Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý truyền thống hiệu quả. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
Mô hình Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính. Mô
hình Dupont trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự luân chuyển của tài sản có mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ.
Phương trình khai triển ROA: Lợi nhuận ròng
RO
Tổng tài sản 22
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản
= Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
ROA lại được cấu thành bởi 2 chỉ tiêu. Đó là tỷ suất sinh lời trên doanh thu: đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của DN. Và hiệu suất sử dụng tổng tài sản: đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của DN. Tăng RO , DN có thể tăng 1 trong hai chỉ tiêu:
Một là, DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.
Hai là, DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là DN cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài
sản sẵn có.
Phương trình khai triển ROE: Lợi nhuận ròng
ROE
Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tổng tài sản
(*)
Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu =
Tỷ suất sinh lời Hiệu suất sử Đòn bẩy tài chính trên doanh thu dụng tổng tài =
sản
= ROA Đòn bẩy tài chính
Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi hai yếu tố chính:
Thứ nhất là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Thứ hai là đòn bẩy tài chính.
Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, DN có 2 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong hai yếu tố trên:
Tăng RO : bằng các biện pháp đã trình bày ở trên.
Tăng đòn bẩy tài chính: DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay thêm vốn để đầu tư. * Phương trình Dupont
23
Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đưa ra nhận
định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau.
Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với doanh
nghiệp, thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.