Thái độ của lãnh đạo khách sạn với nhân viên

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tạo động lực trong lao động tại khách sạn INDOCHINA II (Trang 57)

SẠN INDOCHINA

3.2.8: Thái độ của lãnh đạo khách sạn với nhân viên

Phong cách lãnh đạo của người quản lý, giám đốc khách sạn đều có sự ảnh hưởng nhất định đối với tinh thần làm việc của nhân viên.

Người quản lý nên thường xuyên quan tâm tới nhân viên, thường xuyểntao đổi thông tin với nhân viên, coi nhân viên như những người bạn.

Không nên tiết kiệm lời khen vì những khen ngợi là hoạt động có sức mạnh nhất mà người cán bộ có thể làm. Đây là “ chìa khoá “ trong việc đào tạo và lấy thành công của mỗi nhân viên là thành công của chính mình. Khen ngợi là để hướng vào thay đổi hành vi nhân viên, làm cho họ tiến gần hơn tới mục tiêu của người quản lý. So với các hình thức như: phạt, khiển trách.... thì khen ngợi đem lại hiệu quả cao hơn, có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi người lao động.

Đưa ra những lời khen cụ thể hướng vào đánh giá những mặt tốt của nhân viên, nói nên cảm tưởng của mình về những việc nhân viên đã làm.

Khách sạn nên có các chính sách tập trung vào tạo động lực cho nhân viên hơn là tạo động cơ làm việc cho họ. Vì tạo động cơ lao động chỉ có tác dụng kích thích nhất thời đối với người lao động nhưng các chính sách tạo động lực thì có tác dụng lâu dài, góp phần giúp khách sạn thực hiện được các mục tiêu chiến lược. Trong quá trình thực hiện tạo động động lực trong lao động, khách sạn Indochina II cần kết hợp sử dụng các chính sách một cách đồng bộ, chánh sử dụng rời rạc sẽ làm giảm hiệu quả của việc tạo động lực trong lao động.

KẾT LUẬN

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải khai thác dựa trên những cái có sẵn đó để tiếp tục phát triển không ngừng. Các tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn nhưng nguồn tài nguyên con người thì không bao giờ có giới hạn. Chỉ con người mới có được các khả năng mà các loài khác không thể có được đó là năng lực của sự sáng tạo. Mỗi con người trong chúng ta đều có khả năng sáng tạo nhưng không phải con người nào khi được sinh ra cũng đã có được năng lực này. Có người thì rất dễ ràng thấy được khả năng đó của mình, có những người phải không ngừng lỗ lực mới phát huy được năng lực ấy nhưng cũng có những người phải trong hoàn cảnh đặc biệt hay có một động lực tác động vào họ thì khả năng đó mới hiện hữu.

Tài nguyên con người là vô hạn và năng lực tiềm ẩn trong họ là vô giá, các doanh nghiệp đạt được thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là các doanh nghiệp đã có các chính sách khai thác nguồn lực con người hợp lý để phục vụ cho chính sự phát triển của họ. Họ biết cách tác động vào người lao động, kích thích tinh thần, tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc cống hiến và phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức,doanh nghiệp.

Một chương trình tạo động lực trong lao động đúng đắn, hợp lý sẽ kích thích, khuyến khích làm cho người lao động làm việc hăng say hơn, đem lại kết quả lao động tốt hơn. Để tiếp tục phát huy được tính tích cực của công tác tạo động lực trong lao động mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chương trình tạo động lực phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở đồng thời phải đảm bảo các quyền lợi và lợi ích cho người lao động. Tạo động lực trong lao động là luôn cần thiết nếu không có công tác tạo động lực trong lao động thì mọtt doanh nghiệp dù mạnh đến đâu cũng không thể tồn tại và phát triển lâu dài được, quá trình tạo động lực muốn có được hiệu quả cao cần đảm bảo có sự kết hợp giữa các yếu tố kích thích về vật chất và tinh thần người lao động.

Trong thời gian thực tập tai khách sạn Indochina II, em đã có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu về “ công tác tạo động lực trong lao động tại khách sạn Indochina II “. Công tác tạo động lực tại khách sạn nhìn chung đã đem lại nhiều hiệu quả tốt, các chương trình trong hoạt động tạo động lực cho lao động đã có tác động tới tinh thần lao động, khuyến khích các nhân viên tại khách sạn làm việc với hiệu quả lao động cao.

Ngoài các chính sách khuyến khích về vật chất như chế độ tiền lương, tiền thưởng, các chương trình phúc lợi khách sạn còn không ngừng tạo điều kiện cho nhân viên học tập, phát triển, phát huy và nâng cao năng lực bản thân, các chương trình đào tạo đã đem lại nhiều kết quả.

Tuy nhiên ngoài các thành tựu đạt được trong công tác tạo động lực trong lao động tại khách sạn vẫn còn tồn tại một số yếu điểm như các chế độ giữ chân người lao động lành nghề gắn bó với khách sạn chưa đạt được hiệu quả. Những người đã tham gia các chương trình đào tạo sau một thời gian làm việc tại khách sạn họ lại chuyển qua làm việc cho các khách sạn hay công ty du lịch có quy mô lớn hơn, các chính sách đãi ngộ, chính sách tạo động lực tốt hơn. Như vậy là khách sạn Indochina II đã mất đi một nguồn lực lao động chất lượng cao phục vụ cho khách sạn.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn ngày càng phát triển thì khách sạn cần phải hoàn thiện hơn nữa các chương trình trong quá trình tạo động lực cho người lao động để người lao động không ngừng phấn đấu vươn nên trong công việc cũng như thực hiện các mục tiêu chung của toàn khách sạn.

Em xin cảm ơn các anh chị nhân viên trong khách sạn, cảm ơn PGS.TS Vũ Hoàng Ngân đã giúp đỡ em trong thời gian thực tậo và hoàn thiện bài báo cáo thực tập.

EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠM

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tạo động lực trong lao động tại khách sạn INDOCHINA II (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w