Nhóm giải pháp về đổi mới các chính sách: tạo động lực phát triển cho

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân khu Công nghiệp Sông Công ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 72)

cho công nhân KCN Sông Công trong lao động sáng tạo và mọi hoạt động chính trị - xã hội

Đảng ta đã chỉ rõ: Sau khi có đường lối cách mạng, có Hiến pháp, luật pháp đổi mới đúng đắn thì hệ thống các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn và được cụ thể hóa một cách phù hợp... mới có thể khơ dậy những tiềm năng sáng tạo của nhân dân lao động, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong công nhân, lao động. Đó là nguồn nhân lực và động lực động lực quan trọng, quyết định trực tiếp nhất- một trong “3 đột phá chiến lược”mà Đại hội XI Đảng ta đã đặc biệt chú trọng... trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH và mở rộng hội nhập quốc tế, để xây chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những năm tới. Chính sách xã hội về nguồn lực con người, sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một hệ thống chính sách xã hội đúng đắn sẽ điều chỉnh cân bằng các quan hệ xã hội, đồng thời chính sách xã hội là bộ phận hợp thành chính sách của Đảng và Nhà nước. Hệ thống chính sách này điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Phát triển kinh tế là cơ sở là tiền đề để thực hiện chính sách xã hội, song thực hiện tốt chính sách xã hội có tác dụng to lớn tới việc thực hiện chính sách kinh tế mà mục tiêu cơ bản nhằm phát huy sức mạnh của các thành viên trong xã hội. Vì vậy việc hoàn thiện chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân nói chung và giai cấp công nhân Sông Công nói riêng là việc làm hết sức cần thiết.

Trong điều kiện hiện nay trên địa bàn Sông Công, đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ công nhân còn gặp không ít khó khăn. Do vậy, cần có sự quan tâm giải quyết thoả đáng vấn đề lợi ích kinh tế cho công nhân thì chắc chắn sẽ phát huy

được tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo và tạo được sự gắn bó giữa công nhân với nông dân, trí thức và với toàn dân tộc.

Tuy nhiên, khi giải quyết lợi ích kinh tế, cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích tinh thần, lợi ích chung với lợi ích riêng, lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài. Muốn vậy, cần thường xuyên quan tâm xây dựng và thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với đội ngũ công nhân bằng các biện pháp như sau:

+ Đổi mới các chính sách tạo việc làm và điều kiện làm việc có tính công nghiệp và dịch vụ ngày càng hiện đại cho công nhân KCN Sông Công

Đối với người lao động việc làm là một nhu cầu thiết yếu, là điều kiện để đội ngũ công nhân tồn tại và phát triển trên mọi phương diện. Không thể có đội ngũ công nhân lớn mạnh trong khi tình trạng thiếu việc làm đang hàng ngày trở thành nguy cơ thường trực đối với người công nhân.

- Phát triển nền kinh tế thị trường để tạo điều kiện giải quyết và phát huy mọi nguồn lực cho phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và cơ cấu đầu tư; khuyến khích các thành phần, các ngành, các nhà đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh; đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đổi mới phát triển các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn; nâng cao hiệu quả sản xuất khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân khai thác mọi thế mạnh với mục đích tăng thật nhiều việc làm cho người lao động.

- Khôi phục các làng nghề truyền thống để giải quyết lao động dư thừa tại nông thôn. Đầu tư phát triển các ngành nghề, các lĩnh vực cần ít vốn mà có khả năng thu hút nhiều lao động. Hạn chế sự cạnh tranh nhu cầu việc làm cho người lao động từ nông thôn chuyển ra thành thị.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân. Tạo điều kiện và khuyến khích công nhân phát triển kinh tế hộ gia đình để công nhân vừa tăng thu nhập, vừa sử dụng được thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý.

- Mở rộng quan hệ hợp tác lao động và xuất khẩu lao động sang các địa phương khác cũng như sang các quốc gia khác. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích người lao động, chủ doanh nghiệp và Nhà nước.

- Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân: ở Sông Công môi trường làm việc của công nhân lao động nhìn chung còn kém. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nhiều, nhất là trong các ngành nghề công nghiệp truyền thống như khai thác quặng kim loại, khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng (điều kiện làm việc bị ô nhiễm, bụi, khói, tiếng ồn...). Việc tăng cường độ và thời gian lao động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước khiến sức khỏe của công nhân lao động không đảm bảo, có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Do vậy, biện pháp cấp bách hiện nay là chú trọng cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho công nhân Thái Nguyên như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao động [17, tr.95-96].

- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật tại trung tâm tư vấn pháp luật của liên đoàn lao động tỉnh, giúp người lao động bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp theo quy định của pháp luật, duy trì hoạt động cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm và các nguồn khác, nhân rộng quỹ “vì công nhân lao động nghèo”.

+ Thực hiện tốt chính sách tiền công, tiền lương, thưởng-phạt, nhà ở nâng cao đời sống mọi mặt cho công nhân.

Trong những năm gần đây, kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người không ngừng được nâng cao. Đi kèm với nó là các khoản chi phí cũng nâng cao. Đối với người công nhân, tiền công, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, quan trọng nhất. Bởi nó không chỉ dùng để tái tạo ra sức lao động cho người công nhân mà còn để họ tổ chức cuộc sống của mình và gia đình mình.

Thực tế cho thấy hiện nay là ngoài tiền lương người lao động được hưởng theo ngày hoặc theo khoán sản phẩm thì người lao động không được hưởng bất cứ quyền lợi nào khác hoặc có thì cũng rất ít. Do đó tỉnh cần có biện pháp điều chỉnh chính sách thu nhập cho phù hợp và có chính sách hỗ trợ đối với người lao động có thu nhập thấp hoặc mất việc. Tận dụng mọi nguồn lực giải quyết nhu cầu nhà ở cho đội ngũ công nhân.

Đối với bộ phận lao động trẻ: một số đang sống cùng gia đình, còn lại đa số đang phải thuê nhà ở, áp lực về nhà ở đối với họ rất lớn. Thu nhập bình quân

khoảng trên, dưới 3.000.000đ/tháng thì việc mua được nhà ở đối với người lao động là không thể thực hiện được.

Nhu cầu về nhà ở đối với công nhân lao động tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay rất lớn, vì phần lớn số lao động là người tỉnh ngoài hoặc địa phương khác đến, chưa có nhà ở. Phần lớn người lao động phải thuê nhà ở, nhà trọ tại các khu công nghiệp. Khu chế xuất chủ yếu do người dân tự phát lập ra, không đảm bảo những điều kiện tối thiểu cho sinh hoạt, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng lao động.

+ Xây dựng và hoàn thiện các chính sách khuyến khích đội ngũ công nhân phát huy tài năng và sở trường của mình bằng hiện vật, bằng tôn vinh công khai... thường xuyên

Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân trong xã hội là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong việc thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta cũng đã rất chú trọng đến việc đào tạo, phát triển tài năng, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Hiện nay do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất là thiếu kinh phí nên các chính sách này chưa được thực hiện tốt. Do đó cần:

- Vận dụng sáng tạo chính sách thi đua, khen thưởng, kết hợp khen thưởng về vật chất với nêu gương để động viên người lao động vượt qua khó khăn, lao động sáng tạo, phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật làm lợi cho các doanh nghiệp và nhà nước; bổ sung các chính sách về thi đua khen thưởng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ công nhân bằng cách xây dựng và phát triển nhà văn hóa, câu lạc bộ cho công nhân lao động. Tạo động lực về tinh thần giúp công nhân thoải mái sau những giờ lao động mệt mỏi.

- Khuyến khích các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ nghiên cứu, sáng tác đề tài về tâm lý, gia đình của người công nhân.

- Có cơ chế giám sát thời gian lao động của công nhân trong các doanh nghiệp, tránh tình trạng công nhân bị ép thời gian lao động quá dài không có thời gian tham gia vào các hoạt động văn hóa tinh thần.

Một phần của tài liệu Đội ngũ công nhân khu Công nghiệp Sông Công ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 72)