Bản chất, tính chất và ứng dụng của tia Ronghen

Một phần của tài liệu Sóng cơ và giao thoa ánh sáng (Trang 61)

D ẠNG BÀI TẬP

B DẠNG ÀI TẬP

6.6.2 Bản chất, tính chất và ứng dụng của tia Ronghen

a. Bản chất:

Tia Rơnghen đi qua điện trường và từ trường mạnh thì nó không bị lệch đường. Như vậy, tia Rơnghen không mang điện.

Về sau, người ta mới xác nhận được rằng tia Rơnghen là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại. Người ta đã tìm được cách đo bước sóng của tia Rơnghen và thấy nó nằm trong khoảng từ10−12µm(Tia Ronghen cứng) đến10−8µm(tia Rơnghen mềm).

b. Tính chất và ứng dụng:

+ Tính chất nổi bật của tia Rơnghen là khả năng đâm xuyên. Nó truyền qua được những vật chắn sáng thông thường như giấy, bìa, gỗ. Nó đi qua kim loại khó khăn hơn. Kim loại có khối lượng riêng càng lớn thì khả năng cản tia Rơnghen của nó càng mạnh. Chẳng hạn, tia Rơnghen xuyên qua dễ dàng một tấm

nhôm dầy vài cm, nhưng lại bị lớp chì dầy vài mm cản lại. Vì vậy, chì được dùng làm các màn chắn bảo vệ trong kĩ thuật Rơnghen.

+ Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh mà tia Rơnghen được dùng trong y học để chiếu điện, chụp điện, trong công nghiệp để dò các lỗ hổng khuyết tật nằm bên trong các sản phẩm đúc.

+ Tia Rơnghen có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh, nên nó được dùng để chụp điện.

+ Tia Rơn ghen có tác dụng làm phát quang một số chất. Màn huỳnh quang dùng trong việc chiếu điện là màn có phủ một lớp platinocyanua bary. Lớp này phát quang màu xanh lục dưới tác dụng của tia Rơnghen.

+ Tia Rơnghen có khả năng iôn hoá các chất khi. Người ta lợi dụng đặc điểm này để làm các máy đo liều lượng tia Rơnghen.

+ Tia Rơnghen có tác dụng sinh lí. Nó có thể huỷ hoại tế bào, giết vi khuẩn. Vì thế tia Rơnghen dùng để chữa những ung thư nông, gần ngoài da.

Một phần của tài liệu Sóng cơ và giao thoa ánh sáng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)