Dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do giảm giá hàng tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho bị giảm, đồng thời cũng để phản ánh đúng trị giá thực tế thuần túy hàng tồn kho trong doanh nghiệp, nhằm đưa ra một giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kì hạch toán
Giá trị thuần của hàng hóa được xác định trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là giá trị chính giữa trị giá tồn kho thực tế trên sổ kế toán và trị giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kì hạch toán
1.2.5.2 Thời điểm lập
Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện ở thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính
1.2.5.3 Đối tượng lập
Hàng tồn kho để bán mà giá trị trên thực tế nhỏ hơn giá trị đang hạch toán trên sổ kế toán
1.2.5.4 Điều kiện lập
- Hàng hóa tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thị trường nhỏ hơn giá ghi sổ kế toán
- Hàng hóa là mặt hàng kinh doanh, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp - Có chứng từ, hóa đơn, hợp lí, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn hàng hóa tồn kho
1.2.5.5 Phương pháp xác định mức dự phòng
Căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng hàng tồn kho thực tế của hàng hóa để xác định mức dự phòng
Giá thực tế trên thị trường của hàng hóa bị giảm giá tại thời điểm 31/12 là giá có thể mua bán được trên thị trường
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại hàng hóa bị giảm giá và tổng hợp bảng kê chi tiết khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho của doanh nghiệp. Bảng kê là căn cứ để hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp
Mục đích:
Là bù đắp các khoản tổn thất do giảm giá hàng tồn kho. Nhưng theo nguyên tắc hạch toán hiện hành, các khoản tổn thất do giảm giá hàng hóa tồn kho đã được phản ánh trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thu nhập của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối năm chuyển cho khoản thu nhập bồi thường để xác định kết quả kinh doanh đồng thời tiến hành lập dự phòng mới cho năm sau theo quy định trên đây
Thời điểm hoàn nhập dự phòng đã lập và lập dự phòng mới được tiến hành tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm
Phương pháp hạch toán kế toán:
- Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng hàng tồn kho thực tế của từng hàng hóa kế toán xác định mức trích lập dự phòng cho niên độ kế toán
Nợ TK 6426 : Chi phí dự phòng
Có TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối niên độ kế toán sau, kế toán hạch toán toàn bộ khoản dự phòng để lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập bất thường
Nợ TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 711 : Thu nhập khác
Đồng thời tính, xác định mức dự phòng mới phải lập cho niên độ kế toán sau Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho