III. NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ VÀ CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANG NGHIỆP NGÀNH THAN
2) Về khả năng phát triển công nghệ nội sinh
Bên cạnh trình độ công nghệ, vấn đề cơ bản của phân tích và đánh giá năng lực công nghệ là chọn những chỉ tiêu nào phản ánh một cách đầy đủ năng lực phát triển công nghệ nội sinh của một doanh nghiệp, và những chỉ tiêu đó có thể đo lường được. Theo lý thuyết và từ thực tế, hệ thống các chỉ tiêu có thể phản ánh năng lực phát triển năng lực công nghệ nội sinh của các doanh nghiệp bao gồm:
- Năng lực vận hành, bao gồm:
Năng lực sử dụng và kiểm tra kỹ thuật, vận hành ổn định dây chuyền sản xuất theo quy trình, quy phạm về công nghệ.
Năng lực quản lý sản xuất, bao gồm: Xây dựng kế hoạch sản xuất và tác nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm soát cung ứng vật tư, đảm bảo thông tin.
Năng lực bảo dưỡng thường xuyên thiết bị công nghệ và ngăn ngừa sự cố.
- Năng lực tiếp thu công nghệ từ bên ngoài, bao gồm:
Năng lực tìm kiếm, đánh giá và chọn ra công nghệ thích hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Năng lực lựa chọn hình thức tiếp thu công nghệ phù hợp nhất (liên doanh, licence v.v...).
Năng lực đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Năng lực học tập, tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao.
Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ, bao gồm:
Năng lực chủ trì dự án tiếp thu công nghệ.
Năng lực triển khai nguồn nhân lực để tiếp thu công nghệ.
Năng lực tìm kiếm, huy động vốn cho đầu tư.
Năng lực xác định các thị trường mới cho sản phẩm của mình và đảm bảo đầu vào cần thiết cho sản xuất.
- Năng lực đổi mới công nghệ, bao gồm:
Năng lực thích nghi công nghệ được chuyển giao (có những thay đổi nhỏ về sản phẩm, thay đổi nhỏ về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu...).
Năng lực sao chép (làm lại theo mẫu) có thể có những thay đổi nhỏ về quy trình công nghệ.
Năng lực thích nghi công nghệ được chuyển giao bằng thay đổi cơ bản về sản phẩm, về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu.
Năng lực thích nghi công nghệ được chuyển giao bằng thay đổi cơ bản về quy trình công nghệ.
Năng lực tiến hành nghiên cứu và triển khai thực sự, thiết kế quy trình công nghệ dựa trên kết quả nghiên cứu và triển khai.
Năng lực sáng tạo công nghệ, tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới.
Kết hợp các nhóm chỉ tiêu nói trên, từ thực tế, có thể kể đến một số các yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực công nghệ của các doanh nghiệp ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm:
- Sản phẩm tiêu biểu, có tính truyền thống và rất đặc thù là than năng lượng gồm than nguyên khai và than thương phẩm.
- Trong tương lai, công nghệ khai thác hầm lò càng có vai trò quan trọng song hiện tại công nghệ này còn ở mức độ thấp hơn công nghệ khai thác lộ thiên và khá thấp so với trình độ của các nước.
- Thành phần T ở các doanh nghiệp khai thác lộ thiên cao hơn chút ít so với các doanh nghiệp khai thác hầm lò. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Vì khai thác lộ thiên vẫn cho tỷ trọng sản lượng lớn; điều kiện địa chất, kỹ thuật trong các mỏ hầm lò rất phức tạp chưa cho phép đầu tư với nhịp độ cao.
Phần trăm còn lại của thiết bị giao động từ 60 % ( công ty Cọc Sáu) đến 76% (Của Ông) thuộc loại trung bình khá song hoàn toàn có thể khẳng định rằng: điểm đánh giá thực trạng về trang thiết bị của tất cả các doanh nghiệp đều nhỏ hơn 5 (so chuẩn điểm 10). Riêng công ty Tuyển Than Cửa Ông là khá nhất (chỉ là 5,6) vậy thuộc loại yếu kém.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp đã có những tiến bộ song chưa toàn diện, thiếu các chuyên gia và các phần mềm chuyên dụng. Việc khai thác, chia sẻ thông tin chưa được chú trọng…
Thành phần I của 3 công ty Hà Tu, Mạo Khê, Cửa Ông là cao nhất. Ở các đơn vị đó, đã rất quan tâm đến đầu tư phát triển công nghệ thông tin, đã có trang Web riêng, có những phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác mô hình hoá. Số người làm việc để khai thác tính ưu việt của công nghệ thông tin ở tất cả các doanh nghiệp chưa nhiều…
- Các chỉ tiêu: Mức sinh lời cho một lao động, Sức sản xuất của tài sản cố định và Mức sinh lời gia tăng cho một lao động tại các doanh nghiệp có công nghệ khai thác lộ thiên đều cao hơn (từ 20% đến 60%) các doanh nghiệp khai thác hầm lò; trong khi đó tỷ số đổi mới trang thiết bị ở các doanh nghiệp lộ thiên chỉ bằng 76% so với hầm lò.
- Số phần trăm hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm thuộc loại thấp (nhỏ hơn 50%), thấp hơn nhiều các nước có nền công nghiệp phát triển. Điều này cần được quan tâm đúng mức để tạo dựng môi trường công nghệ hợp lý, thúc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành than và của đất nước.
- Trình độ công nghệ phần con người (H) trong các doanh nghiệp ngành than hầu hết chỉ đạt mức trung bình. Cấp tinh xảo cao nhất của cán bộ, công nhân chỉ ở mức có khả năng “tiếp thu công nghệ” mới và “có cải tiến hợp lý công nghệ”, chưa đạt tới mức có thể khai thác trang bị và công nghệ tiên tiến hoặc đưa ra những phát minh sáng chế.
- Mô hình sản xuất, tổ chức quản lý ở các doanh nghiệp đã có những thay đổi, liên tục cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, chú ý nâng cấp công nghệ, đầu tư đổi mới thiết bị, lợi nhuận thấp, còn những bất cập: khả năng thích ứng công nghệ mới còn chậm, thiếu tính chiến lược….Cấp độ tinh xảo của thành phần tổ chức (O) có thể đánh gía chung cho các doanh nghiệp thuộc loại “có cơ cấu tổ chức ổn định” và còn nhiều yếu kém.
- Vấn đề quan trọng cần nhấn mạnh thêm: than là nguồn tài nguyên khoáng rất quan trọng - nguồn năng lượng không thể tái tạo. Vì vậy việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than phải hết sức tiết kiệm (phải có chiến lược dự trữ) và hiệu quả kinh tế cao nhất, bảo đảm phát triển bền vững).
Chương 3
MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH CÁC YẾU TỐ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THAN