III. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ VÀ CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANG NGHIỆP NGÀNH THAN
4. Và một số khuyến nghị về phát triển ngành Than gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững
phát triển bền vững
Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả. Chỉ riêng khối doanh nghiệp thuộc TKV, sản lượng khai thác đã đẩy mạnh ở mức cao chưa từng thấy. Lấy mốc năm 2005, TKV đã khai thác được 33,12 triệu tấn. Nghĩa là tăng 175% so với quy hoạch đến năm 2010.
Để có được sản lượng nhảy vọt, vượt công suất thiết kế, nhiều đơn vị đã chạy đua lộ thiên hoá dù rằng đã được quy hoạch ấn định là khai thác theo công nghệ hầm lò. Trong khi đó, công nghệ khai thác lộ thiên được đánh giá là gây tác hại rất lớn về ô nhiễm môi trường, hạn chế độ sâu khai thác. Đến thời điểm này, nhiều mỏ lộ thiên đã âm quá giới hạn cho phép là -300m (so với mặt biển) nhưng vẫn tiếp tục khoan thăm dò khai thác, bất chấp những tác hại về cấu tạo địa chất, làm tiền đề cho những thảm họa khác như lở đất, nhiễm mặn và biến đổi sinh thái.
Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, điều kiện kỹ thuật không tương xứng với tốc độ khai thác tăng chóng mặt nên hậu quả để lại về tác hại môi trường, an toàn lao động đối với khối khai thác than luôn ở nguy cơ cao. Trong năm 2006, tại các doanh nghiệp ngành Than đã xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông làm chết 50 người; trong đó có nhiều vụ được xác định là do không đảm bảo an toàn kỹ thuật hoặc do hậu quả để lại từ việc khai thác bừa bãi.
Đặc điểm của ngành khai thác than đòi hỏi chiếm dụng một quỹ đất rất lớn để làm khai trường và làm nơi tập kết chất thải. Trong khi đó, khu vực sản xuất than hầu hết đều rất gần với đô thị, khu dân cư và các vùng sản xuất khác, nghĩa là đất đai không chỉ dành riêng cho ngành Than. Thế nhưng, qua cuộc thanh tra thí điểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tại một số đơn vị ngành Than dạo trước
Than Hà Tu vượt 113ha, Xí nghiệp Than Tân Lập (Công ty Than Hòn Gai) chỉ thuê 1,4ha nhưng sử dụng đến 10 ha, vỉa 14 Công ty Than Hà Lầm cũng vượt 10ha.
Cũng tại cuộc thanh tra này cho thấy hầu hết các đơn vị đều không có giấy phép khai thác than, không ký quỹ phục hồi môi trường và đất đai sau khai thác và khi đóng cửa mỏ, xâm phạm nghiêm trọng Luật Khoáng sản, Luật Môi trường. Đó là các trường hợp như: Xí nghiệp Khai thác than 148 (Tổng Công ty Đông Bắc), Xí nghiệp Than Giáp Khẩu (Công ty Than Hòn Gai), Công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái (Công ty Than Uông Bí), Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và Dịch vụ, Công ty TNHH một thành viên Nước khoáng Công đoàn Quanh Hanh.
Cá biệt Công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái thu gom, quản lý chất thải rắn tại mặt bằng cửa lò +250 vỉa 46 đã không thực hiện đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Do tốc độ khai thác than tăng nhanh nhưng lại không được các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đầu tư thiết bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau khai thác.
Điều đó, đã làm cho môi trường ở Quảng Ninh bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề, và người dân nơi đây đang từng ngày phải đương đầu, gánh chịu hậu quả.
Từ nhiều năm nay, bụi, nước thải, tiếng ồn v.v... do các hoạt động khai thác, vận chuyển than gây ra đã là nỗi ám ảnh và bức xúc của người dân Vùng mỏ. Đây là hậu quả của một thời kỳ dài mà công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm... Theo số liệu khảo sát của TKV, hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,2-5,2 lần; trong đó ở các khu vực dân cư lân cận đo được trung bình là 3,3 lần/mức cho phép. Về nước thải mỏ, tại vùng than Quảng Ninh xả ra khoảng từ 25-30 triệu m3/năm. Trong nước thải có 2 thông số tiêu biểu ảnh hưởng đến môi trường là tính axít (độ pH thấp) và cặn lơ lửng. Cụ thể như độ pH của nước thải mỏ dao động từ 3,1-4,5; còn hàm lượng cặn lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7-2,4 lần, cá biệt có nơi vượt đến 8 lần. Nước thải này gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống sông, suối, hồ ven biển, như gây bồi lấp, làm mất nguồn sinh thuỷ, suy giảm chất lượng nước. Điển hình như một số hồ thuỷ lợi vùng Đông Triều đã bị chua hoá, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đó là huyện Đông Triều, vùng trọng điểm lúa của tỉnh. Hiện nay, TKV đã đình chỉ việc khai thác tận thu than tại các điểm mỏ đối với Công ty CPĐTTM & DV, nhưng hậu quả để lại là đã làm suy thoái nhanh tài nguyên rừng, tài nguyên nước, gây cạn kiệt dòng sinh
thuỷ, gây ngập úng và hạn hán cục bộ, làm bồi lắng lòng hồ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh các khu vực lân cận.
Điển hình, nhiều điểm khai thác nằm trong danh giới khu vực khai thác của Công ty than Mạo Khê, Công ty CPĐTTM & DV đã tiến hành khai thác, đào bới không hồ sơ thuê đất, không các phương án hoàn nguyên bảo vệ môi trường và thường xuyên tiếp tay cho tư nhân vào khai thác, làm thất thoát lớn nguồn tài nguyên không tái tạo của quốc gia.
Trong tổng số 25 hồ chứa nước ở huyện Đông Triều đã có gần một nửa bị bồi lấp, nguồn nước bị chua hoá từ quá trình sản xuất than gây ra, trong đó có nhiều hồ bị chua hoá nặng như Cầu Cuốn, Nội Hoàng, Khe Ươn 1, Khe Ươn 2..., độ PH đều ở mức dưới 3,5 (PH tiêu chuẩn từ 5 – 5,5). Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang âm thầm huy hoại năng suất cây trồng, vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt toàn bộ nguồn sinh thuỷ trong tương lai gần. Năng suất lúa trước kia ở đây đạt khoảng 45tạ/ha, còn vụ mùa vừa qua giảm xuống chỉ còn khoảng 30tạ/ha, thậm chí có gia đình mất trắng…
Cùng chung cảnh môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề với Đông Triều, đó là Uông Bí, Cẩm Phả, Hạ Long. Vẫn còn đó những hố "bom" lớn chưa được san lấp; đất đá, sít thải đổ bừa bãi, ngay sát các cửa lò thông gió của một số doanh nghiệp khai thác than thuộc TKV; những vỉa, mỏ đào bới không quy hoạch, bất chấp mọi quy trình kỹ thuật...
Nhiều khai trường khai thác than trái phép ở các địa phương xuống sâu tới hàng chục mét, nhưng vẫn chưa được hoàn nguyên, đang là ẩn hoạ nguy hiểm đe doạ đến sinh mạng của người dân trong mùa mưa bão 2008.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mới đây của Cục Bảo vệ môi trường cho thấy, môi trường tại Quảng Ninh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khai thác than. Diện tích rừng bị tàn phá, đất lâm nghiệp giảm, chất lượng nước ngày càng xấu đi. Đặc biệt một số nghiên cứu mới đây cho thấy, nước ở một số vùng khai thác than nước đã bị nhiễm bẩn Nitơ.
Trong thời gian trước đây theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy nước mặt cũng như nước ngầm ở Quảng Ninh có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu hục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Nhưng hiện nay, do tác động của việc khai thác than đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, kể cả nước mặt và nước dưới đất. Theo Ts. Lê Bích Thắng - Cục Bảo vệ môi trường cho biết: về thành phần hoá học cơ bản của nước mặt vùng Hòn Gai - Cẩm Phả cho thấy đặc điểm thủy hóa của nước ở đây đã thay đổi cơ bản" giàu ion sunfat, giảm ion bicacbonat, mang tính axit. Ở khu vực Đông Triều - Uông Bí nước bị nhiễm khuẩn coliform với hàm lượng khá cao, đặc biệt ở hồ Nội Hoàng Tràng Bạch, khuẩn coliform vượt hơn 86 lần. Cặn lơ lửng, BOD trong nước
Khai thác than mà chủ yếu là khai thác lộ thiên đã làm nguồn nước vùng Hòn Gai - Cẩm Phả xấu đi nghiêm trọng. Nguồn nước bị suy giảm cả về chất lượng và trữ lượng. Kết quả điều tra tại 150 giếng khoan, mạch lộ với kết quả 64 mẫu nước cho thấy, nguồn nước đã bị ô nhiễm đặc biệt là nhiễm bẩn Nitơ.
Sự nhiễm bẩn Nitơ trong nguồn nước ở Quảng Ninh còn do tác động gián tiếp của công nghiệp khai thác than, liên quan đến sự tập trung đông dân cư, đổ thải, xả nước bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước. Nước thải sinh hoạt từ các moong khai thác than được bơm lên và thải trực tiếp vào các kênh mương, sông suối không qua bể lắng và cuối cùng đi thẳng ra biển. Nước này có độ axit tương đối cao, ở một số mỏ như Núi Béo, Hà Tu, Cao Sơn, Đèo Nai... có thể gặp loại nước có độ pH 2.2 - 3.6. Hàm lượng ion sunfat, cặn lơ lửng... cao.
Như vậy, so với tiêu chuẩn TCVN 5945 - 1995 thì nước thải mỏ không đủ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A để có thể đổ vào khu vực nước được dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt. Nhưng trên thực tế điều này lại đang xảy ra, do đó đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải có những giải pháp khắc phục để tránh những hậu quả nghiêm trọng cho nguồn nước tại Quảng Ninh.
Theo ông Trần Miên, Trưởng Ban Môi trường của TKV, một vài năm gần đây trong nước thải mỏ còn xuất hiện thêm các kim loại cần xử lý như sắt, măng gan, cadimi. Ngoài ra, khoảng 200 triệu m3 đất đá thải ra trong quá trình khai thác than hằng năm cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề ở vùng than. Đặc điểm khác biệt là các núi thải này lại nằm quá sát khu dân cư, Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long nên không chỉ làm gây ảnh hưởng tới cảnh quan mà còn gây bồi lấp sông suối, đe doạ sự an toàn của người dân phía dưới chân bãi thải và vùng hạ lưu. Theo đánh giá từ phía TKV, ngoài nguyên nhân do lịch sử khai thác than chưa chú trọng bảo vệ môi trường từ hơn 100 năm để lại, thì môi trường vùng than bị xuống cấp còn là do sự bất cập giữa một bên là sự gia tăng sản lượng than khai thác với một bên là sự không đáp ứng kịp của cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần vùng mỏ. Bởi vậy vấn đề cấp bách đặt ra với TKV hiện nay là vừa phải giải quyết hậu quả ô nhiễm môi trường do lịch sử để lại, vừa phải giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất hiện tại''.
Đặc biệt, từ trước đến nay, nói đến Quảng Ninh người ta thường nghĩ đến điểm du lịch nổi tiếng là vịnh Hạ Long, nhưng cũng ít ai biết được rằng bên cạnh đó là một vùng mỏ than ngày đêm hoạt động không ngưng nghỉ. Những con đường chính trong thành phố như Cao Xanh, Hà Lầm... phải thường xuyên tưới nước quanh năm vì bụi. và hiện nay, hiện nay, môi trường vịnh Hạ Long đang bị đe dọa,
các hoạt động khai thác than, lấn biển, nuôi trồng thủy hải sản... ngày càng diễn ra với chiều hướng gia tăng...
Ông Ngô Hùng, trưởng ban quản lý vịnh Hạ Long, bức xúc khẳng định với TTCN "Cứ đà này nếu không được ngăn chặn kịp thời, môi trường di sản thế giới vịnh Hạ Long sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng”.
Và cũng phải ghi nhận rằng từ những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường vùng than đã được tỉnh Quảng Ninh và Tổng công ty khoáng sản Việt Nam (TKV) phối hợp chặt chẽ, kiên quyết nhằm chặn lại đà suy thoái môi trường, đồng thời từng bước cải thiện chất lượng môi trường vùng than. Tháng 9-2007, TKV chính thức bắt tay vào việc cải tạo các bãi thải cao. Tháng 10-2007, công cuộc cải tạo bãi thải cao được khởi đầu bằng việc cải tạo bãi thải Chính Bắc của Công ty CP Than Núi Béo, mở màn cho hàng loạt dự án cải tạo, phục hồi bãi thải cao. Cũng trong tháng này, một Hội nghị chuyên đề bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh đã được TKV tổ chức. Nhiều người trong ngành đánh giá rằng đây là hội nghị ''thức tỉnh'' trách nhiệm của những người đứng đầu các đơn vị thành viên TKV về nhiệm vụ bảo vệ môi trường vùng than! Sau đó, TKV đã xây dựng một số văn bản nội bộ về bảo vệ và phòng ngừa sự cố môi trường. Cùng đó hệ thống bảo vệ môi trường của TKV đã hình thành và dần được chuyên nghiệp hoá (thành lập phòng Môi trường, tuyển cán bộ kỹ thuật chuyên ngành môi trường, để dần hình thành hệ thống ngành dọc về bảo vệ môi trường trong ngành v.v...).
Các hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường được thể hiện bằng nhiều việc làm cụ thể, như mua xe tưới nước, thu dọn rác thải, xây dựng nhiều dự án nạo vét lòng hồ, hệ thống thoát nước, xây dựng hệ thống đập, kè v.v... Từ tháng 11 năm 2007, TKV đã chấm dứt chuyển tải than trên Vịnh Hạ Long và từ ngày 1-1-2008 đã chấm dứt vận chuyển than trên quốc lộ 18A và tỉnh lộ 337. Để bảo vệ khu dân cư và cảnh quan đô thị, TKV đã thực hiện cải tạo các bãi thải cao dọc quốc lộ 18A bằng cách hạ thấp độ cao bãi thải, san cắt tầng, trồng cây phủ xanh v.v... Như thông báo từ Tập đoàn, hiện TKV đang bắt đầu tiến hành một ''cuộc cách mạng'' về công nghệ đổ thải. Đó là chấm dứt đổ thải bằng công nghệ bãi thải cao và thay thế bằng công nghệ đổ thải phân tầng, kết hợp tổ chức trồng cây phục hồi môi trường ngay trong quá trình sản xuất...
Tuy nhiên, theo đánh giá của chính những người trong ngành, giải quyết vấn đề môi trường vùng than không thể một sớm một chiều, không thể nóng vội. Và đây cũng là nỗi niềm trăn trở của lãnh đạo tỉnh và ngành. Xử lý nước thải mỏ, xử lý chất thải nguy hại, chống bồi lấp sông suối, cải tạo các bãi thải, hoàn thổ và phục hồi cảnh quan, xử lý phục hồi môi trường những vách đá cao v.v... là những vấn đề lớn
đạt được mục tiêu ''Đến năm 2020 môi trường vùng than cơ bản được cải thiện và phục hồi'' đòi hỏi TKV những nỗ lực rất lớn cả về kinh phí, sự quan tâm, đầu tư và nhân lực.
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, trước hiện trạng môi trường của ngành như vậy, ngành than Việt Nam cần có chủ trương và xây dựng chiến lược sản xuất sạch hơn trong toàn ngành và có thể coi đây là chiến lược quan trọng phát triển ngành than bền vững trong lâu dài. Trong đó, một số giải pháp pháp thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn cho các đơn vị sản xuất than, có thể kể đến bao gồm
(1).Tăng cường công tác quản lý nhằm giảm tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu và tổn thất than trong quá trình sản xuất, tàng trữ than và giảm thiểu chất thải vào môi trường với các vấn đề chính như: Tiến hành kiểm toán việc sử dụng các loại đầu vào và rà soát các định mức tiêu hao vật liệu, nhiên liệu, động lực. Gắn liền công tác khoán chi phí và quản lý vật tư trên cơ sở hệ thống các định mức kỹ thuật (KT) - KT và tiêu hao vật tư đã được hoàn thiện với công tác BVMT. (2). Triển khai nghiên cứu và áp dụng các giải pháp thay thế hoặc giảm thiểu tiêu hao các loại vật liệu theo định hướng sau: thay thế các loại thuốc nổ truyền thống bằng các loại thuốc nổ tiên tiến, sạch an toàn và hiệu quả hơn. Thay thế gỗ chống lò, vì sắt và các loại lưới sắt dùng trỏng mỏ hầm lò bằng các loại vật liệu khác có hiệu quả kinh tế và ít gây tác động môi trường hơn. Nghiên cứu đưa vào sử dụng các loại vật liệu có chất lượng cao hơn, bền hơn nhằm giảm tiêu hao, chi phí và chất thải.