Nhóm các giải pháp về sản xuất-kinh tế: Cơ cấu lại sản xuất-kinh tế

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân khu Công nghiệp Sông Công ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 62)

trong KCN Sông Công những năm tới, nhằm phát triển nhanh, bền vững, cải thiện tốt hơn về việc làm và thu nhập của công nhân

Chỉ có đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng cơ cấu lại-hợp lý, hiện đại, hiệu quả cao, nhanh và bền vững... mới tạo ra điều kiện để phát triển giai cấp công nhân về số lượng, trình độ học vấn, tạo ra môi trường thuận lợi nâng cao trình độ mọi mặt, hình thành tác phong lao động công nghiệp hiện đại choi ĐNCN KCN Sông Công, khắc phục thói quen, tâm lý của người sản xuất nhỏ... Qua đó, hình thành dần những công nhân có đủ đạo đức và trình độ đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Đội ngũ công nhân KCN Sông Công là lực lượng trực tiếp gắn bó với nền sản xuất công nghiệp. Song trên thực tế, do những điều kiện khách quan và chủ quan nên đội ngũ công nhân Sông Công chưa thực sự lớn mạnh về cả số lượng và

chất lượng. Nghị quyết trung ương lần thứ sáu khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH có chủ trương phát triển mạnh nền sản xuất xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, ứng dụng nhanh và có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tạo môi trường, điều kiện cho việc tích cực hóa xu hướng biến đổi giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng. Vì vậy, phát triển đội ngũ công nhân Sông Công phải đẩy mạnh sản xuất theo hướng hiện đại trên tất cả mọi khu vực kinh tế, các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo môi trường và điều kiện cơ bản mà phát triển đội ngũ công nhân.. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào quá trình sản xuất không những tạo ra những sản phẩm mới, có năng suất cao, nâng cao đời sống của người lao động mà còn giúp tăng nhanh về chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... Do đó, không thể đẩy mạnh CNH, HĐH và giai cấp công nhân lớn mạnh nếu không đẩy nhanh, đẩy mạnh nền sản xuất xã hội theo hướng hiện đại. Do đó, đẩy mạnh sản xuất theo hướng hiện đại chính là một trong những giải pháp tối ưu để phát triển giai cấp công nhân.

Quán triệt quan điểm “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, từ thực tiễn 5 năm qua, Đảng bộ Sông Công vừa tập trung phát triển kinh tế, vừa chú trọng xây dựng một hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thông qua một loạt những chủ trương đang áp dụng trong thực tế như khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp mới cũng như việc đầu tư phát triển sản xuất của các doanh nghiệp đó, có các chính sách hỗ trợ về vay vốn, chính sách thuế, chính sách thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất và kinh doanh, chính sách việc làm, tiền lương và một số chính sách ưu đãi khác trên tinh thần chung của Đảng và Nhà nước, kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển nhanh chóng.

Để giải pháp này thực sự đạt hiệu quả cần phải có sự đầu tư một cách thỏa đáng cả về nhận thức và thực tiễn. Muốn vậy chính quyền tỉnh cần tìm ra thế mạnh của địa phương, phát triển các ngành sản xuất then chốt, đầu tư có chiều sâu về công nghệ tiên tiến. Thế mạnh chính hiện nay của Khu công nghiệp Sông Công trong phát triển công nghiệp là công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến.

Mặc dù hiện nay, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng cao nhất 84,7% trong giá trị sản xuất công nghiệp. Các nhóm ngành công nghiệp như cơ khí chế tạo máy, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc tiếp tục chuyển biến tích cực đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Song thực tế cho thấy công nghiệp khai khoáng mấy năm trở lại đây dù đã được đầu tư về dây chuyền công nghệ mới song kết quả thu được chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Việc khai thác quặng sắt, ti tan, đồng, thiếc... nhìn chung chưa có kế hoạch dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên. Bên cạnh đó, thời gian gần đây giá phôi thép biến động thất thường ảnh hưởng chung đến tiến độ sản xuất.

Một trong những thế mạnh của Sông Công là trồng và xuất khẩu chè. Tuy nhiên hiện nay đầu tư cho chế biến và xuất khẩu chè chưa được quan tâm. Vì vậy cần quan tâm đến công nghiệp chế biến chè theo hướng hiện đại. Với các ngành chế biến các sản phẩm khoáng phi kim loại đang được đẩy mạnh sản xuất theo hướng hiện đại tỉnh cũng cần quan tâm hơn nữa. Ngoài hỗ trợ về vốn, công nghệ trong đẩy mạnh sản xuất, tỉnh cũng cần triển khai quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu hợp lý gắn với chiến lược giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường tạo đà cho mở rộng quy mô sản xuất trong những năm tiếp theo. Tỉnh cũng cần chú trọng đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống như: sản xuất sản phẩm từ mây, tre đan; dệt thổ cẩm, sản xuất rượu uống... giải quyết việc làm dư thừa ở nông thôn. Tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu giấy, cây ăn quả phục vụ công nghiệp chế biến... Đây là những vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi cần phải có sự quan tâm của các cấp Đảng và chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân khu Công nghiệp Sông Công ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 62)