Nhân tố bên trong doanh nghi p

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 829 (Trang 28)

a. Con n ƣời

Con người luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định đến hiệu quả phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngày nay kỹ thuật và công nghệ đã can thiệp phần nào nhưng dù công nghệ có tiên tiến đến đâu thì nó cũng chỉ là công cụ, là phương tiện để giúp con người trong việc phân tích tài chính. Người phân tích tài chính được đào tạo bài bản về chuyên môn cũng như kiến thức thì nội dung phân tích sẽ đáp ứng được những yêu cầu đặt ra như: đầy đủ, khoa học, minh bạch, chính xác...

b. Thông tin

Có thể khẳng định rằng nếu không có thông tin hoặc thiếu thông tin thì việc phân tích tài chính không thể thực hiện được hoặc nếu phân tích trong điều kiện thông tin không đầy đủ chính xác thì chất lượng phân tích sẽ thấp. Đặc biệt là các số liệu trong các báo cáo tài chính, sổ kế toán… Do vậy làm thế nào để có một hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ tốt cho công tác phân tích tài chính thì đó là yêu cầu các nhà quản lý phải hết sức quan tâm.

c. Phƣơn pháp ùn để phân tích

Phương pháp phân tích mà doanh nghiệp sử dụng cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phân tích tình hình tài chính. Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tính toán trong doanh nghiệp đó. 1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghi p

a. Môi trƣờng kinh tế

24

Nhân tố chủ yếu mà các doanh nghiệp thường quan tâm là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp... Vì các yếu tố này tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cũng khác nhau nên các doanh nghiệp cũng phải dự kiến, đánh giá được mức độ tác động (xấu hay tốt) của từng yếu tố đến việc phân tích tài chính của doanh nghiệp mình.

b. Môi trƣờng chính trị, pháp luật

Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi thể chế chính trị và hệ thống luật pháp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là một chỗ dựa vững chắc, tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động. Luật pháp yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động đều phải có báo cáo tài chính phù hợp với quy mô và đảm bảo yêu cầu pháp lý của Nhà nước. Môi trường pháp lý có

rõ ràng và chặt chẽ hay không sẽ có tác động đến hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp.

c. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Sự cạnh tranh sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Đó là lý do khiến cho việc phân tích tài chính phải được thực hiện một cách nghiêm túc và cẩn thận để doanh nghiệp không có những quyết định sai lầm trong tương lai.

d. Thị trƣờng

Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh như thị trường cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động... Thị trường đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng, đó là những hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, nó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tốc độ vòng quay của vốn, doanh thu bán hàng, mức độ chấp nhận và tín nhiệm giá trị sử dụng của sản phẩm... Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi 25

doanh nghiệp. Nhận thức đúng đắn về thị trường sẽ ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính, giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khách quan và chủ động hơn trong việc tạo lập và mở rộng thị trường.

26

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 829

2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 829

 Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 829  Tên tiếng Anh : Civil Engineering Construction Joint Stock Company 829  Tên tiếng Anh viết tắt : Cienco829 jsc

 Địa chỉ trụ sở chính: Số 61/342 đường Khương Đình - Hạ Đình - Thanh Xuân- Hà Nội

 Mã số thuế: 01 001 08 769  Email : cienco829@cienco8.com

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 829 trình giao thông 829

Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 829 tiền thân là Công ty Công trình Giao thông 829 được thành lập theo Quyết định số 614/QĐ-TCCB-LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao thông vận tải. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0106001008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu ngày 31/12/1993, thay đổi lần thứ hai vào ngày 29/04/2008, thay đổi lần thứ ba vào ngày 31/12/2009, thay đổi lần thứ tư vào ngày 03/06/2010, thay đổi lần thứ năm vào ngày 18/10/2010.

Công ty được thành lập vào lúc nền kinh tế còn đang trong giai đoạn khó khăn do vậy càng khó khăn hơn với một doanh nghiệp còn non trẻ. Nhưng với tinh thần đoàn kết và nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Vì thế với 20 năm hoạt động công ty đã tạo được uy tín nhất định trên thị trường. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dạn kinh nghiệm, trình độ cao công ty có khả năng tham gia đấu thầu các dự án xây dựng với chất lượng công trình tốt và đảm bảo tiến độ thi công. Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm ở trong và ngoài nước như đường 6, đường 7 của Lào, Quốc lộ 5, Quốc lộ 1.

2.1.2. Cơ ấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 829

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Xây dựng công trình giao thông 829

Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc điều hành Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc tài chính kỹ thuật 1 kỹ thuật 2 Các đội thi công

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng thí chức hành kế hoạch tài chính vật tư kinh nghiệm chính kỹ thuật kế toán thiết bị doanh Xưởng cơ khí (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Đại hội đồng cổ đôn Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có

quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn

quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Công

ty, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm tra nội bộ của Công ty. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo 28

quyết định của Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

B n iám đốc: Gồm Giám đốc và các Phó giám đốc. Giám đốc là người quản lý

điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc chuyên môn.

Phòng tổ chức hành chính: Là đơn vị chịu trách nhiệm về nhân sự trong toàn

xếp, cải tiến tổ chức sản xuất và xây dựng mô hình quản lý phù hợp với thực tế. Lập các cân đối về nhân lực, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng theo đúng trình tự quy định của Công ty và chế độ của Nhà nước. Xây dựng các quy chế tổ chức làm việc, phối hợp công tác giữa các đơn vị, phòng ban theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Giám sát các chế độ tiền lương, tiền thưởng, thanh quyết toán các chi phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí Công đoàn.

Phòng kế hoạch kỹ thuật: Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình

thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty. Cùng các đơn vị thi công giải quyết các phát sinh, điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư. Tham gia phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty. Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán theo dõi công tác thanh toán, thu vốn của các đơn vị. Lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu. Soạn thảo và tham gia đàm phán để lãnh đạo Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế bao gồm: hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư.

Phòng tài chính kế toán: Theo dõi chặt chẽ tình hình quản lý tài sản và nguồn

vốn của công ty. Kiểm tra tính trung thực của báo cáo kế toán và quyết toán tài chính của các đơn vị trực thuộc trong Công ty. Thực hiện phân tích các hoạt động kinh tế hàng năm để báo cáo lên Ban giám đốc và Hội đồng thành viên. Ngoài ra, phòng Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo cấp trên về các chính sách, quản lý thu-chi, hiệu quả sử dụng vốn,… để từ đó đưa ra các quyết định để phát triển công ty.

Phòng thí nghiệm: Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng công trình trong và

ngoài Công ty bao gồm các công trình Công ty trúng thầu thi công và các công trình Công ty ký hợp đồng thí nghiệm với đối tác. Khai thác, tìm kiếm các đối tác để liên doanh, liên kết trong lĩnh vực thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình.

29

Phòng vật tƣ thiết bị: Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện việc lập

và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, thời gian sử dụng máy hàng năm, quý, năm ở các đơn vị. Duyệt nhu cầu cần mua phụ tùng của các đơn vị, cân đối và giao cho các đơn vị thực hiện phục vụ kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy móc. Duyệt kế hoạch đại tu xe, máy móc hàng năm trên cơ sở kế hoạch của đơn vị và tình trạng thực tế của xe, máy móc. Chỉ đạo các đơn vị đưa xe, máy móc đi đại tu theo đúng quy định về đại tu thiết bị. Kiểm tra khối lượng, biện pháp sửa chữa những xe, máy móc sửa chữa lớn và quyết toán sửa chữa cho các đơn vị. Kết hợp với Phòng kế hoạch kỹ thuật và Các đội thi công để cân đối lượng xe, máy móc.

Phòng kinh doanh: Thực hiện các việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các

khách hàng, đối tác tiềm năng cho công ty. Chịu trách nhiệm với các hoạt động giao thương buôn bán với khách hàng. Sự hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả của phòng kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến khối lượng khách hàng cũng như sự phát triển của công ty.

Cá đội thi công: Là đơn vị trực tiếp thi công, có nhiệm vụ thực hiện đúng tiến

độ đã đề ra, đảm bảo chất lượng công trình khi nghiệm thu, bảo đảm tuyệt đối an toàn khi thi công.

Xƣởn ơ h Trực tiếp sửa chữa các loại máy móc gặp sự cố trong khi thi

công, đảm bảo máy móc luôn được vận hành một cách trơn tru để hiệu quả thi công đạt mức tối đa.

2.1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 829 giao thông 829

Công ty Xây dựng công trình giao thông 829 đang hoạt động trong một số lĩnh vực sau:

 Xây dựng công trình giao thông: đường sắt và đường bộ

 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: đường thủy, bến cảng và các công trình trên sông, đập và đê; xây dựng thuỷ điện, cấp thoát nước

 Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao  Sản xuất các cấu kiện kim loại

 Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét  Dịch vụ thí nghiệm vật liệu xây dựng

 Dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng (trong phạm vi chứng chỉ hành nghề đã đăng ký)

 Sửa chữa máy móc, thiết bị xây dựng 30

 Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng  Thiết kế công trình đường bộ

 Giám sát thi công xây dựng công trình đường bộ (lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện)

Ngành nghề kinh doanh của công ty khá đa dạng, từ xây dựng công trình giao

thông, sửa chữa, cho thuê các thiết bị xây dựng, đến sản xuất các linh kiện hay thiết kế và giám sát thi công các công trình đường bộ. Tuy vậy lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng các công trình giao thông: đường sắt, đường bộ. Đây cũng là nguồn mang lại doanh thu chính cho công ty.

2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 829 giao thông 829

2.2.1. Phân tích tình hình tài sản - nguồn vốn

Căn cứ vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa số của năm sau so với số của năm trước để thấy được quy mô vốn mà Công ty sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau của Công ty.

Bảng 2.1. Tình hình biến động về Tài sản

Đơn vị: Đồng Việt Nam

Chênh ệ h 2 12-2011 Chênh ệ h 2 13-2012 Chỉ tiêu Tƣơn đối Tƣơn đối Tuyệt đối Tuyệt đối (%) (%)

TÀI SẢN NGẮN HẠN (21.608.369.388) (19,52) (9.730.886.981) (10,93) TÀI SẢN DÀI HẠN (2.410.374.343) (30,20) (2.323.090.527) (41,69) TỔNG TÀI SẢN (24.018.743.731) (20,24) (12.053.977.508) (12,74)

(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản giảm dần qua các năm, cụ thể: năm

2012 giảm 24.018.743.731 đồng tương ứng với mức giảm 20,24% so với năm 2011;

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 829 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w