ăn khác đã được tiêu thụ bởi E. longicaudata thuộc
Phân ngành Động vật có xương sống (Vertebrata), Lớp Bò sát (thạch sùng, thằn lằn bóng con).
Con mồi có chỉ số quan trọng (IRI) càng cao chứng tỏ loại mồi đó càng quan trọng. Từ Bảng 4.7 cho thấy IRI> 10%được xem là con mồi rất quan trọng trong thành phần thức ăn của E. longicaudata, gồm: Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) IRI = 20,65; Bộ Nhện (Araneae) IRI = 20,37; ấu trùng côn trùng IRI = 15,40.(Hình 4.7)
Thể tích trung bình của con mồi ở cá thể đực E. longicaudatalà 645,26 ± 889,06 mm3, dao động từ 2,85 -4.405,39 mm3 (tổng thể tích thức ăn của con đực là 27.100,72 mm3), so với cá thể cái 861,46 ± 1402,10 mm3, dao động từ 3,12 -7.7465,43 mm3(tổng thể tích thức ăn của con cái là 36.181,15mm3).(Bảng 4.7-Phụ lục)
Qua đó thấy rằng, con đực của loài Thằn lằn bóng đuôi dài E. longicaudatađã
tiêu thụ thức ăn lớn hơn con cái. Tuy nhiên, sự sai khác thể tích giữa cá thể đực và cái là không có ý nghĩa thống kê (ANOVA, F1,83 = 0,71;P = 0,401). Nhưng khi
chiều dài cơ thể (SVL) được đưa vào để tính toán như một biến ảnh hưởng đến thể tích của con mồi thì sai khác giữa con đực và cái là có ý nghĩa thống kê (ANCOVA,
F1,83 = 17,63; P< 0,001).
Tổng thể tích của thức ăn trong mùa khô lớn hơn mùa mưa. Thể tích trung bình của các loại thức ăn trong mùa mưa là 692,29 ± 890,66 mm3, dao động từ 10,51 -4.405,39 mm3 (thể tích tổng số là 27.691,68 mm3). Trong khi đó ở mùa khô là 808,87 ± 1.387,38 mm3, dao động từ 2,85 - 7.465,43 mm3 (thể tích tổng số là 35.590,18 mm3).
Tổng thể tích thức ăn thu được trong dạ dày của E. longicaudata tại Hương Sơn là 14.733,15 mm3 (32 mục con mồi), Hồng Vân13.402,64mm3 (42 mục con mồi), Hương Lâm là 13.238,65 mm3 (41 mục con mồi), Thượng Lộ 11.093,56 mm3
(37 mục con mồi) và Sơn Thủy 10.813,87 mm3 (35 mục con mồi). Qua đó cho thấy tổng thể tích của thức ăn đã tiêu thụ của E. longicaudataở các địa điểm khác nhau,
tuy nhiên sự khác nhau đó không lớn và không có ý nghĩa thống kê (ANOVA, F4,83
= 1,67;P = 0,166).(Bảng 4.8 - Phụ lục)
Như vậy,E. longicaudata tiêu thụ 16 loại thức ăn với 187 mục thức ăn bao gồm động vật (176 mục), thực vật (4 mục) và các loại chưa xác định được (7 mục).
Hình 4.7. Biểu đồ thành phần thức ăn của E. longicaudata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.6. Thành phần thức ăn của E. longicaudata (n = 84 dạ dày)
Các loại con mồi
Tần số (F) Số lượng (N) Thể tích (V) %IRI F %F N %N V(mm3) %V Araneae (Bộ Nhện) 28 18,67 37 19,79 14.337,64 22,66 20,37 Blattodea (Bộ Gián) 3 2,00 3 1,60 665,40 1,05 1,55 Coleoptera (Bộ Cánh cứng) 10 6,67 12 6,42 2.177,69 3,44 5,51 Diptera (Bộ Hai cánh) 3 2,00 5 2,67 112,33 0,18 1,62 Hemiptera (Bộ Cánh nửa) 9 6,00 9 4,81 2.376,98 3,76 4,86 Hymenoptera (Bộ Cánh màng) 12 8,00 14 7,49 7.185,34 11,35 8,95 Isoptera
(Bộ Cánh đều hoặc Mối) 9 6,00 11 5,88 828,31 1,31 4,40
Lepidoptera (Bộ Cánh phấn/ Bộ Bướm) 3 2,00 4 2,14 469,02 0,74 1,63 Lumbriculida (Bộ Giun đất) 3 2,00 3 1,60 2.495,73 3,94 2,52 Mantoptera (Bộ Bọ ngựa) 3 2,00 3 1,60 880,56 1,39 1,67 Orthoptera (Bộ Cánh thẳng) 30 20,00 37 19,79 14.034,84 22,18 20,65 Ấu trùng côn trùng 19 12,67 31 16,58 10.722,22 16,94 15,40 Kén côn trùng 2 1,33 2 1,07 436,33 0,69 1,03 Mẫu thực vật 4 2,67 4 2,14 2.459,03 3,89 2,90 Động vật có xương sống 5 3,33 5 2,67 2.599,63 4,11 3,37 Không xác định 7 4,67 7 3,74 1.500,82 2,37 3,59
4.2.2. Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820)
Phân tích thành phần thức ăn trong 132 dạ dày (60 cá thể đực, cá thể 72 cái) của 176 cá thể (82 cá thể đực, 94 cá thể cái), trong đó chúng tôi tiến hành rửa 25 dạ
dày của 27 cá thể (16 cá thể đực, 11 cá thể cái), khoảng 25% (44 dạ dày) trong tổng số 176 dạ dày là rỗng. Số lượng dạ dày đã thu thập xấp xỉ bằng nhau giữa các mùa, 86 dạ dày trong mùa mưa (tháng 10/2013 đến tháng 1/2014) và 90 dạ dày trong mùa khô (tháng 2/2014 đến tháng 5/2014). Sai khác số lượng dạ dày giữa các mùa là không có ý nghĩa thống kê (ANOVA, F1,39 = 0,321; P = 0,574).
Dựa vào tần số xuất hiện trong mỗi dạ dày, thức ăn của E. multifasciata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huếchủ yếu là Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) 23,30%; Bộ Nhện (Araneae) 14,00%; ấu trùng côn trùng 10,80%;mẫu thực vật 8,80%; Bộ Chân bụng trung (Achatinidae) 6,80%; Bộ Cánh cứng (Coleoptera) và Bộ Cánh màng (Hymenoptera) là bằng nhau (6,00%).
Dựa vào chỉ số quan trọng (IRI) với IRI > 10% cho thấy rằng các loại thức ăn quan trọng nhất đối với E. multifasciata là: Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) IRI = 26,10; Bộ Nhện (Araneae) IRI = 13,98 và ấu trùng côn trùng IRI = 11,30. (Hình 4.8)
Thể tích trung bình của thức ăn ở cá thể đực E. multifasciata là 493,21 ± 492,28 mm3, dao động từ 2,85 - 2.724,23 mm3 (tổng thể tích thức ăn ở con đực 29.594,1 mm3), trong khi đó thể tích trung bình của thức ăn ở con cái là 407,8 ± 425,2 mm3, dao động từ 0,03 -2.010,44 mm3 (tổng thể tích thức ăn ở con cái là 29.359,2 mm3). (Bảng 4.7-Phụ lục)
Qua đó thấy rằng, con đực của loài Thằn lằn bóng hoa E. multifasciata đã tiêu thụ thể tích thức ăn lớn hơn con cái. Tuy nhiên, sự sai khác thể tích giữa cá thể đực và cái là không có ý nghĩa thống kê (ANOVA, F1,131 = 1,142;P = 0,287). Nhưng khi chiều dài cơ thể (SVL) được đưa vào để tính toán như một biến ảnh hưởng đến thể tích của con mồi thì sai khác giữa con đực và cái là có ý nghĩa thống kê (ANCOVA,
F1,131 = 4,921; P = 0,028).
Tổng thể tích của thức ăn trong mùa khô là lớn hơn mùa mưa. Thể tích trung bình của thức ăn vào mùa mưa là 418,2 ± 556,2 mm3, dao động từ 0,03 - 2.724,23 mm3 (tổng thể tích của thức ăn là 25.092,7 mm3). Trong khi đó, trong mùa khô là 470,3 ± 356,8 mm3, dao động từ2,85 - 1.552,02 mm3 (tổng thể tích của thức ăn là 33.860,6 mm3).
Tổng thể tích và số lượng mục thức ăn thu được trong dạ dày của E. multifasciata tại Sơn Thủy 13.990,9 mm3 (63 mục con mồi), Hương Lâm là 12.203,4
mm3 (71 mục con mồi), Hương Sơn là 11.459,7 mm3 (58 mục con mồi), Thượng Lộ 10.697,2 mm3 (72 mục con mồi) và Hồng Vân 10.602,2 mm3(59 mục con mồi). Loài
E. multifasciata đã sử dụng 15 loại con mồi là động vật (loại trừ các vật liệu thực vật
và các mục chưa xác định), tổng số có 323 mục thức ăn đã được tìm thấy (288 mục động vật, 29 mục thực vật và 6 mục chưa xác định được).
Qua đó cho thấy tổng thể tích của thức ăn đã tiêu thụ của E. multifasciata ở các địa điểm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (ANOVA, F4,322 = 0,573;P = 0,682).(Bảng 4.10 - Phụ lục)
Hình 4.8. Biểu đồ thành phần thức ăn của E. multifasciata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.9. Thành phần thức ăn của E. multifasciata (n = 132 dạ dày)
Các loại con mồi
Tần số (F) Số lượng (N) Thể tích (V) %IRI F %F N %N V(mm3) %V Araneae (Bộ Nhện) 35 14,00 48 14,86 7.710,59 13,08 13,98 Gastropoda: Achatinidae (Bộ Chân bụng trung) 17 6,80 20 6,19 4.500,15 7,63 6,88 Blattodea (Bộ Gián) 7 2,80 7 2,17 1.832,10 3,11 2,69 Coleoptera (Bộ Cánh cứng) 15 6,00 17 5,26 3.829,04 6,50 5,92 Chilopoda (Lớp Chân môi) 4 1,60 4 1,24 734,85 1,25 1,36 Diptera (Bộ Hai cánh) 5 2,00 6 1,86 275,14 0,47 1,44 Hemiptera (Bộ Cánh nửa) 7 2,80 12 3,72 119,96 0,20 2,24 Hymenoptera (Bộ Cánh màng) 15 6,00 16 4,95 2.704,69 4,59 5,18 Isoptera
(Bộ Cánh đều hoặc Mối) 10 4,00 13 4,02 2.344,52 3,98 4,00
Lepidoptera (Bộ Cánh phấn/ Bộ Bướm) 5 2,00 6 1,86 730,71 1,24 1,70 Lumbriculida (Bộ Giun đất) 11 4,40 12 3,72 4.574,11 7,76 5,29 Odonata (Bộ Chuồn chuồn) 1 0,40 1 0,31 59,48 0,10 0,27 Orthoptera (Bộ Cánh thẳng) 58 23,20 84 26,01 17.142,88 29,08 26,10 Ấu trùng côn trùng 27 10,80 35 10,84 7.226,59 12,26 11,30 Mẫu thực vật 22 8,80 29 8,98 2.794,74 4,74 7,51 Động vật có xương sống 7 2,80 7 2,17 1.962,13 3,33 2,77 Không xác định 4 1,60 6 1,86 405,18 0,69 1,38
* Kết luận chung: Qua việc phân tích về thành phần thức ăn của hai loài
Thằn lằn bóng Eutropis Fitzinger, 1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Hai loài Thằn lằn bóng Eutropis Fitzinger, 1843 là những động vật ăn tạp. Tuy nhiên, thức ăn chủ yếu của hai loài này có nguồn gốc từ động vật giống như đa số các loài bò sát khác.
Thành phần thức ăn của cả hai loài Thằn lằn bóng Eutropis Fitzinger, 1843 chủ yếu là côn trùng, nhện và một số động vật không xương sống khác. Các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và động vật có xương sống chiếm tỷ lệ rất thấp.
Phổ thức ăn rộng, thành phần thức ăn khá đa dạng và phong phú nên giảm được sự cạnh tranh thức ăn giữa các cá thể và giữa các loài. Thành phần thức ăn trong dạ dày phụ thuộc chặt chẽ vào thành phần thức ăn ngoài tự nhiên.
Tần số gặp các loại thức ăn trong dạ dày của từng cá thể rất khác nhau cho từng loại thức ăn và khác nhau giữa con đực và con cái.
Có hiện tượng ăn thịt đồng loại lẫn nhau.
Thức ăn phổ biến của cả hai loài Thằn lằn bóng Eutropis Fitzinger, 1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế là Bộ Cánh thẳng (Orthoptera), Bộ Nhện (Araneae) và ấu trùng côn trùng. LoàiE. longicaudata có phổ thức ăn hẹp hơn và tập trung vào các loại côn trùng, nhện và một ít động vật có xương sống. Trong khi đó, thành phần thức ăn của E. multifasciata phong phú và đa dạng hơn, ngoài các loại thức ăn trên còn có nhiều động vật không xương sống khác như: Achatinidae và Chilopoda. (Bảng 4.6, 4.9và Hình 4.7, 4.8)
Tổng khối lượng của thức ăn của cả hai loài Thằn lằn bóng giống Eutropis Fitzinger, 1843 trong mùa khô là lớn hơn mùa mưa.