Phân tích chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 829 (Trang 71)

2.2.4.1 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh khả năn thanh toán

Đơn vị tính: Lần

Năm Năm

Năm Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,04

1,08 1,12 0,04 0,04

Khả năng thanh toán nhanh 0,70

0,54 0,69 (0,16) 0,15

Khả năng thanh toán tức thời 0,14

0,01 (0,03) (0,10)

Dựa vào Bảng 2.8 trên, ta có biểu đồ sau thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu thanh toán:

47

Biểu đồ 2.2. Khả năng thanh toán của Công ty trong 3 năm 2011 - 2013

1,2 1,04 1,08 1,12 1 0,7 0,69 0,8 0,54 0,6 0,4 0,14 0,11 0,2 0,01 0 Năm 2 11 Năm 2 12 Năm 2 13

Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán là yếu tố rất quan trọng góp phần vào sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp. Khi đảm bảo được khả năng chi trả, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình giao thương, buôn bán với các đối tác khác trên thị trường. Thông qua Bảng 2.8 và Biểu đồ 2.2 ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán của Công ty cổ xây dựng công trình giao thông 829, cụ thể như sau:

Khả năn th nh toán n ắn hạn: phản ánh tình hình thanh khoản của Công ty

trong ngắn hạn, hay trong năm 2011, mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,04 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2012 được đảm bảo bằng 1,08 đồng và năm 2013 là 1,12 đồng. Trong cả ba năm 2011, 2012 và 2013, Công ty luôn duy trì được tỷ số này cao hơn 1, tức là tổng TSNH luôn cao hơn nợ ngắn hạn, chứng tỏ Công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Dù cho những năm gần đây tài sản ngắn hạn luôn có mức giảm nhưng độ giảm lại thấp hơn so với độ giảm của nợ ngắn hạn, ví dụ trong năm 2012, tài sản ngắn hạn giảm 21.608.369.388 đồng, tương ứng giảm 19,52% so với năm 2011 thì nợ ngắn hạn lại giảm đến 23.763.975.955 đồng, tương ứng giảm 22,42%. Năm 2013 so với năm 2012 cũng cho thấy mức giảm của tài sản

ngắn hạn nhỏ hơn so với mức giảm của nợ ngắn hạn. Có thể nói khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty vẫn tương đối khả quan. Tỷ số này đang có dấu hiệu tăng lên (nhưng không đáng kể) thể hiện khả năng chi trả nợ đang tốt dần lên của Công ty. Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán của Công ty ở mức độ cao hơn, an toàn hơn ta xác định tỷ số thanh toán nhanh.

Khả năn th nh toán nh nh Tỷ số này phản ánh khả năng chi trả nợ ngắn hạn

bằng tài sản ngắn hạn không tính đến giá trị hàng lưu kho. Hay trong năm 2011, Công ty có thể dùng 0,7 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho. Tỷ số này tụt giảm trong năm 2012 bởi vì hàng tồn kho của Công ty trong giai đoạn này khá lớn so với các tài sản khác. Vì vậy khả năng thanh toán bị tụt 48

giảm khá nhiều trong năm này, xuống mức còn 0,54 lần. Năm 2013, tỷ số này đã tăng trở lại với mức 0,69 lần. Tỷ số này lớn hơn 1 thì được đánh giá là an toàn vì Công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần tính đến giá trị hàng lưu kho. Tuy nhiên hiện tại thì tỷ số này lại đang nhỏ hơn 1, cho thấy Công ty khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, ta có thể thấy tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán ngắn hạn, có nghĩa là tài sản ngắn hạn của Công ty đang phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.

Khả năn th nh toán tức thời: Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán nợ bằng

tiền mặt ngay lập tức của Công ty, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Năm 2012, tỷ số này là 0,11 lần điều này có nghĩa một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,11 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. So với năm 2011 là 0,14 lần thì tỷ số này đã giảm đi 0,03 lần. Năm 2013, tỷ số này tiếp tục giảm 0,10 lần so với năm 2012, chỉ còn 0,01 lần. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tiền và các khoản tương đương tiền liên tục giảm qua các năm với tốc độ giảm cao, trong khi nợ ngắn hạn cũng giảm nhưng lại có tốc độ bé hơn. Tỷ số này giảm dần qua các năm và hiện tại, tại năm 2013 thì chỉ còn 0,01 lần, điều này cho thấy Công ty đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ bằng tiền mặt.

Qua các tỷ số trên, ta thấy rằng mặc dù khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty lớn hơn 1 nhưng khả năng thanh toán nhanh lại nhỏ hơn 1 và khả năng thanh toán tức thời còn khá nhỏ. Điều này không đảm bảo tính thanh khoản của Công ty và có thể gây mất uy tín cho Công ty do khó khăn trong việc thanh toán nợ. Công ty cần có những biện pháp, chính sách mới thay đổi tình hình để đảm bảo được những khoản thanh toán này.

2.2.4.2 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Để có cái nhìn rõ hơn về hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty, ta đi vào phân tích các chỉ tiêu sau:

a. Chỉ tiêu phản ánh khả năn quản lý Tổng tài sản Bảng 2.9. Chỉ tiêu đánh iá hả năn quản lý Tổng tài sản

Đơn vị tính: Lần

Năm Năm

Năm Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu

2012 2013 2012-2011

2013-2012

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,35

1,68 1,21 0,33 (0,47)

Hiệu suất s dụng tổng tài sản: chỉ số này cho ta biết được hiệu quả từ việc sử

dụng tài sản của Công ty, hay 1 đồng đem đầu tư vào tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Từ mức 1,35 lần tại năm 2011 tăng lên 1,68 lần ở năm 2012 và giảm xuống 49

mức 1,21 lần ở năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2012, tốc độ giảm của doanh thu thuần thấp hơn so với tốc độ giảm của tổng tài sản, trong khi năm 2013 lại diễn biến theo chiều ngược lại, tốc độ giảm của doanh thu thuần lại cao hơn so với tốc độ giảm của tổng tài sản dẫn tới hiệu suất trong năm 2012 cao hơn. Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng tổng tài sản vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2012 hiệu quả hơn so với 2 năm còn lại.

b. Chỉ tiêu phản ánh khả năn quản lý Tài sản ngắn hạn Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh iá hả năn quản lý TSNH

Đơn vị tính: %

Năm Năm

Năm Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Hiệu suất sử dụng TSNH 144,98 178,27 125,64 33,30 (52,63)

Tỷ suất sinh lời trên TSNH 0,95

0,64 0,06 (0,31)

(0,58)

Hiệu suất s dụng tài sản ngắn hạn: dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy hiệu

suất tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào TSNH tăng – giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2011, 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH tạo ra 144,98 đồng doanh thu thuần. Sau đó, cũng với 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH đã tạo ra 178,27 đồng doanh thu vào năm 2012 và 125,64 đồng 2013. Tỷ số này cũng không có sự thay đổi lớn qua các năm, năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011, năm 2013 lại giảm một chút so với năm 2012, nguyên nhân là do mức giảm của doanh thu thuần nhỏ hơn so với mức giảm của TSNH. Cho thấy việc đầu tư vào TSNH trong năm 2013 chưa mang lại hiệu quả so với 2 năm 2011 và 2012, khả năng quay vòng vốn không cao, doanh thu tạo ra thấp.

T suất sinh lời trên TSNH: năm 2011, 100 đồng TSNH tạo ra chưa đến 1 đồng

lợi nhuận ròng (chỉ 0,95 đồng), khác với xu hướng tăng - giảm của hiệu suất sử dụng TSNH, tỷ suất sinh lời qua các năm chỉ giảm, đáng chú ý năm 2013, 100 đồng TSNH chỉ tạo ra được 0,06 đồng lợi nhuận ròng. Điều này chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ TSNH của doanh nghiệp chưa được hiệu quả.

Thông qua bảng này ta thấy hiệu suất sử dụng TSNH cao hơn rất nhiều so với tỷ suất sinh lời của TSNH. Có thể lý giải điều này thông qua tình hình sản xuất kinh doanh như sau: trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh thu thuần của Công ty thu được ở mức tương đối nhưng lợi nhuận ròng có được từ doanh thu còn lại rất ít. Chứng tỏ Công ty vẫn tồn tại các khoản chi phí khá lớn như: từ lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là chưa kiểm soát tốt được chi phí giá vốn hàng bán. Chính vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng TSNH, Công ty cần rà soát lại các khoản chi phí và phân bổ hợp lý.

50

Bảng 2.11. Hệ số thu nợ, hệ số ƣu ho v hệ số trả nợ của Công ty

Đơn vị tính: Lần

Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu

Năm 2 11 Năm 2 12 Năm 2 13 2012-2011 2013-2012

Hệ số thu nợ 3,01 5,22 2,21 2,21 (3,01) Hệ số lưu kho 4,20 3,39 3,15 (0,81) (0,24) Hệ số trả nợ 11,55 30,12 14,91

18,57 (15,21)

Ta có biểu đồ sau thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu trên qua các năm:

Biểu đồ 2.3. Hệ số thu nợ, hệ số lưu kho và hệ số trả nợ qua các năm

35 30,12 30 25 20 14,91 15 11,55 10 5,22 4,2 3,15 5 3,01 3,39 0 2,21 Năm 2 11 Năm 2 12 Năm 2 13 Hệ số thu nợ Hệ số lưu kho Hệ số trả nợ

Hệ số thu nợ: năm 2011, các khoản phải thu quay được 3,01 vòng trong 1 năm.

Năm 2012 tăng lên 5,22 vòng trong 1 năm, đến năm 2013 lại giảm xuống còn 2,21 vòng trong 1 năm. Hệ số vòng quay này trong năm 2012 tương đối cao chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của Công ty đang diễn ra khá tốt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên sang đến năm 2013, hệ số này giảm xuống còn khá thấp, như vậy số tiền của Công ty đang bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm. Có thể hiểu trong giai đoạn này Công ty đang áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng để thu hút khách hàng, điều này sẽ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí đòi nợ. Tuy nhiên sẽ làm giảm tính cạnh tranh, giảm khả năng mở rộng thị trường so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành.

Hệ số ƣu ho phản ánh số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ. Tỷ số này có xu

hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011 là 4,2 vòng, qua các năm 2012, 2013 số vòng quay giảm xuống còn lần lượt là 3,39 vòng và 3,15 vòng. Hệ số này nhỏ cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là khá chậm. Với một Công ty xây dựng, thì việc tích trữ nguồn nguyên vật liệu là cần thiết trong thời kỳ giá cả đang biến động 51

tục duy trì để có đủ nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình nhưng cũng nên lưu ý đến vấn đề chi phí lưu kho và nguyên vật liệu bị hỏng trong quá trình cất giữ.

Hệ số trả nợ: năm 2011 là 11,55 lần, tăng lên 30,12 lần trong năm 2012 và lại

giảm xuống 14,91 lần trong năm 2013. Hệ số này có nghĩa trong 1 năm những khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. Trong giai đoạn hiện tại, tỷ số này đang có xu hướng giảm và giữ ở mức vừa phải. Tuy nhiên nếu để tăng như năm 2012 sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính, tăng rủi ro thanh khoản của Công ty. Cần duy trì hệ số này ở mức thấp để Công ty có thể chiếm dụng được các khoản nợ dài.

Bảng 2.12. Thời gian thu - trả nợ, luân chuyển vốn - hàng tồn kho của Công ty

Đơn vị tính: Ngày

Năm Năm

Năm Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012

Thời gian thu nợ trung bình 122

70 166 (52) 96

Thời gian luân chuyển hàng 87 108 116 21 8 tồn kho trung bình

Thời gian trả nợ trung bình 32

13 25 19 12

Thời gian luân chuyển vốn 177

166 257 (11) 91

bằng tiền trung bình

Ta có biểu đồ sau thể hiện xu hướng của các chỉ tiêu trên qua các năm:

Biểu đồ 2.4. Diễn biến thời gian thu - trả nợ, luân chuyển vốn - hàng tồn

300 257 250 200 177 166 166 150 122 108 116 100 87 70 50 32 13 25 0 Năm 2 11 Năm 2 12 Năm 2 13

Thời gian thu nợ trung bình

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình Thời gian trả nợ trung bình

Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình 52

Thời gian thu nợ trung bình: cho biết năm 2011 bình quân DN mất 122 ngày

để thu hồi các khoản tín dụng cấp cho khách hàng, năm 2012 là 70 ngày và năm 2013 tăng lên đến 166 ngày. Tỷ số này tương đối cao vì như thế Công ty sẽ bị đối tác chiếm dụng vốn lâu và sẽ không thu được tiền về sớm. Với tỷ số như hiện tại, ta có thể hiểu Công ty đang áp dụng chính sách nới lỏng trong việc thu nợ, điều này làm tăng mối quan hệ đối với các đối tác kinh doanh.

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình: là khoảng thời gian trung

bình hàng hóa được lưu trữ trong kho. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy thời gian lưu kho trung bình của Công ty tăng đều qua mỗi năm. Từ mức 87 ngày ở năm 2011 lên mức 108 ngày trong năm 2012 và 116 ngày trong năm 2013. Tỷ số này ngày càng tăng cũng dễ hiểu vì trong giai đoạn gần đây Công ty đang chú trọng vào khoản mục hàng tồn kho. Thời gian lưu kho trung bình tăng lên tức là Công ty sẽ phải mất thêm chi phí lưu kho, tăng vốn bị ứ đọng… đây là vấn đề mà Ban quản trị cần cân nhắc và lưu tâm.

nhưng chưa thanh toán đến khi Công ty thanh toán trung bình là 32 ngày, tỷ số này giảm xuống trong năm 2012 là 13 ngày và lại tăng lên 25 ngày trong năm 2013. Tỷ số này không được cao tức là Công ty phải chi trả tiền sớm hơn. Như vậy Công ty sẽ chỉ chiếm dụng được vốn của người bán (chủ yếu là các nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, thi công) trong một khoảng thời gian ngắn.

Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình: cho biết 1 đồng chi ra thì

mất bao lâu để thu hồi lại được. Tỷ số này giảm nhẹ từ mức 177 ngày ở năm 2011 xuống mức 166 ngày tại năm 2012 và tăng mạnh lên mức 257 ngày trong năm 2013. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền tăng trong giai đoạn này là do thời gian thu nợ trung bình tăng lên khá cao. Như vậy, trong giai đoạn này Công ty sẽ mất thời gian lâu hơn để thu hồi lại được vốn đầu tư. Điều này dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng đặc thù của ngành xây dựng là phải dự trữ hàng tồn kho khá nhiều cũng như các công trình xây lắp thường diễn ra khá lâu nên việc thời gian quay vòng tiền diễn ra chậm cũng là điều dễ hiểu.

c. Chỉ tiêu phản ánh khả năn quản lý Tài sản dài hạn Bảng 2.13. Chỉ tiêu đánh iá hả năn quản lý TSDH

Đơn vị tính: % Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Hiệu suất sử dụng TSDH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 829 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w